Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 6: Phương trình hóa học - Đinh Thị Thanh Huyền

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 6: Phương trình hóa học - Đinh Thị Thanh Huyền

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

Học sinh biết:

- Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học.

- Các bước lập phương trình hoá học.

- Ý nghĩa của phương trình hoá học: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số

phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.

-Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.

 Kĩ năng

- Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm.

- Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể.

- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.

- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.

Tính được m của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.

 Thái độ

- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.

- Cẩn thận trong quá trình thí nghiệm hóa học

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực tự học; năng lực hợp tác;

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học;

- Năng lực thực hành hoá học;

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học;

- Năng lực tính toán hóa học;

 

docx 7 trang thucuc 10361
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 6: Phương trình hóa học - Đinh Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Chủ đề 6: Phương trình hóa học
Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề phương trình hóa học gồm các nội dung chủ yếu sau: phương trình hóa học, các bước lập phương trình hóa học, ý nghĩa của phương trình hóa học ,định luật bảo toàn khối lượng.
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 04 tiết
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
Học sinh biết:
- Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học.
- Các bước lập phương trình hoá học.
- Ý nghĩa của phương trình hoá học: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số
phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.
-Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.
 Kĩ năng
- Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm.
- Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể.
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.
Tính được m của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.
 Thái độ
- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
- Cẩn thận trong quá trình thí nghiệm hóa học
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác; 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học;
- Năng lực thực hành hoá học;
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; 
- Năng lực tính toán hóa học;
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên 
Hóa chất
Dụng cụ
Dung dịch BaCl2
-Cân
Dung dịch Na2SO4
-2 cốc thuỷ tinh
 Tranh vẽ hình 2.5 SGK/ 48
 Phiếu học tập
2. Học sinh
 -Xem lại cách viết phương trình chữ.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Nhớ lại cách viết phương trình chữ, từ phương trình chữ suy ra phương trình hóa học.
Giúp HS biết cách viết phương trình hóa học
Một nhà sinh học ví cây xanh như sau:
 Cây xanh ơi! Anh anh hùng lắm.
Anh hít khí trời (khí cacbonic), anh xơi nước lã.
Anh thải cho đời hàng vạn lá xanh tươi.
GV yêu cầu HS: hãy biểu diễn bằng phương trình chữ cho bài thơ trên. Biết “ hàng vạn lá xanh tươi” chỉ glucozơ và khí oxi.
HS viết pt chữ
GV nếu thay thế các tên gọi bằng công thức hóa học , ta được phương trình hóa học.
Vậy làm thế nào để số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau( hay lập một phương trình hóa học)? ý nghĩa của phương trình hóa học là gì? Làm thế nào để tính được khối lượng của các chất trong phương trình hóa học?
Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu trong chủ đề này.
PT chữ: 
Khí cacbonic + nước 
glucozơ + oxi
PTHH:
CO2 + H2O 
C6H12O6 + O2
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh 
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Biết phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học , biết cách lập phương trình hóa học theo 3 bước, biết ý nghĩa của phương trình hóa học.
Nội dung 1: Phương trình hoá học
Lập phương trình hóa học
Phương trình hóa học
GV: -Dựa vào phương trình chữ của bài tập 3 SGK/ 54 yêu cầu HS viết CTHH của các chất có trong phương trình phản ứng 
