Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 11, Bài 10: Hóa trị (Tiết 1) - Năm học 2020-2021

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 11, Bài 10: Hóa trị (Tiết 1) - Năm học 2020-2021

? Nêu ý nghĩa công thức hóa học của nước H2O.

Cho nguyên tử khối H=1,O=16

- Trả lời : Công thức hóa học H2O cho biết:

+ Nước do nguyên tố H và O tạo ra

+ Có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O trong 1 phân tử

+ PTK : 2.1+16=18 đvC

A. Khởi động

 Hoạt động 1 : Tình huống xuất phát.

 * Mục tiêu : HS hứng thú tìm hiểu hóa trị.

 * Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề/động não

 * Phương tiện : Sgk,Tranh ảnh

* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân

* Sản phẩm: Học sinh hứng thú tìm hiểu nội dung bài

* Nội dung hoạt động:

Giáo viên giới thiệu bài:

Hình vẽ: Mô hình tượng trưng một mẫu nước

Trong 1 phân tử nước gồm có 1 nguyên tử O có khả năng liên kết với 2 nguyên tử H,vì sao O lại lien kết được với 2 nguyên tử O và mỗi H chỉ lien kết được với 1 O vì O có hóa trị là II,H có hóa trị là I. Vậy hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị như thế .Tiết học này các em sẽ tìm hiểu.

B. Hình thành kiến thức và luyện tập

 Hoạt động 2: Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào?

 

