Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 5: Phản ứng hóa học - Đinh Thị Thanh Huyền

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 5: Phản ứng hóa học - Đinh Thị Thanh Huyền

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

Nêu được:

- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.

- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.

- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

- Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.

- Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra

- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm:

+ Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.

+ Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.

 Kĩ năng

- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.

- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.

- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.

- Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.

- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.

¬- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.

- Viết tường trình hoá học.

Thái độ

- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống nhận biết được hiện tượng vật lý và hoá học .

- Cẩn thận trong quá trình thí nghiệm hóa học

 

docx 7 trang thucuc 6170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 5: Phản ứng hóa học - Đinh Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 18/10/2020
Chủ đề 5: Phản ứng hóa học
Giới thiệu chung: Chủ đề phản ứng hóa học gồm các nội dung chủ yếu sau: Khái niệm hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học; phân biệt hiện tượng vật lý và hóa học; khái niệm phản ứng hóa học;điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra; dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học .
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 03 tiết
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
Nêu được:
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.
- Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra 
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm: 
+ Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.
+ Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.
 Kĩ năng
- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
- Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.
- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.
- Viết tường trình hoá học.
Thái độ
- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống nhận biết được hiện tượng vật lý và hoá học .
- Cẩn thận trong quá trình thí nghiệm hóa học
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác; 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học;
- Năng lực thực hành hoá học;
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; 
- Năng lực tính toán hóa học;
 - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV)
- Dụng cụ: Đèn cồn, nam châm, kẹp gỗ, kiềng đun, ống nghiệm, cốc thủy tinh, , giá ống nghiệm, đũa thủy tinh.
- Hóa chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh, đường, nước, muối ăn, Al, HCl, P đỏ, d/ dịch Na2SO4 , dung dịch BaCl2, KMnO4 , dung dịch Ca(OH)2 , dung dịch Na2CO3.
-Hình 2.5 trong SGK.
2. Học sinh
Thí nghiệm đun nước muối, đốt cháy đường.
Tìm hiểu sự biến đổi của các chất trong tự nhiên và đọc SGK.
Tìm hiểu điều kiện, dấu hiệu để phản ứng hóa học xảy ra.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.
- Sự biến đổi của chất như thế nào thì được gọi là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học.
Phản ứng hóa học là gì, khi nào xảy ra, dựa vào đâu để nhận biết
- GV cho HS dự đoán hiện tượng và các chất tạo thành (là chất ban đầu hay chất khác) khi để cục nước đá ngoài không khí, cốc nước sôi có đậy miếng kính ở trên miệng, cho cục vôi sống vào chậu nước, cho đường vào nước, đun nóng đường, trộn bột sắt với bột lưu huỳnh.
GV có thể sử dụng thêm một số tình huống xuất phát từ thực tiễn: than màu đen, khi đun xong tạo thành xỉ màu vàng, vắt quả chanh lên nền gạch đỏ thấy sủi bọt...(tùy từng đối tượng HS)
Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung
GV dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên.
HS: có thể nêu ra các ý kiến khác nhau về sự biến đổi của các chất.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh 
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
-Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
-Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
 Nội dung 1: Sự biến đổi chất
GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu các kiến thức về sự biến đổi chất, HS có thể đề xuất nhiều cách khác nhau, GV nên chọn cách thí nghiệm, quan sát và nghiên cứu tài liệu như sau:
