Kế hoạch giáo dục môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Kế hoạch giáo dục môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Bài 1: Mở đầu môn Hóa học 1. Kiến thức

- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

- Cần phải làm gì để học tốt môn hóa học

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng quan sát được.

- Biết cách đọc và chọn lọc thông tin

- Cách ghi nhớ kiến thức.

 - Tổ chức dạy học trên lớp

Bài 2: Chất 1. Kiến thức

 Biết được:

- Khái niệm chất và một số tính chất của chất.

- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp.

- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.

2. Kĩ năng

 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất. rút ra được nhận xét về tính chất của chất.

- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp

- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.

- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột. - Tổ chức dạy học trên lớp

 

docx 47 trang thucuc 3850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giáo dục môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC BỘ MÔN
MÔN HÓA HỌC 8
Năm học 2020 - 2021
HỌC KÌ I
Stt
Chương/ Chủ đề
Bài
Yêu cầu cần đạt
Hướng dẫn thực hiện
Dự kiến thời lượng thực hiện
1
Bài 1: Mở đầu môn Hóa học
1. Kiến thức
- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
- Cần phải làm gì để học tốt môn hóa học
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng quan sát được.
- Biết cách đọc và chọn lọc thông tin
- Cách ghi nhớ kiến thức.
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
2
Chương 1: Chất -Nguyên tử - Phân tử
Bài 2: Chất
1. Kiến thức
 Biết được:
- Khái niệm chất và một số tính chất của chất.
- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
2. Kĩ năng
 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất.
- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp 
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.
- Tổ chức dạy học trên lớp
2 tiết
(Từ tiết 2 đến tiết 3)
3
Bài 3: Bài thực hành 1
1. Kiến thức
- Biết nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện thí nghiệm cụ thể: Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát. 
2. Kĩ năng
- Sử dụng một số dụng cụ, hóa chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên.
- Viết tường trình thí nghiệm.
Thí nghiệm thực hành tại phòng thực hành hóa
1 tiết
4
Bài 4: Nguyên tử
1. Kiến thức
Biết được: 
- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm.
- Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.
- Vỏ electron nguyên tử gồm các electron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp.
- Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện.
2. Kĩ năng
 Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na). (20 nguyên tố đầu)
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
5
Bài 5: Nguyên tố hóa học
1. Kiến thức
Biết được:
- Những nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học.
- Nguyên tử khối: Khái niệm, đơn vị và cách so sánh khối lựơng của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
2. Kĩ năng
- Đọc được tên một số nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại.
- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể.
- Tổ chức dạy học trên lớp
- Mục III. Có bao nhiêu NTHH: Khuyến khích học sinh tự đọc
2 tiết
(Từ tiết 6 đến tiết 7)
6
Bài 6: Đơn chất và hợp chất – Phân tử
1. Kiến thức
Biết được:
- Các chất (Đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học tạo nên.
- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hóa học của chất đó.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
2. Kĩ năng
- Quan sát mô hình
- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.
- Phân biệt một số đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.
- Tổ chức dạy học trên lớp
- Mục 5 (phần ghi nhớ)
Khuyến khích học sinh tự đọc
2 tiết
(Từ tiết 8 đến tiết 9)
7
Bài 8: Bài luyện tập 1
1. Kiến thức
- Học sinh ôn lại 1 số khái niệm cơ bản của hóa học như: Chất, chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học và phân tử.