(Biết rằng Magieoxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố: Magie và Oxi
HS: Phương trình chữ:
Magie + Oxi g Magieoxit
-CTHH của Magieoxit là: MgO
-Sơ đồ của phản ứng:
Mg + O2 4 MgO
GV: Theo ĐLBT nguyên tố thì số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không đổi. g Em hãy cho biết số nguyên tử oxi ở 2 vế phương trình là bao nhiêu ?
HS: -Số nguyên tử oxi:
+ Ở vế phải : 1 oxi
+ Ở vế trái : 2 oxi
GV: gVậy ta phải đặt hệ số 2 trước MgO để số nguyên tử Oxi ở 2 vế bằng nhau.
-Hãy cho biết số nguyên tử Mg ở 2 vế phương trình lúc này thay đổi như thế nào ?
gTheo em ta phải làm gì để số nguyên tử Mg ở 2 vế phương trình bằng nhau ?
HS: -Số nguyên tử Mg:
+ Ở vế phải : 2 Magiê
+ Ở vế trái : 1 Magiê
-Phải đặt hệ số 2 trước Mg
GV: Hướng dẫn HS viết phương trình hóa học, phân biệt hệ số và chỉ số.
-Yêu cầu HS quan sát hình 2.5 SGK/ 48, lập phương trình hóa học giữa Hiđro và Oxi theo các bước sau:
+Viết phương trình chữ.
+Viết công thức của các chất có trong phản ứng.
+Cân bằng phương trình.
-Theo em phương trình hóa học là gì ?
HS: -Phương trình hóa học của phản ứng:
 2Mg + O2 g 2MgO
-Quan sát và viết phương trình theo các bước:
Hiđro + Oxi g Nước
 H2 + O2 4 H2O
2H2 + O2 g 2H2O
Kết luận:
Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
2. Các bước lập phương trình hóa học 
GV yêu cầu HS nêu các bước lập phương trình hóa học 
HS: Các bước lập phương trình hóa học
b1: Viết sơ đồ phản ứng.
b2:Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
b3: Viết phương trình hóa học.
GV phát phiếu học tập cho HS
II.ý nghĩa của phương trình hóa học 
GV Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau :Dựa vào 1 phương trình hóa học, ta có thể biết được những điều gì ?
HS -Phương trình hóa học cho biết : tỉ lệ số nguyên tử (phân tử ) giữa các chất trong phản ứng.
GV Em có nhận xét gì về tỉ lệ của các phân tử trong phương trình sau:
2H2 + O2 2H2O
GV phát phiếu học tập 2 cho HS
Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
b1: Viết sơ đồ phản ứng
b2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
b3: Viết phương trình hóa học.
Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
Biết nội dung của định luật bảo toàn khối lượng. Trong 1 phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
Biểu thức của định luật.
m A + mB = mC + mD 
Nội dung 2: Định Luật bảo toàn khối lượng
1.Thí nghiệm
GV: Giới thiệu 2 nhà hóa học Lômônôxôp (Nga) và Lavoadie (Pháp)
-Làm thí nghiệm SGK/ 53
b1: Đặt 2 cốc chứa dd BaCl2 và Na2SO4 lên 1 đĩa cân
b2: Đặt các quả cân lên đĩa cân còn lại.
gYêu cầu HS quan sát, nhận xét.
b3: Đổ cốc đựng dd BaCl2 vào cốc đựng dd Na2SO4.gYêu cầu HS quan sát và rút ra kết luận.
HS rút ra nhận xét:
Kim cân ở vị trí thăng bằng.
Kết luận: Có chất rắn màu trắng xuất hiện g Có phản ứng hóa học xảy ra.
Kim cân lúc này ở vị trí nào ?
-Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của các chất tham gia và các sản phẩm ?
-Kim cân ở vị trí cân bằng.
- Tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng các sản phẩm
GV: †Giới thiệu: đó là nội dung cơ bản của định luật bảo toàn khối lượng.
- Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trong thí nghiệm trên, biết sản phẩm của phản ứng là: Natri clorua và Bari sunfat.
HS: - Phương trình chữ:
Bari clorua + Natri sunfat → Bari sunfat + Natri clorua
2. Định luật
-Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK/ 53.
-Hướng dẫn HS giải thích dựa vào hình 2.5 SGK/ 48.
+Bản chất của phản ứng hóa học là gì ?
+Trong phản ứng hóa học số nguyên tử của mỗi nguyên tố có thay đổi không ?
†Kết luận: Vì vậy tổng khối lượng của các chất được bảo toàn. 
-Giả sử , có phản ứng tổng quát giữa chất A và chất B tạo ra chất C và Chất D thì phương trình chữ và định luật được thể hiện như sau:
Phương trình chữ:
A + B g C + D 
Biểu thức:
m A + mB = mC + mD 
- GV yêu cầu HS viết biểu thức của định luật cho thí nghiệm trên.
- HS viết biểu thức
m BariClorua + m NatriSunfat = m NatriClorua + m BariSunfat
GV: Tại sao trong phản ứng hóa học chất thay đổi nhưng khối lượng các chất trước và sau phản ứng lại không thay đổi ?
HS: HS giải thích: trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi, tuy có sự tạo thành chất mới nhưng số nguyên tử của các nguyên tố giữ nguyên, nguyên tử khối của các chất không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