- GV đưa cho mỗi nhóm HS: Cốc nước nóng, cục nước đá, tấm thủy tinh, đèn cồn, ống nghiệm, đĩa thủy tinh, chậu thủy tinh, miếng kính, nam châm, đường, vôi sống, bột sắt, bột lưu huỳnh (trộn bột sắt và bột lưu huỳnh theo tỷ lệ 56:32 về khối lượng).
-GV yêu cầu mỗi nhóm đề xuất cách tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng (HS có thể tham khảo sách giáo khoa)
-GV lưu ý HS quan sát (trạng thái của các chất, có tan trong nước không, dung dịch trong suốt hay vẩn đục, dùng nam châm để thử tính chất của sắt).
-Khi HS tiến hành thí nghiệm GV bao quát lớp, đi tới các nhóm để hướng dẫn thêm, điều chỉnh các sai lầm, giúp đỡ HS (nếu cần thiết). 
-GV nên nhắc nhở động viên HS làm thí nghiệm độc lập, không nên làm theo ý tưởng của nhóm khác. Nếu HS copy ý tưởng của nhóm khác mà chưa đúng GV nên động viên HS lần sau phải chủ động và tự tin vào khả năng của mình vì hiểu biết của các nhóm khác cũng chưa chắc đã chính xác
Sản phẩm: HS ghi kết quả thí nghiêm vào vở thực hành 
Các nhóm HS báo cáo kết quả sau khi đã tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu. 
1. Hiện tượng vật lí:
Là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Ví dụ: 
Nước đá để ngoài không khí chảy thành nước lỏng.
2. Hiện tượng hoá học: 
Là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
Ví dụ: 
Khi bị đun nóng, đường phân huỷ biến đổi thành than và nước 
- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Diễn biến của phản ứng hóa học
 Nội dung 2: Phản ứng hóa học
GV: Cho HS đọc phần định nghĩa SGK/ 48.
- Phản ứng hóa học là gì? 
HS: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
GV cho HS trả lời câu hỏi chất ban đầu và chất mới sinh ra là gì?
HS: Chất ban đầu gọi là chất tham gia phản ứng.Chất mới sinh ra gọi là: chất tạo thành hay còn gọi là sản phẩm.
GV: Giới thiệu phương trình chữ của bài tập số 2 (SGK tr. 47) mà HS đã chữa trên bảng.
GV:Trong quá trình xảy ra phản ứng lượng chất tham gia va chất tạo thành tăng hay giảm như thế nào?
GV:Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 2.5 .
GV: Trước phản ứng (hình a) có những nguyên tử nào, phân tử nào liên kết với nhau?
HS: Ở hình a có 2 phân tử hiđrô và 1 phân tử oxy, 2 nguyên tử H liên kết với nhau thành 1 phân tử H2 và oxi cũng vậy.
GV:So sánh số nguyên tử hiđrô và oxi trong phản ứng (b) và trước phản ứng (a)
HS: số nguyên tử H và O ở b bằng số nguyên tử H và O ở a.
GV: Trong phản ứng (hình b) các nguyên tử nào liên kết với nhau?
HS: Trong phản ứng các nguyên tử chưa liên kết với nhau,
 GV: Sau phản ứng (hình c) có các phân tử nào?
 HS: Sau phản ứng có các phân tử H2O được tạo thành
GV:Các nguyên tử nào liên kết với nhau? 
HS:, trong đó 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H.
GV: Em hãy so sánh chất tham gia và sản phẩm về số nguyên tử mỗi nguyên tố và liên kết trong phân tử.
HS: Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi và số nguyên tử mỗi nguyên tố không thay đổi.
GV: Từ các nhận xét trên rút ra bản chất của phản ứng hóa học?
1. Định nghĩa:
Quá trình biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là phản ứng hóa học.
* Cách ghi và đọc phản ứng hóa học:
Tên các chất phản ứng và sản phẩm.
Đọc tên các chất phản ứng + tạo thành (hoặc phân hủy) các sản phẩm.
VD: Sắt + lưu huỳnh à sắt(II) sunfua.
Trong các phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
- Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.
- Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra 
 Khi nào phản ứng hóa học xảy ra và làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra
GV nêu lại tình huống đã được giải quyết ở bài trước: Khi trộn bột sắt với bột lưu huỳnh chưa thấy có sự biến đổi (chưa xảy ra phản ứng). Đun nóng mạnh hỗn hợp (hỗn hợp tự nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám, xảy ra phản ứng hóa học). GV đặt câu hỏi 
- Theo em khi nào phản ứng hóa học xảy ra? Dựa vào đâu để biết có phản ứng hóa học xảy ra
GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về phản ứng hóa học và dấu hiệu của phản ứng hóa học.
HS nêu hiểu biết của mình
GV đưa cho mỗi nhóm HS các chất: Kẽm, axit clohiđric, cục vôi sống nhỏ, nước, thanh củi, que đóm. (tùy từng đối tượng HS mà GV có thể yêu cầu thêm một số thí nghiệm khác như: thổi hơi vào ống nghiệm đựng nước và ống nghiệm đựng nước vôi trong...)
GV yêu cầu mỗi nhóm làm các thí nghiệm: Cho kẽm vào axit clohiđric, cục vôi sống nhỏ vào nước, dùng đèn cồn đốt thanh củi, que đóm. 
-GV lưu ý HS quan sát trạng thái của chất, dung dịch trong suốt hay vẩn đục nắm tay vào ống nghiệm khi làm thí nghiệm vôi sống với nước, thời gian làm thí nghiệm).
-Khi HS tiến hành thí nghiệm GV bao quát lớp, đi tới các nhóm để hướng dẫn thêm, điều chỉnh các sai lầm, giúp đỡ HS (nếu cần thiết). 
-GV nên nhắc nhở động viên HS làm thí nghiệm độc lập, không copy làm theo ý tưởng của nhóm khác.
