Giáo án Hóa học Khối 8 - Tiết 1-11 - Năm học 2020-2021
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Giúp HS phân biệt được vật thể, vật liệu và chất.
- Biết cách nhận ra tính chất của chất để có biện pháp sử dụng đúng.
- Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp: chất không có lẫn chất khác (chất tinh khiết) mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không.
- Phân biệt nước tự nhiên là nước hỗn hợp và nước cất là nước tinh khiết.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện Kĩ năng biết cách quan sát, dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.
- ứng dụng của mỗi chất tuỳ theo tính chất của chất.
- Biết dựa vào tính chất để nhận biết chất.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tìm đọc hiện tượng qua hình vẽ.
- Bước đầu sử dụng ngôn ngữ hoá học chính xác: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp.
3. Thái độ
- Có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống.
- Có hứng thú nghiên cứu khoa học, sử dụng đúng các ngôn ngữ khoa học để vận dụng vào học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực/ Hình thành năng lực
- Năng lực chung: + Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác.
+ Năng lực tự quản lí.
- Năng lực chuyên biệt: + Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức.
+ Năng năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
Tuần 1 Ngày soạn: 31/8/2020 Tiết 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức - Trả lời được hóa học là gì? Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng. - Trình bày được vai trò quan trọng của Hóa học. - Có phương pháp học tốt môn Hóa học. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng tiến hành làm thí nghiệm, quan sát. - Rèn luyện phương pháp tư duy logic, óc suy luận sáng tạo. Thái độ - Có hứng thú say mê học tập, ham thích đọc sách. Nghiêm túc ghi chép các hiện tượng quan sát thí nghiệm. Định hướng phát triển năng lực/ Hình thành năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự học. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực giao tiếp, hợp tác. + Năng lực tự quản lí. - Năng lực chuyên biệt: + Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu. + Năng lực vận dụng kiến thức. + Năng năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH: Giáo viên - Giáo án, SGK, chuẩn KTKN - Đồ dùng thiết bị: H2SO4, CuSO4, NaOH, Fe, BaCl2, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ. - Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, sách bài tập. Học sinh - Sách hóa học lớp 8. III/ PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp dạy học: vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, hỏi và trả lời, thực hành – thí nghiệm. - Kĩ thuật dạy học: Dạy học nhóm. IV/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chức lớp (1 phút) Kiểm tra bài cũ Bài mới: * Hoạt động 1: Mở đầu (2 phút) - Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thực hành thí nghiệm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Giới thiệu môn hóa học Lắng nghe Hóa học nghiên cứu về các chất, các chất tồn tại trong vật thể ở xung quanh chúng ta * GV chuyển ý vào bài mới. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (32 phút) - Mục tiêu: Quan sát, nêu hiện tượng của các thí nghiệm để từ đõ rút ra được khái niệm hóa học là gì? Từ kiến thức thực tế học sinh rút ra được vai trò của hóa học và cách học tập bộ môn. - Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; thí nghiệm thực hành. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt GV: Yêu cần HS Làm thí nghiệm: Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2. GV: Cho học sinh làm thí nghiệm thả đinh sắt vào dung dịch H2SO4 (loãng). GV: Từ 2 TN trên, em hiểu Hoá học là gì? HS: rút ra nhận xét về 2 thí nghiệm trên? HS: Học sinh quan sát màu sắc dung dịch trước phản ứng và sau khi phản ứng xảy ra. Nhận xét hiện tượng. HS: Quan sát hiện tượng rút ra nhận xét. HS: Bổ sung, nhận xét đánh giá. +Thí nghiệm 1: Khi cho Natrihiđroxit vào ống nghiệm đựng dung dịch Đồng (II) sunfat, thấy có kết tủa không tan trong nước . + Nhận xét: Xuất hiện có chất mới tạo thành, không tan trong nước. + Thí nghiệm 2: Cho đinh sắt nhỏ vào ống đựng dung dịch axit thấy có chất khí tạo thành và bay lên quanh đinh