docx 5 trang thuongle 7470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 11, Bài 10: Hóa trị (Tiết 1) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	 Ngày soạn: 02/10/2020
Tiết 11	 Ngày giảng:12/10/2020 
Bài 10: HÓA TRỊ (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được: Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
- Nêu được: Hóa trị của H là I, của oxi là II, hóa trị của một số nguyên tố trong các hợp chất được xác định dựa theo hóa trị của O và H.
- HS xác định được hóa trị của 1 số nhóm nguyên tử thường gặp
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng xác định hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.
- Rèn kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 
3. Thái độ: Có hứng thú say mê học tập, nghiêm túc trong học tập
4. Trọng tâm
- Khái niệm hóa trị 
- Cách xác định hoá trị của 1 nguyên tố hoá học và 1 số nhóm nguyên tử thường gặp
5. Định hướng năng lực
* Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực hợp tác,năng lực giao tiếp,năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
* Năng lực chuyên biệt: 
+ K1: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học nêu ra khái niệm hóa trị
+ K2: Trình bày được cách xác định hóa trị của 1 nguyên tố theo hóa trị của O và H và cách xác định hóa trị nhóm nguyên tử
+ K3: Sử dụng kiến thức hóa học để thực hiện các nhiệm vụ học tập
II. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm,giải quyết vấn đề
Kĩ thuật dạy học:Giao nhiệm vụ,chia nhóm,động não,tia chớp,viết tích cực
III. Chuẩn bị 
1.Chuẩn bị của GV:Sgk,giáo án, pht,bảng phụ,tranh ảnh
 Bài 10 : HÓA TRỊ Nhóm
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hoàn thành các câu hỏi sau
Câu 1: Hóa trị là gì?..................................................................................................................................
 ..
 ..
Câu 2: Nêu cách xác định hóa trị các nguyên tố: .
 ..
 ..
 ..
 Bài 10 : HÓA TRỊ Nhóm
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất sau
1. N2O,NO.N2O3,NO2
2. FeO,Na2O, SiO2
2.Chuẩn bị của HS: Sách,vở BT 
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(MĐ 1)
Thông hiểu
 (MĐ 2)
Vận dụng
(MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ 4)
Khái niệm hóa trị
Nêu được khái niệm hóa trị
Cách tra hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong bảng.
Cách xác định hóa trị
Xác định hóa trị của nguyên tố,nhóm nguyên tử trong hợp chất
Xác định được hóa trị của các nguyên tố nhiều hóa trị
IV. Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: GV kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ 
* Mục tiêu: Ôn tập lại kiến thức cũ
* Phương pháp dạy học: Trò chơi
* Phương tiện dạy học: tờ giấy có ghi câu hỏi
* Hình thức tổ chức hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV phổ biến trò chơi
Giáo viên bắt nhịp để tất cả cùng hát mái trường mến yêu, đồng thời giáo viên đưa 1 tờ giấy cho một học sinh, em này phải chuyển tờ giấy tới vị trí của bạn khác. Khi hát đến tiếng cuối cùng trong bài, tờ giấy đang nằm tại vị trí của học sinh nào thì em đó sẽ phải đứng lên đọc và hoàn thành câu hỏi.
Tiến hành trò chơi: giáo viên bắt nhịp để tất cả cùng hát giáo viên quan sát, đánh giá kết quả. 
Hs thực hiện trò chơi
Tất cả cùng hát một bài đã học, đồng thời giáo viên đưa 1 tờ giấy cho một học sinh, em này phải chuyển tờ giấy tới vị trí của bạn khác. Khi hát đến tiếng cuối cùng trong bài, tờ giấy đang nằm tại vị trí của học sinh nào thì em đó sẽ phải đứng lên đọc hoàn thành câu hỏi
Nội dung câu hỏi
? Nêu ý nghĩa công thức hóa học của nước H2O. 
Cho nguyên tử khối H=1,O=16
- Trả lời : Công thức hóa học H2O cho biết:
+ Nước do nguyên tố H và O tạo ra
+ Có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O trong 1 phân tử
+ PTK : 2.1+16=18 đvC
Khởi động
 	Hoạt động 1 : Tình huống xuất phát.
 * Mục tiêu : HS hứng thú tìm hiểu hóa trị.
 * Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề/động não
 * Phương tiện : Sgk,Tranh ảnh 
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
* Sản phẩm: Học sinh hứng thú tìm hiểu nội dung bài
* Nội dung hoạt động: 
Giáo viên giới thiệu bài:
Hình vẽ: Mô hình tượng trưng một mẫu nước 
Trong 1 phân tử nước gồm có 1 nguyên tử O có khả năng liên kết với 2 nguyên tử H,vì sao O lại lien kết được với 2 nguyên tử O và mỗi H chỉ lien kết được với 1 O vì O có hóa trị là II,H có hóa trị là I. Vậy hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị như thế .Tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
Hình thành kiến thức và luyện tập
	Hoạt động 2: Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào?
* Mục tiêu: 
-Nêu được hóa trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
- Nêu được: Hóa trị của H là I, của oxi là II, hóa trị của một số nguyên tố trong các hợp chất được xác định dựa theo hóa trị của O và H.