Sản phẩm: HS báo cáo kết quả sau khi đã tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu và rút ra kết quả hoạt động
2. Điều kiện xảy ra phản ứng:
- Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.
- Một số trường hợp cần đun nóng.
- Một số trường hợp cần xúc tác.
3. Nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
Thông qua thí nghiệm phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học và nhận biết dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra
Nội dung 3: Bài thực hành 3
1) Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat(thuốc tím)
.GV : Cho HS đọc TN 1.
 GV hướng dẫn HS làm TN1:Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím).
- Chia thuốc tím làm 2 phần:
1: Cho vào ống nghiệm 1 đựng nước, lắc cho tan.
2: Bỏ vào ống nghiệm 2 và đun nóng.
- Đưa que đóm đỏ vào.Nếu que đóm đỏ bùng cháy thì tiếp tục đun. Khi thấy tàn đóm đỏ không cháy nữa thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm.
GV: Tại sao tàn đóm đỏ bùng cháy? (Hướng dẫn HS trả lời là: do có oxi được sinh ra)
GV: Tại sao thấy tàn đóm đỏ bùng cháy, lại tiếp tục đun? 
GV: Vì sao tàn đóm đỏ không bùng cháy nữa? 
GV:Lúc đó, vì sao ta ngừng đun?
GV: Yêu cầu HS quan sát ống nghiệm 1 và 2 š nhận xét và ghi vào tường trình (phần b).
Gọi một vài nhóm HS báo cáo kết quả.
GV: Trong thí nghiệm trên, có mấy quá trình biến đổi xảy ra? 
GV:Những quá trình biến đổi đó là hiện tượng vật lý hay hóa học. (giải thích)
GV: Cho HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
2) Thí nghiệm 2:
Thực hiện phản ứng với canxi hidroxyt:
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2:
GV: Trong hơi thở có khí gì?
GV: Các em hãy quan sát các hiện tượng và ghi vào vở.
GV: Trong ống nghiệm 1 và 2, trường hợp nào có phản ứng hóa học xảy ra? Giải thích? 
GV:Nhỏ 5 -> 10 giọt dung dịch natri cacbonat vào ống 3 đựng nước và ống nghiệm 4 đựng nước vôi trong
GV: Trong ống nghiệm 3 và 4, ống nào có phản ứng hoá học xảy ra? 
Dựa vào dấu hiệu nào?
GV: Yêu cầu HS ghi phương trình chữ của phản ứng hóa học xảy ra ở ống nghiệm 2.
TN1 hòa tan và đun nóng kalipemanganat:
+ Màu tím
+ Do có oxi được sinh ra
+ Vì lúc đó phản ứng đã xảy ra xong.
+ Màu đen
+ Dung dịch không có màu tím của KMnO4 ban đầu, chất rắn không tan hết. 
Hòa tan KMnO4 và chất rắn vào nước là hiện tượng vật lí. Đun nóng KMnO4 là hiện tượng hóa học.
TN2: TN thực hành với Canxi hiđrôxit.
+ Cả hai ống đều trong suốt.
+ Ở ống đựng nước không có hiện tượng gì, còn ống đựng Ca(OH)2 có xuất hiện vẫn đục trắng.
+ Trong hơi thở có khí CO2. CO2 làm đục ống nghiệm 2 (xuất hiện kết tủa) vì vậy ống nghiệm 2 có PƯHH xảy ra.
+ Ống nghiệm 1 không có hiện tượng, ống nghiệm 2 có xuất hiện vẫn đục trắng.
à Ống nghiệm 2 có PƯHH xảy ra.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học
Câu 1: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?
A. Có chất kết tủa( chất không tan)
B. Có chất khí thoát ra( sủi bọt)
C. Có sự thay đổi màu sắc
D. Một trong số các dấu hiệu trên
Câu 2: Hiện tượng nào là hiện tượng hoá học trong các hiện tương thiên nhiên sau đây ?
A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần
B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa
C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường
D. Khi mưa giông thường có sấm sét
1.D
2.C
IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực.
a.Mức độ nhận biết
 Các quá trình dưới đây là hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý? 
a. Khi nấu cơm, hạt gạo thành cơm.
b. Khi nấu cơm, nước bay hơi.
c. Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét. 
d. đốt cháy than tạo thành khí cacbon điôxit
b.Mức độ thông hiểu
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lý. Giải thích?
 a. Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi trong bị vẩn đục.
 b. Đốt cháy đường mía thành chất màu đen và mùi khét.
 c. Thanh sắt hơ nóng, dát mỏng thành dao, rựa.
 d. Lưu huỳnh cháy tạo thành khí sunfurơ.
 c. Mức độ vận dụng
Bài 1: Biểu diễn các phản ứng sau bằng phương trình chữ:
a) Đốt đây magie cháy trong oxi của không khí tạo thành magie oxit.
b) Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt khí hidro và sinh ra muối kẽm clorua.
c) Nhỏ dung dịch bari clorua vào axit sunfuric thấy có kết tủa trắng là muối bari sunfat và axit mới tạo thành là axit clohidric.
d. Mức độ vận dụng cao:
Bài 2: 
a) Khi cho một mẩu vôi sống (có tên là canxi oxit) vào nước, thấy nước nóng lên, thậm chí có thể sôi lên sùng sục, mẩu vôi sống tan ra. Hỏi có phản ứng hóa học xảy ra không? Vì sao?
b) Viết phương trình hóa học bằng chữ cho phản ứng vôi tôi, biết vôi tôi tạo thành có tên là canxi hidroxit.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_5_phan_ung_hoa_hoc_dinh_thi_tha.docx