Đặc 2 cốc như hình vẽ 2.7 trang 53. Sau đó quan sát hiện tượng trên cân trước và sau phản ứng xảy ra.
Trong 1 phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
Giả sử:
-Phương trình chữ:
A + B g C + D
-Biểu thức:
m A + mB = mC + mD 
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
HS biết cách vận dụng biểu thức định luật bảo toàn khối lượng để giải bài tập.
Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g P trong không khí, thu được 7,1 g Điphotphopentaoxit (P2O5).
a.Viết phương trình chữ của phản ứng.
b.Tính khối lượng của oxi đã phản ứng.
Bài tập 2: Nung đá vôi ( CaCO3) người ta thu được 112 kg Canxioxit ( CaO) và 88 kg khí Cacbonic.
a. Hãy viết phương trình chữ.
b. Tính khối lượng của đá vôi cần dùng.
Bài tập 3: Photpho bị đốt cháy trong không khí thu được hợp chất P2O5 (Điphotphopentaoxit)
Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng trên ?
Bài tập 1:
 a.Phương trình chữ:
	t0	
photpho+oxig
điphotphopentaoxit
b.Theo ĐL BTKL ta có:
m photpho + m oxi = 
m điphotphopentaoxit
g3,1 + m oxi = 7,1
g m oxi = 7,1 - 3,1 = 4 g 
Bài tập 2: 
a.Phương trình chữ:
	t0	
Đá vôi g canxioxit + khí cacbonic
b.Theo ĐL BTKL ta có:
m Đá vôi = m canxioxit 
 + m khí cacbonic
gm Đá vôi = 112 + 88 = 200kg
Bài tập 3:
-Chất tham gia: P và O2 
-Sản phẩm: P2O5 
b1: Sơ đồ của phản ứng:
P + O2 4 P2O5
b2: Cân bằng số nguyên tử:
+Thêm hệ số 2 trước P2O5 
P + O2 4 2P2O5 
+Thêm hệ số 5 trước O2 và hệ số 4 trước P.
4P + 5O2 4 2P2O5 
b3: Viết phương trình hóa học:
4P + 5O2 4 2P2O5 
IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực.
a. Mức độ nhận biết
Câu 1 :Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách phát biểu nào đúng?
A. Tổng sản phẩm các chất bằng tổng chất tham gia 
B. Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành 
C. Trong một PƯHH, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng 
D. Không phát biểu nào đúng 
Câu 2: Các bước lập phương trình hóa học là:
	A. Viết sơ đồ của phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và chất sản phẩm
	B. Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức
	C. Viết phương trình hóa học	
 D. Lần lượt thực hiện cả A, B, C
b. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Cho phương trình phản ứng: P + O2 → P2O5 
Hệ số cân bằng của phương trình lần lượt là
	A. 4; 3; 2	B. 4; 5; 2	C. 3; 2; 4	D. 2; 1; 2
Câu 2: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào cân bằng đúng?
A. 3Fe(OH)3 → Fe2O3 + 2H2O
B. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl
C. 2Na + O2 → Na2O
D. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Câu 3: Cho phương trình phản ứng: Fe + O2 → Fe3O4 
Hệ số cân bằng của phương trình lần lượt là
	A. 1; 3; 2	B. 4; 5; 2	C. 3; 2; 4	D. 3; 2; 1
c. Mức độ vận dụng
Câu 1: Than cháy theo phản ứng hóa học : Cacbon + khí Oxi khí Cacbonic 
 Cho biết khối lượng của cacbon là 4,5 kg, khối lượng khí oxi là 12,5 kg. Khối lượng khí cacbonic là?
	A. 15 kg 	B. 16,5 kg 	C. 17 kg 	D. 20 kg 
Câu 2: Khi nung đá vôi (canxi cacbonat) bị phân hủy theo PƯHH Canxi cacbonatVôi sống + khí Cacbonic 
 Cho biết khối lượng canxi cacbonat là 100 kg, khối lượng khí cacbonic là 44 kg. Khối lượng vôi sống là:
	A. 50 kg 	B. 56 kg 	C. 60 kg 	D. 66 kg 
d. Mức độ vận dụng cao:
 Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Mg vào dung dịch axit sunfuric chứa 29,4 gam axit sunfuric thu được 0,4g khí hiđro và muối magie sunfat.
a/ Viết phương trình chữ của phản ứng trên.
b/ Viết biểu thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. Biết sau phản ứng còn dư 9,8g axit H2SO4
c/ Tính khối lượng muối MgSO4 thu được ?
 Câu 2: Lập PTHH cho các phản ứng có sơ đồ sau :
a/ C2H6O + O2 4 CO2 + H2O
b/ CnH2n + O2 4 CO2 + H2O
c/ CnH2n+2 + O2 4 CO2 + H2O
d/ CxHy + O2 4 CO2 + H2O
V. Phụ lục
 PHIẾU HỌC TẬP 1
1/ Photpho bị đốt cháy trong không khí thu được hợp chất P2O5 (Điphotphopentaoxit)
Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng trên ?
2/ Cho sơ đồ các phản ứng sau:
a. Fe + Cl2 4 FeCl3 
b. SO2 + O2 4 SO3 
c. Na2SO4+ BaCl24 NaCl+ BaSO4
d.Al2O3+H2SO44 Al2(SO4)3+H2O
Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng trên ?
PHIẾU HỌC TẬP 2
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a. Al + O2 4 Al2O3 
b. Fe + Cl2 4 FeCl3 
c. CH4 + O2 4 CO2 + H2O 
Hãy cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_6_phuong_trinh_hoa_hoc_dinh_thi.docx