- Hiểu thêm được nguyên tử là gì ? Nguyên tử được cấu tạo từ những loại hạt nào và đặc điểm của những loại hạt đó.
2. Kĩ năng
- Bước đầu rèn luyện khả năng làm 1 số bài tập về xác định nguyên tố hóa học dựa vào nguyên tử khối 
- Củng cố cách tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp.
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
8
Bài 9: Công thức hóa học
1. Kiến thức
Biết được:
- Công thức hoá học (CTHH) biểu diễn thành phần phân tử của chất.
- Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của một nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có).
- Công thức hoá học của hợp chất gồm kí hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.
- Cách viết CTHH đơn chất và hợp chất.
- CTHH cho biết: nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của nó.
2. Kĩ năng
- Quan sát CTHH cụ thể rút ra được nhận xét về cách viết CTHH đơn chất và hợp chất.
- Viết được CTHH của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.
- Nêu được ý nghĩa CTHH của chất cụ thể.
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
9
Bài 10: Hóa trị
1. Kiến thức
Biết được:
- Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
- Quy ước: Hoá trị của H là I, hoá trị của O là II; và cách xác định hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể theo hoá trị của H và O.
- Quy tắc hoá trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy: a.x = b.y
 (a,b: hoá trị tương ứng của hai nguyên tố A, B).
2. Kĩ năng
- Tính được hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo công thức hoá học cụ thể
- Lập được công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị của hai nguyên tố hoặc nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất.
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
10
Bài 11: Bài luyện tập 2
1. Kiến thức
Học sinh được:
- Ôn tập về công thức của đơn chất và hợp chất.
- Củng cố về cách lập CTHH và cách tính PTK của hợp chất.
- Củng cố bài tập xác định hóa trị của 1 nguyên tố.
2. Kĩ năng
Rèn cho học sinh:
Kĩ năng làm bài tập xác định nguyên tố hóa học.
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
11
Chương 2: Phản ứng hóa học
Bài 12: Sự biến đổi chất
1. Kiến thức
Biết được: 
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó có sự biến đổi về thể nhưng không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.
2. Kĩ năng
- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
Mục II.b: GV hướng dẫn HS chọn bột Fe nguyên chất, trộn kỹ và đều với bột S (theo tỷ lệ m S : Fe > 32 : 56) trước khi đun nóng mạnh và sử dụng nam châm để kiểm tra sản phẩm.
1 tiết
12
Bài 13: Phản ứng hóa học
1. Kiến thức
Biết được:
 - Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. 
- Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất ban đầu phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hoặc chất xúc tác.
- Dựa vào một số dấu hiệu quan sát được ( thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra...) để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
- Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.
- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia) và sản phẩm (chất tạo thành).
- Tổ chức dạy học trên lớp
2 tiết
(Từ tiết 16 đến tiết 17)
13
Bài 14: Bài thực hành 3
1. Kiến thức
Biết được :
- Mục đích và các bước tiến hành , kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm:
- Hiện tượng vật lí: Sự thay đổi trạng thái của nước.
- Hiện tượng hóa học: Đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hóa than.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hóa học.
- Viết tường trình hóa học.
- Thí nghiệm thực hành tại phòng thực hành hóa
1 tiết
14
Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng
1. Kiến thức
Hiểu được: Trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học. 
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.
- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại. 
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
15
Bài 16: Phương trình hóa học
1. Kiến thức
Biết được:
