Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 10+11+12, Chủ đề: Áp suất-Ứng dụng

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 10+11+12, Chủ đề: Áp suất-Ứng dụng

CHỦ ĐỀ: ẤP SUẤT - ỨNG DỤNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.

- Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.

- Viết đ¬ược công thức tính áp suất trong chất lỏng, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức. Vận dụng linh hoạt công thức tính áp suất chất lỏng đề giải các bài tập đơn giản.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vận tốc, chuyển động đều, chuyển động không đều

- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để chuẩn bị bài, hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

 

doc 15 trang Phương Dung 01/06/2022 3710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 10+11+12, Chủ đề: Áp suất-Ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết: 10 – 11 - 12 
CHỦ ĐỀ: ẤP SUẤT - ỨNG DỤNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.
- Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Viết được công thức tính áp suất trong chất lỏng, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức. Vận dụng linh hoạt công thức tính áp suất chất lỏng đề giải các bài tập đơn giản.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vận tốc, chuyển động đều, chuyển động không đều
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để chuẩn bị bài, hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực nhận thức: Biết được ‎ nghĩa của vận tốc, công thức và đơn vị của vận tốc, nhận biết dduawcj chuyển động đều và chuyển động không đều trong thực tế.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào độ lớn của vận tốc trong từng thời điểm để xác định được vật chuyển động đều hay không đều.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được công thức tính vận tốc để giải các bài tập, đổi được đơn vị vận tốc, tính được vận tốc trung bình trong chuyển động không đều.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực trong việc chuẩn bị bảng kết quả chạy 100m trong tiết thể dục, kết quả tính toán. 
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Bộ thí nghiệm: 1 chậu đựng cát, bột, 3 miếng kim loại hình chữ nhật hoặc ba hòn gạch
2. Học sinh: 
Mỗi nhóm: 1 bình trụ có đáy C và các lỗ A, B bên thành bịt bằng cao su mỏng. 1 bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy.
III. Tiến trình dạy học
 1. Hướng dẫn chung
TT
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng
1
Tình huống xuất phát
Hoạt động 1
Khởi động
5 phút
2
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Hình thành khái niệm áp lực.
10 phút
Hoạt động 3
Tìm hiểu áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
20 phút
Hoạt động 4
Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng? (Mục I. Thí nghiệm 1 và 2 hs không thực hiện)
10 phút
Hoạt động 5
Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng
30 phút
Hoạt động 6
Bình thông nhau
15 phút
3
Luyện tập
Hoạt động 7
- Hệ thống hóa kiến thức
- Giải bài tập 
25 phút
4
Vận dụng
Hoạt động 8
Hướng dẫn về nhà 
20 phút
5
Tìm tòi mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Bước 1 tình huống xuất phát
Hoạt động 1: khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tổ chức 2 đội lên bảng cùng thi đấu (mỗi đội có 3hs)
 hs nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu số 1
 hs lên bảng suy nghĩ
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs hoàn thành phiếu ghi vào giấy A0
 hs lên bảng ghi hoàn thành phiếu số 1vào giấy A0
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs qua phiếu số 1
-Học sinh nhận xét
Phiếu số 1
Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự tăng dần
Vật 
Vận tốc
Sắp xếp
Ánh sáng
 300000 km/s
Con báo chạy
30 m/s
Vận động viên chạy
36 km/h 
Âm thanh
300 m/s
Máy bay phản lực
2500 km/h
Bước 2:Hình thành kiến thức
Mục tiêu: 
- Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Viết được công thức tính áp suất trong chất lỏng, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức. Vận dụng linh hoạt công thức tính áp suất chất lỏng đề giải các bài tập đơn giản.
Phương pháp dạy học: Nhóm, thuyết trình, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm áp lực.
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu:
+Cho HS nghiên cứu SGK.
+ Vậy áp lực là gì? Em hãy lấy một ví dụ về áp lực.
+ Hãy quan sát hình 7.3 a,b thì lực nào là áp lực?
- Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời C1, tự tìm ví dụ.
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Người đứng, bàn, tủ đặt trên nền nhà đều tác dụng lên nền nhà một lực, lực đó ta gọi là áp lực lên nền nhà?
- Học sinh: Đọc sgk, trao đổi nhóm tìm câu trả lời C1 
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS.
Cá nhân hs trả lời
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả hs, Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu:
+ Làm TN như hình 7.4 SGK
+ Quan sáthãy cho biết các hình (1), (2), (3) thì ở hình nào khối kim loại lún sâu nhất?
 Học sinh tiếp nhận: 
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Thảo luận trả lời C2, C3? Dựa vào TN đó và hãy điền dấu >, =, < vào bảng?
Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.
- Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi TN SGK để trả lời câu hỏi C2,3.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trả lời vào giấy 
+ Tác dụng của áp lực lên diện tích bị ép thì tỉ số đó gọi là áp suất.
Hs trình bày kết quả vào giấy
C2: 
F2> F1 
S2 = S1 
h2 > h1
F3 = F1 
S3 < S1 
h3> h1
 *Kết luận:
C3: (1) Càng mạnh
 (2) Càng nhỏ
2. Công thức tính áp suất:
Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
p = F/S
Trong đó: 
p là áp suất (N/m2)
F: áp lực (N)
S: Diện tích (m2)
1Pa =1N/m2
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả hs, Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
 Phiếu số 1
Vậy áp suất là gì?
+ Công thức tính áp suất là gì?
+ Đơn vị áp suất là gì?
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng?
 (Mục I. Thí nghiệm 1 và 2 hs không thực hiện)
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+Cho HS nghiên cứu SGK.
+ Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm 1,2.
- Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK và Trả lời C1, C2, C3.