sắt. + Nhận xét: Có chất mới tạo thành, tan trong chất lỏng. I. Hoá học là gì? 1. Thí nghiệm: 2. Quan sát thí nghiệm: +Thí nghiệm 1: Khi cho Natrihiđroxit vào ống nghiệm đựng dung dịch Đồng (II), thấy có kết tủa không tan trong nước . + Nhận xét: Xuất hiện có chất mới tạo thành, không tan trong nước. + Thí nghiệm 2: Cho đinh sắt nhỏ vào ống đựng dung dịch axit thấy có chất khí tạo thành và bay lên quanh đinh sắt. + Nhận xét: Có chất mới tạo thành, tan trong chất lỏng. 3. Nhận xét: Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất và sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành 3 câu hỏi SGK GV: Hoá học có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống. Khi sản xuất hoá chất và sử dụng hoá chất có cần lưu ý vấn đề gì? HS: Đọc 3 câu hỏi trong sgk trang 4. HS: thảo luận nhóm cho ví dụ. II. Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta? 1. Ví dụ: Xoong nồi, cuốc, dây điện. Phân bón, thuốc trừ sâu. Bút, thước, eke, thuốc. 2. Nhận xét: - chế tạo vật dụng trong gia đình, phục vụ học tập, chữa bệnh. - Phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp. - Các chất thải, sản phẩm của hoá học vẫn độc hại nên cần hạn chế tác hại đến môi trường. 3. Kết luận: Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. GV: Tổ chức cho HS thảo luận. GV: Khi học tập hoá học các em cần chú ý thực hiện những hoạt động gì ? GV: Để học tập tốt môn hoá học cần áp dụng những phương pháp nào? HS: Đọc thông tin sgk - Thảo luận nhóm HS: Đọc thông tin sgk - Thảo luận nhóm HS: Đọc thông tin sgk - Thảo luận nhóm III. Cần phải làm gì để học tốt môn Hóa học 1. Các hoạt động cần chú ý khi học môn Hóa học: + Thu thập tìm kiếm kiến thức. + Xử lí thông tin. + Vận dụng. + Ghi nhớ. 2. Phương pháp học tập tốt môn hoá: Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học . Để học tốt môn hoá cần: + làm và quan sát thí nghiệm tốt. + Có hứng thú, say mê, rèn luyện tư duy. + Phải nhớ có chọn lọc. + Phải đọc thêm sách. * Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (6 phút) - Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học - Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Cho học sinh nhắc lại các nội dung cơ bản của bài: - Hoá học là gì? - Vài trò của Hóa học. - Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trang 5 (SGK). HS trả lời HS nhận xét Học sinh luyện tập và củng cố kiến thức Hoạt động 4: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) - Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học - Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình. - Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, giải quyết vấn đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - Ôn lại các dạng bài tập đã làm. - Chuẩn bị bài sau. - Vẽ sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy V/ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Tuần 1 Ngày soạn: 1/9/2020 CHƯƠNG I – CHẤT. NGUYÊN TỬ. PHÂN TỬ Tiết 2: CHẤT I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức - Giúp HS phân biệt được vật thể, vật liệu và chất. - Biết cách nhận ra tính chất của chất để có biện pháp sử dụng đúng. - Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp: chất không có lẫn chất khác (chất tinh khiết) mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không. - Phân biệt nước tự nhiên là nước hỗn hợp và nước cất là nước tinh khiết. Kĩ năng Rèn luyện Kĩ năng biết cách quan sát, dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. ứng dụng của mỗi chất tuỳ theo tính chất của chất. - Biết dựa vào tính chất để nhận biết chất. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, tìm đọc hiện tượng qua hình vẽ. - Bước đầu sử dụng ngôn ngữ hoá học chính xác: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp. Thái độ - Có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống. - Có hứng thú nghiên cứu khoa học, sử dụng đúng các ngôn ngữ khoa học để vận dụng vào học tập. Định hướng phát triển năng lực/ Hình thành năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự học. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực giao tiếp, hợp tác. + Năng lực tự quản lí. - Năng lực chuyên biệt: + Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học. + Năng lực vận dụng kiến thức. + Năng năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH: Giáo viên - Giáo án, SGK, chuẩn KTKN - Đồ dùng thiết bị: + Hoá chất: NaCl, nước cất. + Dụng cụ: đũa thủy tinh, đèn cồn, bếp 3 chân. - Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, sách bài tập. Học sinh - Học bài cũ, làm bài tập về nhà và đọc trước bài mới. III/ PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp dạy học: Dạy học trực quan, vấn đáp – tìm tòi, thực hành - quan sát, trình bày 1 phút, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời. IV/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chức lớp (1 phút) Kiểm tra bài cũ (.. phút): lồng ghép trong quá trình dạy học Bài mới: * Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) - Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Hoá học là gì? Vai trò hoá học với đời sống ntn? Ví dụ? Phương pháp học tốt môn Hóa học? Hoạt động nhóm và trả lời, nhận xét. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi và ứng dụng của chúng. * GV chuyển ý vào bài mới: Hằng ngày chúng ta thường tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, quả chuối,... Những vật thể này có phải là chất không? Chất và vật thể có gì khác? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút) - Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được vật thể, vật liệu và chất. Biết cách nhận ra tính chất của chất để có biện pháp sử dụng đúng. - Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt GV: Hãy kể tên những vật thể xung quanh ta GV: Thông báo các vật thể tự nhiên và nhân tạo. Trong các vật thể tự nhiên có chứa nhữnh chất gì? Các vật thể nhân tạo được làm từ những thành phần nào? Thông báo thành phần các vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. Chất có ở đâu? GV: Phân tích mối quan hệ giữa vật thể và chất Vật thể Tự nhiên: Nhân tạo: VD: Cây cỏ Bàn ghế Sông suối Thước Không khí... Com pa... HS: Trả lời một số vd HS: Đọc SGK và quan sát H.T7 I. Chất có ở đâu? => Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất. GV: Tính chất của chất có thể chia làm mấy loại chính? Những tính chất nào là tính chất vật lý, tính chất nào là tính chất hoá học? GV: Hướng dẫn hs quan sát phân biệt một số chất dựa vào tính chất vật lí, hoá học. GV: Biết tính chất của chất có tác dụng gì? Cho vài vd thực tiễn trong đời sống sx: cao su không thấm khí-> làm săm xe, không thấm nước-> áo mưa, bao đựng chất lỏng và có tính đàn hồi, chịu sự mài mòn tốt-> lốp ôtô, xe máy... HS: Hoạt động nhóm và trả lời. HS: quan sát HS: lấy ví dụ II. Tính chất của chất. 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định: Chất Tính chất vật lý Tính chất hóa học Màu, mùi, vị... Cháy Tan, dẫn điện,... Phân huỷ... Để xác định tính chất của chất cần: a) Quan sát: tính chất bên ngoài: màu, thể... b) Dùng dụng cụ đo: t0nc , t0s c) Làm thí nghiệm: Biết được một số TCVL và các TCHH. GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tínGK HS: Đọc thông tin sgk Tr 9. 2. Việc hiểu các tính chất của chất có lợi gì? a) Phân biệt chất này với chất khác b) Biết cách sử dụng chất an toàn c) Biết ứng dụng chất thích hợp vào trong đời sống và sản xuất * Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (8 phút) - Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập - Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Cho HS nhắc lại các nột dung cơ bản của bài: - Chất có ở đâu? Chất có những tính chất nào? Làm thế nào để biết tính chất của chất? HS trả lời Ghi nhớ Hoạt động 4: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) - Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học - Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học. Phẩm chất tự tin, tự lập. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - Làm các bài tập 1,2,3,4 SGK/11. - Đọc nội dung phần III SGK/9,10 - Vẽ sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy V/ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tuần 2 Ngày soạn: 2/9/2020 CHƯƠNG I – CHẤT. NGUYÊN TỬ. PHÂN TỬ Tiết 3: CHẤT (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức - Giúp HS phân biệt được vật thể, vật liệu và chất. - Biết cách nhận ra tính chất của chất để có biện pháp sử dụng đúng. - Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp: chất không có lẫn chất khác (chất tinh khiết) mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không. - Phân biệt nước tự nhiên là nước hỗn hợp và nước cất là nước tinh khiết. Kĩ năng Rèn luyện Kĩ năng biết cách quan sát, dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. ứng dụng của mỗi chất tuỳ theo tính chất của chất. - Biết dựa vào tính chất để nhận biết chất. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, tìm đọc hiện tượng qua hình vẽ. - Bước đầu sử dụng ngôn ngữ hoá học chính xác: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp. Thái độ - Có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống. - Có hứng thú nghiên cứu khoa học, sử dụng đúng các ngôn ngữ khoa học để vận dụng vào học tập. Định hướng phát triển năng lực/ Hình thành năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự học. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực giao tiếp, hợp tác. + Năng lực tự quản lí. - Năng lực chuyên biệt: + Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học. + Năng lực vận dụng kiến thức. + Năng năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH: Giáo viên - Giáo án, SGK, chuẩn KTKN - Đồ dùng thiết bị: + Hoá chất: NaCl, nước cất. + Dụng cụ: đũa thủy tinh, đèn cồn, bếp 3 chân. - Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, sách bài tập. Học sinh - Học bài cũ, làm bài tập về nhà và đọc trước bài mới. III/ PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp dạy học: Dạy học trực quan, vấn đáp – tìm tòi, thực hành - quan sát, trình bày 1 phút, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời. IV/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chức lớp (1 phút) Kiểm tra bài cũ (.. phút): lồng ghép trong quá trình dạy học Bài mới: * Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) - Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt - Chất có ở đâu? Cho ví dụ các vật thể quanh ta được tạo nên từ các chất mà em biết? Chất có những tính chất nào? - Làm thế nào để biết tính chất của chất? HS trả lời Nhận xét Vật thể - chất Lấy được ví dụ. Cách nhận biết tính chất của chất. * GV chuyển ý vào bài mới: Bài học trước đã giúp ta phân biệt được chất, vật thể. Giúp ta biết mỗi chất có những tính chất nhất định. Bài học hôm nay giúp chúng ta rõ hơn về chất tinh khiết và hỗn hợp. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút) - Mục tiêu: Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp: chất không có lẫn chất khác (chất tinh khiết) mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không. Phân biệt nước tự nhiên là nước hỗn hợp và nước cất là nước tinh khiết. - Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; thực hành thí nghiệm, phương pháp thuyết trình. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt GV: Nước tự nhiên là một hỗn hợp Vậy em hiểu thế nào là hỗn hợp? HS: Đọc sgk, quan sát chai nước khoáng, ống nước cất và cho biết chúng có những tính chất gì giống nhau? III. Chất tinh khiết. 1. Hỗn hợp Tính chất của hổn hợp thay đổi tuỳ theo thành phần các chất trong hỗn hợp. KL: Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn. GV: Cho học sinh quan sát chưng cất nước như H1.4a và nhiệt độ sôi 1.4b, ống nước cất rồi nhận xét. GV: Làm thế nào khẳng định nước cất là chất tinh khiết? (Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, D). GV: Giới thiệu chất tinh khiết có những tính chất nhất định. Vậy chất tinh khiết là gì? HS: Quan sát HS: Chưng cất nước tự nhiên nhiều lần thì thu được nước cất 2. Chất tinh khiết: - Chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định. VD: Nước cất (Nước tinh khiết) Nước cất có tonc = 0oC, tos = 100oC, D= 1g/cm3... GV: Tách chất ra khỏi hỗn hợp nhằm mục đích thu được chất tinh khiết. Có một hỗn hợp nước muối, ta làm sao tách muối ra khỏi hỗn hợp muối và nước? Ta đã dựa vào tính chất nào của muối để tách được muối ra khỏi hỗn hợp muối và nước? HS: - khuấy tan một lượng muối ăn vào nước -> hỗn hợp trong suốt - Đun nóng nước bay hơi, ngưng tụ hơi -> nước cất. - Cạn nước thu được muối ăn. 