- Phương trình hoá học (PTHH) biểu diễn phản ứng hoá học.
- Các bước lập PTHH.
- Ý nghĩa: PTHH cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa chúng.
2. Kĩ năng
- Biết lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm.. 
- Xác định được ý nghĩa của một số PTHH cụ thể.
- Tổ chức dạy học trên lớp
2 tiết
(Từ tiết 20 đến tiết 21)
16
Bài 17: Bài luyện tập 3
1. Kiến thức
- Học sinh củng cố các khái niệm về hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học và phương trình hóa học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng lập công thức hóa học và lập phương trình hóa học.
- Biết vận dụng ĐL BTKL vào giải các bài toán hóa học đơn giản.
- Tiếp tục làm quen với bài tập xác định nguyên tố hóa học.
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
17
Kiểm tra giữa kì I
1. Kiến thức
- Học sinh củng cố các khái niệm về hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học và phương trình hóa học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng lập công thức hóa học và lập phương trình hóa học.
- Biết vận dụng ĐL BTKL vào giải các bài toán hóa học đơn giản.
- Tiếp tục làm quen với bài tập xác định nguyên tố hóa học.
- Tổ chức kiểm tra tại lớp
- Hình thức kiểm tra: 100% tự luận
1 tiết
18
Chương 3: Mol và tính toán hóa học
Bài 18: Mol
1. Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa: Mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn 
(00C, 1 atm).
- Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng (m), thể tích (V) và lượng chất (n).
2. Kĩ năng 
- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.
- Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở đktc khi biết các đại lượng có liên quan.
- Tổ chức dạy học trên lớp
2 tiết
(Từ tiết 24 đến tiết 25)
19
Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
1. Kiến thức
 HS biết được : 
Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V).
2. Kỹ năng
Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở đktc
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
20
Luyện tập
1. Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa: Mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (00C, 1 atm).
- Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng (m), thể tích (V) và lượng chất (n).
- Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V).
2. Kĩ năng 
- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.
- Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở đktc khi biết các đại lượng có liên quan.
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
21
Bài 20: Tỉ khối của chất khí
1. Kiến thức
Học sinh biết:
- Xác định tỉ khối của khí A đối với khí B và biết cách xác định tỉ khối của 1 chất khí đối với không khí.
- Vận dụng các công thức tính tỉ khối để làm các bài toán hóa học có liên quan đến tỉ khối của chất khí 
2. Kĩ năng
- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
22
Bài 21: Tính theo công thức hóa học
1. Kiến thức
Biết được: 
- Ý nghĩa của CTHH cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo thể tích (Nếu là chất khí).
- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH.
- Các bước lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần % khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
2. Kĩ năng 
- Dựa vào CTHH:
 + Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất.
+ Tính được % khối lượng của các nguyên tố khi biết CTHH của một số hợp chất và ngược lại. 
- Xác định được CTHH của hợp chất khi biết % khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất.
- Tổ chức dạy học trên lớp
2 tiết
(Từ tiết 2 9đến tiết 30)
23
Luyện tập
1. Kiến thức
- Vận dụng các công thức tính tỉ khối để làm các bài toán hóa học có liên quan đến tỉ khối của chất khí 
- Ý nghĩa của CTHH cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo thể tích (Nếu là chất khí).
- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH.
- Các bước lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần % khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
2. Kĩ năng
- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối
- Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất.
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
24
Bài 22: Tính theo phương trình hóa học
1. Kiến thức
 Biết được:
- PTHH cho biết tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng.
- Các bước tính theo PTHH.
2. Kĩ năng
- Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo PTHH cụ thể.
- Tính được khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác định hoặc ngược lại.
- Tính được thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học.
- Tổ chức dạy học trên lớp
- Bài tập 4*, 5* :Không yêu cầu HS làm
1 tiết
25
Bài 23: Bài luyện tập 4
1. Kiến thức
 HS biết được :
- Biết cách chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng n , m , V
- Biết ý nghĩa về tỷ khối chất khí. Biết cách xác định tỷ khối của chất khí và dựa vào tỷ khối để xác định khối lượng mol của một chất khí.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng giải các bài toán hóa học theo công thức và PTHH.
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
26
Ôn tập học kì I
1. Kiến thức
Ôn lại các khái niệm cơ bản:
- Biết được cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử.
- Ôn lại các công thức tính: Số mol, khối lượng mol, khối lượng chất, thể tích và tỉ khối .
- Ôn lại cách lập CTHH dựa vào: Hóa trị, thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố.
2. Kỹ năng
Rèn luyện các kĩ năng cơ bản về:
- Lập CTHH của hợp chất.
- Tính hóa trị của 1 nguyên tố trong hợp chất.
- Sử dụng thành thạo công thức chuyển đổi giữa m, n và V.
- Biết vận dụng công thức về tỉ khối của các chất khí vào giải các bài toán hóa học.
- Biết làm các bài toán tính theo PTHH và CTHH.
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
27
Kiểm tra học kì I
1 tiết
HỌC KÌ II
28
Chủ đề: Oxi
1. Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
- Tính chất hoá học của oxi: Oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: Tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu...), nhiều phi kim (S, P...) và hợp chất (CH4...). Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.
- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
- Khái niệm phản ứng hoá hợp.
- Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất
- Định nghĩa oxit.
- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị.
- Cách lập CTHH của oxit.
- Khái niệm oxit axit, oxit bazơ.
- Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm 
- Khái niệm phản ứng phân huỷ .
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi. 
- Viết được các PTHH.
- Tính được thể tích khí oxi (Đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
- Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế.
- Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.
- Phân loại được oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một số chất cụ thể.
- Gọi được tên một số oxit theo công thức hoá học hoặc ngược lại.
- Lập CTHH oxit khi biết hoá trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể, tìm hoá trị của nguyên tố.
- Nhận biết được một số phản ứng cụ thể thuộc loại phản ứng phân hủy hay phản ứng hóa hợp.
- Viết được các PTHH điều chế khí oxi từ KMnO4 và từ KClO3.
- Tính thể tích khí oxi điều chế được (ở đktc) trong phòng thí nghiệm
- Tổ chức dạy học trên lớp
* Các bài: 
- Tính chất của Oxi 
- Sự oxi hóa, Phản ứng hóa hợp
- Oxit 
- Điều chế oxi - Phản ứng phân huỷ
- Bài thực hành số 4
Cả 5 bài (24, 25, 26, 27, 30): 
Tích hợp thành một chủ đề: Oxi 
Mục II.1.b. Với photpho (bài 24): Khuyến khích HS tự đọc phần TN với photpho
Mục II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp (Bài 27): K.khích học sinh tự đọc
Bài tập 2 (Bài 27): Không yêu cầu HS làm
TN 1, 2 (Bài 30): T/hợp khi dạy chủ đề oxi
* Gợi ý một số nội dung dung dạy học:
+ Tính chất vật lí
+ TCHH đồng thời rút ra các khái niệm: sự oxi hóa, khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ, tên gọi một số oxit thông dụng, phản ứng hóa hợp
+ Điều chế và ứng dụng (nêu n.tắc điều chế từ hợp chất giàu oxi, chỉ thực hiện 1 trong 2 TN): rút ra khái niệm PƯ phân hủy.