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai sót của HS.
+ Các màng cao su có biến dạng không?
+ Các màng cao su biến dạng chứng tỏ điều gì? Chỉ ra các phương mà chất lỏng tác dụng?
+ Chất lỏng gây áp suất lên đáy bình và thành bình. Vậy chất lỏng có gây áp suất lên bề mặt các vật nhúng trong nó không?
+ Giải thích vì sao đĩa D không bị rời khỏi đáy ống trụ mặc dù đĩa D có trọng lực tác dụng.
+ Quay ống trụ theo các
hướng khác nhau, đĩa D vẫn không rời ra chứng tỏ áp suất chất lỏng tác dụng theo phương nào?
- Học sinh: Đọc thông tin trong SGK và Trả lời C1, C2, C3.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hướng dẫn hs trả lời
Hs trả lời cá nhân C1, C2, C3.
C1: Các màng cao su biến dạng chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy và thành bình.
C2: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
C3: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật trong lòng nó.
* Kết luận: chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật trong lòng chất lỏng.
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả hs
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Hoạt động 5: Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 - Giáo viên yêu cầu: quan sát SGK
- Học sinh tiếp nhận:
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Nêu công thức tính áp suất chất rắn.
+ Trong trường hợp cột chất lỏng tác dụng áp lực xuống diện tích bị ép là vị trí A ở độ sâu nào đó trong bình chất lỏng thì áp lực là lực nào?
+ Biến đổi công thức tính p từ F = P, S = V/h
HS quan sát công thức trả lời câu hỏi gv
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trả lời
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
 Hs trả lời cá nhân
p = F/S = P/S 
mà P = 10.m ; S = V/h
=> p = 10.m/V/h = 10m.h/V
mà 10.m/V = d trọng lượng riêng của chất.
= > p = d.h.
Trong đó : 
d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
h là độ sâu của cột chất lỏng (m)
p là áp suất chất lỏng (Pa)
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả hs
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Hoạt động 6 : Bình thông nhau
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giới thiệu hs quan sát hình 8.6
Hs quan sát
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv giới thiệu thí nghiệm kiểm tra hình 8.6
Phát phiếu số 2 ch hs hoàn thành
Hs quan sát
Hs nhận phiếu số 2 ch hs hoàn thành
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
* Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở độ cao
Ví dụ
Yêu cầu 2 hs lên bảng trình bày
Hs điền từ vào kết luận
2 hs lên bảng
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả hs
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 2
Câu 1. Một chiếc tàu bị thủng lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Hiển thị đáp án
- Áp suất do nước gây ra tại chỗ thủng là:
p = d.h = 10000.2,8 = 28000 N/m2
- Lực tối thiểu để giữ miếng vá là:
F = p.s = 28000.0,015 = 420 N
Bước 3: luyện tập ( 25 phút)
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập, nhóm
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
Hs chia nhóm theo yêu cầu
Hs lắng nghe nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu học tập số 3 cho hs quan sát và hoàn thành
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu học tập số 3 lên bảng.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy 
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
Đại diện nhóm trả lời phiếu sô 3
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả học tập số 3, Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 3
Câu 1. Phương án nào trong các phương án sau đây có thể làm tăng áp suất của một vật tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang ?
A. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.	
B. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép.
C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép.	
D. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.
Câu 2. Đặt một bao gạo 60 kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm2. Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là bao nhiêu ?
	A. p = 2000 N/m2.	B. p = 20000 N/m2.	
C. p = 20000 N/m3.	D. p = 20000 0N/m2
Câu 3. Công thức tính áp suất là ?
	A. .	B. 	C. p = F +s.	D. p = F.s
Câu 4. Đơn vị của áp suất là ?
	A. Pa	B. N/m.	C. N/m2.	D. Câu A,C đúng 
Câu 5. Đặt một hộp gỗ lên mặt bàn nằm ngang thì áp suất do hộp gỗ tác dụng xuống mặt bàn là 56 N/m2. Khối lượng của hộp gỗ là bao nhiêu, biết diện tích mặt tiếp xúc của hộp gỗ với mặt bàn là 0,3 m2.
	A. m = 1,68 kg.	B. m = 0,168 kg.	C. m = 16,8 kg.	D. m = 168 kg
Câu 6: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 7: Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. p = d/h B. p = d.h C. p = d.V D. p = h/d
Câu 8: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.
D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Bước 4: vận dụng, tìm tòi và mở rộng ( 15 phút)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, nhóm
Định hướng phát triển năng lực:Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
Hs chia nhóm theo yêu cầu
Hs lắng nghe nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu học tập số 4 cho hs quan sát và hoàn thành
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu học tập số 4 lên bảng.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy 
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
Đại diện nhóm trả lời phiếu sô 4
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả học tập số 4, Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 4
1 . Tại sao lưỡi dao lại làm rất mỏng?
2. Tại sao mũi khoan, xẻng xúc đất lại nhọn? 
3. Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18 mm. Tính độ cao của cột xăng. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3 và của xăng là 7000 N/m3.
4. Một xe tăng có trọng lượng 340.000N. Tính áp suất của xe tangwlene mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bán xích với đất là 1.5 m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một ô tô nặng 20.000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250 cm2.
Nhắc nhở hs học bài
Nhận xét tiết học của học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_8_tiet_101112_chu_de_ap_suat_ung_dung.doc