* Phương pháp/ kĩ thuật dạy học : Nêu và giải quyết vấn đề/động não, tia chớp
* Phương tiện: Sgk 
* Năng lực hình thành: K1,K2,K3
 * Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
 * Sản phẩm: Học sinh xác định được hoá trị các nguyên tố
 * Nội dung hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV : Đưa ra các công thức HCl, H2S , NH3và giúp HS nhận thấy khả năng liên kết của các nguyên tử nguyên tố khác với nguyên tử H là khác nhau 
- Dựa vào khả năng liên kết đó người ta xác định được hóa trị của các nguyên tố 
- Để xác định được hóa trị các nguyên tố đó người ta qui ước H hóa trị I. 1 nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói nguyên tố đó có hóa trị là bấy nhiêu
- Xác định hóa trị của các nguyên tố
+ Trong CT HCl thì 1 nguyên tử Cl liên kết với bao nhiêu nguyên tử H,Cl có hóa trị là bao nhiêu . 
- Yêu cầu HS trình bày cách xác định hóa trị của S,N trong CTHH sau: H2S,NH3. Hãy giải thích?
- Đối với những hợp chất không có H mà có O như CaO,SO2,SO3.Để xác định được hóa trị các nguyên tố đó người ta qui ước O hóa trị II -> xác định được hóa trị các nguyên tố còn lại
- GV chốt lại kiến thức
- Theo dõi và ghi nhớ.
+ 1 nguyên tử Cl liên kết với 1 nguyên tử H,Cl có hóa trị I
-HS trình bày cách xác định hóa trị của S,N trong CTHH sau: H2S,NH3
- HS lắng nghe
I. Hóa trị của 1 nguyên tố được xác định bằng cách nào?
1. Cách xác định
HCl -> Cl(I) CaO -> Ca(II)
H2S -> S(II) SO2 -> S(IV)
NH3 -> N(III) SO3 -> S(VI)
+ Quy ước: H có hóa trị I,O có hóa trị II
Hoạt động 3: Kết luận 
* Mục tiêu:
- Nêu được hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
- Cách xác định hóa trị các nguyên tố
* Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Dạy học nhóm/giao nhiệm vụ,chia nhóm
* Phương tiện dạy học: SGK,bảng phụ,pht
* Năng lực hình thành:K3
 * Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
 * Sản phẩm: Nội dung phiếu học tập
* Nội dung hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV chia lớp thành 10 nhóm,yêu cầu HS thảo luận: Hóa trị là gì? Hóa trị của một nguyên tố được xác định như thế nào?
- GV hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ 
- Quay lại phần khởi động vậy O,H có hoá trị mấy?
- Giới thiệu cách xác định hóa trị của 1 nhóm nguyên tử.
Vd: trong CT H2SO4, HNO3 hóa trị của các theo nhóm SO4 và NO3 bằng bao nhiêu?
- Hướng dẫn: Xem các nhóm nguyên tử như 1 nguyên tố,xác định hóa trị nhóm nguyên tử SO4 và PO4 
- Giới thiệu hóa trị của các nguyên tố
- Giới thiệu bảng 1,2 SGK - 42,43 gYêu cầu HS về nhà học thuộc.
- Giới thiệu bài ca hóa trị 
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày,nhóm khác bổ sung
- HS trả lời câu hỏi
-HS lắng nghe
-HS xác định 
-HS lắng nghe
2. Kết luận
- Hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác
-Hóa trị được xác định theo hóa trị của H chọn làm 1 đơn vị và hóa trị của O chọn làm 2 đơn vị.
 Lưu ý: - Xác định hóa trị nhóm nguyên tử: Xem nhóm nguyên tử như nguyên tố
H2SO4 -> SO4(II)
HNO3 -> NO3(I)
- Hóa trị các nguyên tố
(I): Na,K,Cl,F,Br,Cu...
(II):Ca,Ba,Mg,Zn,Fe,Cu,S,C,O,Cr...
(III):Al,Fe,Cr,N,P...
(IV):C,Si,S,Pb...
C. Luyện tập
* Mục tiêu :HS củng cố kiến thức bài học thông qua 1 số bài tập 
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học : giải quyết vấn đề/giao nhiệm vụ,chia nhóm
* Phương tiện dạy học : sgk,phiếu bài tập,bảng phụ
 * Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
 * Sản phẩm: Nội dung bảng nhóm
 * Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV chia lớp thành 5 nhóm và yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu học tập
Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất sau
a) N2O,NO.N2O3,NO2
b) FeO,Na2O, SiO2
GV giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét,kết luận
-HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung
D.Vận dụng,tìm tòi mở rộng 
1. Củng cố
* Mục tiêu :HS củng cố kiến thức bài học thông qua 1 số bài tập 
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học : giải quyết vấn đề/thu thập thông tin
* Phương tiện dạy học : sgk,phiếu bài tập,bảng phụ
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
* Nội dung hoạt động: GV củng cố lại toàn bộ kiến thức bài
+ Câu hỏi kiểm tra đánh giá mức độ
Câu 1: Hóa trị của một nguyên tố (hay một nhóm nguyên tử ) là gì ? (MĐ 1)
Đáp án: Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác
Câu 2 
Tìm hóa trị của Na và Ba trong bảng 1 và bảng 2 (trang 42,43)(MĐ 2)	
Xác định hóa trị các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử còn lại trong hợp chất sau: (MĐ3)
+ NaCl
+Na3PO4
+ Ba(NO3)2
+ BaS
Đáp án
Na(I),Ba(II)
+ NaCl -> Cl(I)
+ Na3PO4 -> PO4(III)
+ Ba(NO3)2-> NO3(I)
 + BaS -> S(II)
2. Hướng dẫn về nhà
 - Làm bài tập 1 SGK/37
 - Chuẩn bị bài HÓA TRỊ tiết 2

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_11_bai_10_hoa_tri_tiet_1_nam_hoc.docx