7 tiết
(Từ tiết 37 đến tiết 43)
29
Bài 28: Không khí. Sự cháy
1. Kiến thức
Biết được:
- Thành phần của không khí theo thể tích và theo khối lượng.
- Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy; cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể; biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.
 - Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.
2. Kĩ năng
 Phân biệt được sự oxi hoá chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.
- Tổ chức dạy học trên lớp và hướng dẫn Hs tự học.
Mục II.1. Sự cháy
Mục II. 2. Sự oxi hóa chậm
Tự học có hướng dẫn
1 tiết
30
Bài 29: Luyện tập 5
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học trong chương IV về oxi, không khí. Một số khái niệm mới là sự oxi hóa, oxit, sự cháy, sự oxi hoá chậm, phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được sự oxi hoá chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
31
Chủ đề: Hiđro
1. Kiến thức
 Biết được:
- Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước. 
- Tính chất hoá học của hiđro: Tác dụng với oxi, với oxit kim loại.
- Ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu.
- Phương pháp điều chế hiđro trong PTN, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
- Phản ứng thế là gì ?
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thực nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđro.
- Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro.
- Viết được các PTHH điều chế khí hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit 
 ( HCl, H2SO4 loãng).
- Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể.
- Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đktc.
Tổ chức học trên lớp và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
* Các bài:
- Tính chất - ứng dụng của Hiđro 
- Điều chế hiđro - Phản ứng thế
- Bài luyện tập 6
Tích hợp thành một chủ đề: Hiđro
Mục I.1.c. (Bài 33): Có thể dùng thí nghiệm mô phỏng
Mục I.2. Trong công nghiệp (Bài 33): Khuyến khích học sinh tự đọc
Bài tập 5* (Bài 34): Không yêu cầu học sinh làm
5 tiết
(Từ tiết 47 đến tiết 51)
31
Bài 35: Bài thực hành 5
1. Kiến thức
- Thí nghiệm điều chế hiđro từ dung dịch HCl và Zn (hoặc Fe, Mg, Al ). Đốt cháy khí hiđro trong không khí. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí.
- Thí nghiệm chứng minh H2 khử được CuO.
2. Kĩ năng
- Lắp dụng cụ điều chế khí hiđro, thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy không khí.
- Thực hiện thí nghiệm cho H2 khử được CuO.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
- Viết PTHH điều chế hiđro và pTHH của phản ứng giữa CuO và H2.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm an toàn, có kết quả.
- Tổ chức dạy học tại phòng TH hóa
1 tiết
32
Kiểm tra giữa HK II
1. Kiến thức
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về: thành phần hoá học và tính chất hoá học của nước.
- HS biết và hiểu định nghĩa, công thức, tên gọi và phân loại các axit, bazơ, muối và oxit.
2. Kĩ năng
- HS biết vận dụng các kiến thức trên đây để làm bài tập tổng hợp có liên quan đến nước, axit, bazơ, muối. Tiếp tục rèn luyện phương pháp học tập môn hoá học và rèn luyện ngôn ngữ hoá học.
- Làm bài tại lớp
- Hình thức kiểm tra: 100% tự luận
1 tiết
33
Bài 36: Nước
1. Kiến thức
Biết được:
- Thành phần định tính và định lượng của nước. 
- Tính chất của nước: Nước hoà tan được nhiều chất; nước phản ứng với nhiều chất ở điều kiện thường như: Kim loại (Na, Ca), oxit bazơ (CaO, Na2O), oxit axit 
(P2O5, SO2).
- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất; sự ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.
- Viết được PTHH của nước với một số kim lọai (Na, Ca), oxit bazơ, oxit axit.
- Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể.
- Tổ chức dạy học trên lớp
2 tiết
(Từ tiết 54 đến tiết 55)
34
Bài 37: Axit - Bazơ - Muối
Kiến thức
Biết được: Định nghĩa axit, bazơ, muối theo thành phần phân tử.
2. Kĩ năng
- Phân loại được axit, bazơ, muối dựa theo công thức hoá học cụ thể.
- Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hoá trị của kim loại và gốc axit.
- Đọc được tên một số axit, bazơ, muối theo CTHH cụ thể và ngược lại.
- Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím.
- Tính được khối lượng của một số axit, bazơ, muối tạo thành trong phản ứng.
- Tổ chức dạy học trên lớp
2 tiết
(Từ tiết 56 đến tiết 57)
35
Bài 38: Bài luyện tập 7
1. Kiến thức
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về: Thành phần hoá học và tính chất hoá học của nước.
- HS biết và hiểu định nghĩa, công thức, tên gọi và phân loại các axit, bazơ, muối và oxit.
2. Kĩ năng
- HS biết vận dụng các kiến thức trên đây để làm bài tập tổng hợp có liên quan đến nước, axit, bazơ, muối. Tiếp tục rèn luyện phương pháp học tập môn hoá học và rèn luyện ngôn ngữ hoá học.
- Tổ chức dạy học trên lớp
1 tiết
36
Bài 39: Bài thực hành 6
1. Kiến thức
Thí nghiệm thể hiện tính chất hóa học của nước: nước tác dụng với Na, CaO, P2O5.
2. Kĩ năng
- Thực hiện các thí nghiệm trên thành công, an toàn, tiết kiệm.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
- Viết phương trình hóa học kết quả thí nghiệm.
- Tổ chức dạy học tại phòng TH hóa
1 tiết
37
Chủ đề: Dung dịch
1. Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm về dung dịch, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà. 
- Biện pháp làm quá trình hoà tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
- Khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ, áp suất. 
- Khái niệm về nồng độ dung dịch, nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ mol (CM).
- Công thức tính C%, CM của dung dịch.
2. Kĩ năng
- Hoà tan nhanh được một số chất rắn cụ thể (Đường, muối ăn, thuốc tím...) trong nước. 
- Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hoà với dung dịch chưa bão hoà trong một số hiện tượng của đời sống hàng ngày.
- Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước.
- Thực hiện được một số thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.
- Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định theo các số liệu thực nghiệm.
- Xác định được chất tan, dung môi, dung dịch trong trường hợp cụ thể.
- Vận dụng được công thức để tính C%, CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan.
* Các bài: 
- Dung dịch
- Độ tan của một chất trong nước
- Nồng độ dung dịch
- Pha chế dung dịch
Tích hợp thành một chủ đề: Dung dịch
Mục II. Cách pha loãng một d.d theo nồng độ cho trước (Bài 43): Không dạy
BT 5* (Bài 43): Không yêu cầu HS làm
BT 6 (Bài 44): Không yêu cầu HS làm
- Mục I.3. Thực hành 3
- Mục I. 4. Thực hành 4
Không làm
9 tiết
(Từ tiết 60 đến tiết 68)
38
Ôn tập học kì II
1. Kiến thức 
- Củng cố những kiến thức đã học về
+ Oxi, hiđro, nước
+ Về axit, bazơ muối
+ Mối liên hệ giữa các chất
2. Kỹ năng 
- Viết PTHH thể hiện tính chất oxi, hiđro, nước
- Phân loại, gọi tên oxit, axit, bazơ, muối
- Tính theo PTH
- Áp dụng công thức tính nồng độ 
Các dạng bài tập về tính nồng độ của dung dịch.
- Tổ chức dạy trên lớp
1 tiết
39
Kiểm tra học kì II
1 tiết
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC BỘ MÔN
MÔN HÓA HỌC 9
Năm học 2020 - 2021
HỌC KÌ I
TT
Chương/
chủ đề
Bài
Yêu cầu cần đạt
Hướng dẫn thực hiện
Dự kiến thời lượng dạy học
1
Ôn tập đầu năm
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa mối quan hệ các tính chất hóa học của oxy, hiđro, nước, định luật BTKL, những khái niệm cơ bản về: oxit, axit, bazơ, nước; dung dịch, nồng độ dung dịch.
2. Kỹ năng 
- Phân loại các HCVC
- Viết đúng CTHH, lập PTHH, 
- Tính toán được 1 số bài toán hoá học đơn giản.
- Tổ chức dạy trên lớp
1 tiết
2
Chủ đề: Oxit
1. Kiến thức
HS biết được:
- Tính chất hóa học của oxit:
+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.
+ Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
- Sự phân loại oxit, chia ra các loại: Oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.
- Ứng dụng, Đ/chế CaO và SO2.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit.
- Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của một số oxit.
- Phân biệt được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số oxit.