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp Dựa vào các tính chất vật lý khác nhau có thể tách được một chất ra khỏi hỗn hợp. * Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (8 phút) - Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập - Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Cho học sinh làm bài tập 4, bài tập 7 (a,b). Cho HS nhắc lại nội dung chính của bài 2. HS trả lời Ghi nhớ Hoạt động 4: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) - Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học - Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học. Phẩm chất tự tin, tự lập. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - Bài tập về nhà: 5, 6,7,8, SGK/11 - Đọc trước nội dung bài thực hành. - Vẽ sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy V/ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tuần 2 Ngày soạn: 4/9/2020 Tiết 4: BÀI THỰC HÀNH 1 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức - Sử dụng thiết bị và tiến hành thí nghiệm, tách riêng được hỗn hợp muối ăn và cát. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, biết cách quan sát, thí nghiệm. - Kĩ năng viết báo cáo thí nghiệm. Thái độ - Nghiêm túc trong thí nghiệm và tinh thần hoạt động nhóm. Định hướng phát triển năng lực/ Hình thành năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự học. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực giao tiếp, hợp tác. + Năng lực tự quản lí. - Năng lực chuyên biệt: + nghiên cứu và thực hành hóa học. + Năng lực vận dụng kiến thức. + Năng năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH: Giáo viên - Giáo án, SGK, chuẩn KTKN - Hóa chất, dụng cụ (cho một nhóm thực hành): + Hóa chất: Một cây nến (parafin); lưu huỳnh; nước; cát, muối ăn. + Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đũa thủy tinh, phễu thủy tinh, giấy lọc, 2 cốc 50 ml, 1 cốc 250 ml chứa ¼ nước, đèn cồn, bật lửa, nhiệt kế, kẹp gỗ, kiềng sắt, tấm lưới sắt (hoặc amiang), bình tia chứa nước. - Thiết kế “Phiếu thực hành” phát cho HS từ buổi học trước. Học sinh - Chuẩn bị “Phiếu thực hành” ở nhà; dự đoán các hiện tượng và kết quả thí nghiệm ghi ở cột 1. - Chuẩn bị báo cáo TN theo mẫu: làm trước các cột (1), (2) và (4) Tên thí nghiệm Mục đích TN Cách tiến hành TN và yêu cầu TN Hiện tượng, giải thích Ghi chú (1) (2) (3) (4) Thí nghiệm 1: III/ PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm, thí nghiệm. - Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời. IV/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chức lớp (1 phút) Kiểm tra bài cũ (.. phút): lồng ghép trong quá trình dạy học Bài mới: * Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) - Mục tiêu: HS biết nguyên tắc tách các chất ra khỏi nhau. - Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Để tách các chất ra khỏi nhau ta phải làm thế nào? HS trả lời Nhận xét Dựa vào tính chất khác nhau của các chất * GV chuyển ý vào bài mới: Để có kỹ năng thực hành tốt hơn, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành đo nhiệt độ nóng chảy và tách một số chất ra khỏi hỗn hợp. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút) - Mục tiêu: Sử dụng dụng cụ, hóa chất và tiến hành thí nghiệm. - Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; thực hành thí nghiệm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học. Thực hành thí nghiệm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tên các thí nghiệm trong bài thực hành. - Hướng dẫn các nhóm kiểm tra dụng cụ, hóa chất Hs: - Tên thí nghiệm: + Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. - Các nhóm kiểm tra dụng cụ, hóa chất I. Tiến hành thí nghiệm - Dụng cụ, hóa chất. GV: lưu ý học sinh cách sử dụng đèn cồn (Minh họa cụ thể). GV: Cách sử dụng kẹp gỗ và đun nóng ống nghiệm - Lắng nghe. 1. cách sử dụng đền cồn, ống nghiệm Cách sử dụng đề cồn. Cách hơ ống nghiệm. - GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành TN2 GV: lưu ý học sinh Khi đun nóng, để ống nghiệm hơi nghiêng, lúc đầu hơ dọc ống nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều, sau đó mới đun phần đáy ống. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người. (Minh họa cụ thể). GV: - Gọi HS nêu dự đoán TN2 (đã chuẩn bị ở nhà). (HS có thể dự đoán sai). GV: Để chứng minh dự đoán của các em có đúng như thực tế làm thí nghiệm không? Các em tiến hành TN và ghi kết quả vào cột 2 của phiếu thực hành và giải thích. GV: GV tổ chức cho học sinh thảo luận: Gọi đại diện nhóm học sinh trình bày kết quả thí nghiệm (chất còn lại trong ống nghiệm và trên giấy lọc và giải thích quá trình tiến hành thí nghiệm). - GV đề nghị các nhóm khác nhận xét và cuối cùng kết luận. Học sinh trình bày kết quả TN: Chất còn lại trong ống nghiệm là muối ăn, chất trên giấy lọc là cát. Giải thích: Khi khuấy đều hỗn hợp với nước thấy muối tan, còn cát khôn tan. Khi lọc, nước có hòa tan muối ăn đi qua màng giấy lọc còn cát bị giữ lại. Khi đun nước lọc, nước bay hơi còn muối ăn không bay hơi. GV: đề nghị HS tự đánh giá bằng cách đối chiếu dự đoán của mình ở nhà với kết quả thực tế của TN. - Hướng dẫn học sinh làm tường trình theo bảng chuẩn bị của học sinh. HS: nêu cách tiến hành thí nghiệm 2 HS: nêu dự đoán. HS: tiến hành TN 2, quan sát và mô tả hiện tượng TN, giải thích và ghi kết quả vào cột 2 của phiếu thực hành. HS: làm tường trình. 2. thí nghiệm: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát - Tách được muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối và cát vì muối tan trong nước, còn cát không tan và nước bay hơi còn muối ăn thì không bay hơi. * Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (8 phút) - Mục tiêu: Viết báo cáo thí nghiệm, thu dọn dụng cụ, vệ sinh lớp - Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; phương pháp thuyết trình. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hoạt động nhóm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt GV nhận xét buổi thí nghiệm: về tình hình chuẩn bị của học sinh, kết quả thực hành, việc sử dụng hóa chất, tinh thần kỉ luật trật tự và thái độ học tập. Học sinh thu dọn dụng cụ thí nghiệm. Vệ sinh lớp học. HS lắng nghe. Viết báo cáo Thu dọn Vệ sinh Bản báo cáo thí nghiệm Hoạt động 4: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) - Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học - Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ. - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Đọc trước nội dung bài mới (nguyên tử). - Ghi nhớ Đọc trước bài mới V/ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tuần 3 Ngày soạn: 6/9/2020 Tiết 5: NGUYÊN TỬ I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức - Nêu được các chất đều được cấu tạo nên từ các nguyên tử. - Trình bày được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương, và vỏ tạo bởi các electron mang điện âm. - Trình bày được hạt nhân cấu tạo bởi proton và nơtron (p và n), nguyên tử cùng loại có cùng số p. Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. - Trình bày được trong nguyên tử thì số e = số p. Các e được sắp xếp thành lớp electron. Kĩ năng - Rèn luyện khả năng quan sát và tư duy cho HS. - Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể. Thái độ - Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần học tập cao, hứng thú với môn học. Định hướng phát triển năng lực/ Hình thành năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự học. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực giao tiếp, hợp tác. + Năng lực tự quản lí. - Năng lực chuyên biệt: + Sử dụng ngôn ngữ hóa học. + Năng lực vận dụng kiến thức. + Năng năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH: Giáo viên - Giáo án, SGK, chuẩn KTKN - Đồ dùng thiết bị: - Nội dung trình chiếu về kích thước nguyên tử, sơ đồ cấu tạo nguyên tử, hạt nhân, ba đồng vị của hiđro. - Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, sách bài tập. Học sinh - Học bài cũ, làm bài tập về nhà và đọc trước bài mới. III/ PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp dạy học: Dạy học trực quan, vấn đáp – tìm tòi, quan sát, trình bày 1 phút, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời. IV/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chức lớp (1 phút) Kiểm tra bài cũ (.. phút): lồng ghép trong quá trình dạy học Bài mới: * Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) - Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Dựa vào đâu để có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp? Dựa vào tính chất vật lí khác nhau của từng chất để tách chúng ra khỏi hổn hợp. Các chất khác nhau thì có tính chất khác nhau. * GV chuyển ý vào bài mới: Chúng ta đã biết mọi vật thể tồn tại xung quanh chúng ta đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Thế còn các chất được tạo r
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_khoi_8_tiet_1_11_nam_hoc_2020_2021.docx