- Tổ chức dạy học tại lớp và hướng dẫn học sinh tự học.
Bài: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit
Bài: Một số oxit quan trọng 
Tích hợp thành chủ đề: Oxit
Mục A. I. CaO có những TC nào
Mục B. I. SO2 có những TC nào
Tự đọc có hướng dẫn
3 tiết
(Từ tiết 2 đến tiết 4)
3
Chủ đề: Axit
1. Kiến thức
HS biết đựơc:
- Tính chất hóa học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại.
- Viết được những phương trình hoá học tương ứng cho mỗi tính chất.
- Nhận biết axit HCl, H2SO4, muối sunfat
- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
2. Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói chung.
- Biết vận dụng những hiểu biết về tính chất hoá học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất
* Tổ chức dạy học tại lớp và hướng dẫn học sinh tự học.
Bài: Tính chất hóa học của axit
Bài: Một số axit quan trọng
Tích hợp thành chủ đề: Axit
Mục A. Axit HCl
Mục B. II.1. Axit H2SO4 loãng có TCHH của axit
Tự đọc có hướng dẫn
BT 4* (Bài 4): Không y/cầu HS làm.
3 tiết
(Từ tiết 5 đến tiết 7)
4
Luyện tập: TCHH của oxit và axit
1. Kiến thức
- Cũng cố kiến thức về oxit bazơ, oxit axit, axit, canxi oxit
- Một số oxit, axit quan trọng
2. Kĩ năng
- Viết PTHH thực hiện chuyển hóa thể hiện tính chất hóa học của oxit axit
- Nhận biết chất
- Phân loại được oxít nào tác dụng được với axit, bazơ, nước
- Tính theo PTHH.
- Các nội dung luyện tập phần oxit: tích hợp khi dạy chủ đề oxit
- Các nội dung luyện tập phần axit: tích hợp khi dạy chủ đề axit
1 tiết
5
Thực hành: TCHH của oxit và axit
1. Kiến thức
 HS biết được các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Oxít tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hoặc axit.
- Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunfat.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các phương trình hóa học của thí nghiệm.
- Viết tường trình thí nghiệm.
Thí nghiệm thực hành tại phòng thực hành hóa
1 tiết
6
Luyện tập
1. Kiến thức
- Cũng cố kiến thức về oxit bazơ, oxit axit, axit, canxi oxit
- Một số oxit, axit quan trọng
2. Kĩ năng
- Viết PTHH thực hiện chuyển hóa thể hiện tính chất hóa học của oxit axit
- Nhận biết chất
- Phân loại được oxít nào tác dụng được với axit, bazơ, nước
- Tính theo PTHH.
- Tổ chức dạy trên lớp
1 tiết
7
Chủ đề: Bazơ
1. Kiến thức
- Tính chất hóa học chung của bazơ (tác dụng với axit); tính chất hóa riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với chất chỉ thị màu, với oxit axit và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (Bị nhiệt phân hủy).
- Viết được PTHH minh họa cho mỗi tính chất.
2. Kỹ năng
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.
- Nhận biết dung dịch NaOH, Ca(OH)2 bằng chất chỉ thị màu.
- Luyện tập bài toán tính nồng độ dung dịch.
* Tổ chức dạy trên lớp
Bài: Tính chất hóa học của bazơ
Bài: Một số bazơ quan trọng 
Tích hợp thành chủ đề: Bazơ
Mục A.II. TCHH của NaOH
Mục B. I.2. TCHH của Ca(OH)2
Tự đọc có hướng dẫn.
Mục B. II. Phần hình vẽ thang pH (Bài 8): Không dạy
BT 2 (Bài 8): Không Y/cầu HS làm
3 tiết
(Từ tiết 11 đến tiết 13)
8
Chủ đề: Muối
* Tổ chức dạy trên lớp
Bài: Tính chất hóa học của muối
Bài: Một số muối quan trọng
Tích hợp thành một chủ đề: Muối
BT 6* (Bài 9): Không Y/cầu HS làm.
2 tiết
(Từ tiết 14 đến tiết 15)
9
Bài 11: Phân bón hóa học.
1. Kiến thức
HS biết đựơc:
- Tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.
- Biết một vài loại phân bón.
2. Kỹ năng
- Nhận biết một số phân bón cụ thể.
- Biết cách sử dụng phân bón hóa học trong đời sống.
* Tổ chức dạy trên lớp
Mục II. Muối kali nitrat (Bài 10): Không dạy
1 tiết
10
Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
1. Kiến thức
 Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit, axit, bazơ, muối.
2. Kỹ năng:
- Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Viết được các phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ chuyển hóa.
- Phân biệt được một số hợp chất vô cơ cụ thể.
- Tính thành phần phần

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2020_2021.docx