Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 14: Bài luyện tập 2
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- HS được ôn tập vận dụng kiến thức về công thức của đơn chất, hợp chất, cách lập công thức hoá học, tính khối lượng phân tử của chất, quy tắc hóa trị.
2. Về kỹ năng
- Củng cố bài tập xác định hoá trị của một nguyên tố, lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị, tính khối lượng phân tử của chất
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; năng lực giao tiếp - hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề -sáng tạo, khám phá, vận dụng làm bài tập
- Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, giao tiếp
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
+ Chăm học, ham học, có tinh thần tự học
+ Vượt khó trong công việc
5. Nội dung tích hợp:
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, trực quan.
III. Chuẩn bị GV – HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh:
Ôn lại kiến thức bài công thức hóa học và hóa trị đã học.
IV. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: (1p) - KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong các hoạt động
3. Các hoạt động học:
Hoạt động 1. Khởi động
- Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới: Công thức hóa học
- Thời gian: 5p
- Cách thức tiến hành:
Ngày soạn : Tiết 14 Ngày giảng: BÀI LUYỆN TẬP 2 I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - HS được ôn tập vận dụng kiến thức về công thức của đơn chất, hợp chất, cách lập công thức hoá học, tính khối lượng phân tử của chất, quy tắc hóa trị. 2. Về kỹ năng - Củng cố bài tập xác định hoá trị của một nguyên tố, lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị, tính khối lượng phân tử của chất 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; năng lực giao tiếp - hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề -sáng tạo, khám phá, vận dụng làm bài tập - Năng lực đặc thù: + Nhận thức khoa học tự nhiên + Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, giao tiếp + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 4. Định hướng phát triển phẩm chất: + Chăm học, ham học, có tinh thần tự học + Vượt khó trong công việc 5. Nội dung tích hợp: II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, trực quan. III. Chuẩn bị GV – HS: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Máy chiếu, phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức bài công thức hóa học và hóa trị đã học. IV. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: (1p) - KTSS 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong các hoạt động 3. Các hoạt động học: Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới: Công thức hóa học - Thời gian: 5p - Cách thức tiến hành: Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn Luật chơi: - Gv cho 3-4 hs tham gia - Trong vòng 1 phút lần viết các đáp án mà em biết - Ai viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng. Câu hỏi: Viết tên, KHHH các nguyên tố và hóa trị của chúng ? Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài - Dự kiến sản phẩm của học sinh: HS viết được đúng tên, KHHH và hóa trị của các nguyên tố HH - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức : Ôn tập một số kiến thức cần nhớ. - Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức đã học trong bài công thức hóa học và hóa trị. - Thời gian: 10p - Cách thức tiến hành: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung GV: Tổ chức cho HS trò chơi ô số may mắn để khắc sâu các khái niệm đã học. - GV: Mỗi dãy bàn là một đội, phổ biến luật chơi. Luật chơi: Có 2 đội chơi. Mỗi đội sẽ chọn một con số may mắn. Có 8 con số, đằng sau mỗi con số là một câu hỏi hoặc điểm thưởng của con số may mắn tương ứng. Nếu trả lời đúng câu hỏi thì được 10 điểm , nếu trả lời sai không được điểm và đội khác sẽ được quyền trả lời. Mỗi đội chỉ được trả lời 1 lượt 1 lần 1: Chất được biểu diễn bằng: A. Công thức hóa học. B. Nguyên tố hóa học. C. Nguyên tử khối. D. Phân tử khối. Đáp án : A. 2 : Công thức hóa học dạng chung: A dùng biểu diễn các đơn chất : A. Kim loại: đồng, sắt, nhôm, kẽm.. . B. Một vài phi kim: Cacbon, silic, lưu huỳnh, phôt pho . C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai Đáp án : C. 3 : Ô may mắn ( bạn được thưởng 10 điểm) 4 : CTHH dạng Ax dùng biểu diễn các đơn chất: A. Kim loại: Đồng, Sắt, Kẽm,Nhôm B. Nhiều phi kim : Hidro, oxi C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai Đáp án : B. 5 : Công thức hóa học của hợp chất được biểu diễn dưới dạng : A. AxBy. B. AxByCz C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai Đáp án : C. 6 : Con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử gọi là gì? A. Hóa trị B. Chỉ số C. Hệ số D. Chỉ số, hệ số Đáp án : A. 7 : Ô may mắn ( bạn được thưởng 10 điểm) 8: Hợp chất xy. Với : A,B có thể là nguyên tử hay nhóm nguyên tử a,b là hóa trị của A,B Theo quy tắc hóa trị luôn có: A. x.y = a. b B. a.y = b.x C. a.x = b.y D. Cả ba ý trên đều đúng Đáp án : C. Qua trò chơi em cần nhớ những kiến thức cơ bản nào? HS TL - Em hãy nêu quy tắc hoá trị của hợp chất 2 nguyên tố? HS trả lời. - Quy tắc hoá trị được vận dụng để giải các loại bài tập nào? Yêu cầu học sinh nêu các bước giải bt tính hóa trị và lập CTHH? I. Kiến thức cần nhớ. 1. Công thức hóa học - CT chung của đơn chất A : Đối với KL và 1 số pK An: Đối với 1 số pK - CT chung của hợp chất: AxBy 2. Hóa trị Hợp chất 2 nguyên tố: xy → Quy tắc hoá trị: a.x = b.y * Vận dụng: - Tính hoá trị của một nguyên tố chưa biết - Lập công thức hoá học khi biết hóa trị - Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả tham gia trò chơi và tổng kết kiến thức cần nhớ - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: *Năng lực nhận thức KHTN: Mức 3: Trả lời nhanh chính xác các câu hỏi của trò chơi , tổng kết đủ kiến thức cần nhớ Mức 2: Trả lời chính xác các câu hỏi của trò chơi , tổng kết chưa đủ kiến thức cần nhớ Mức 1: Trả lời còn sai 1 số câu hỏi của trò chơi , tổng kết chưa đủ kiến thức cần nhớ HĐ 3. Luyện tập – Vận dụng - Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng: +Tính hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử. + Lập CTHH của các hợp chất khi biết hóa trị của chúng. + Tính PTK của một số phân tử. - Thời gian: 25p - Cách thức tiến hành: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành BT Bài 1: Tính hoá trị chưa biết + Tính hoá trị của F trong hợp chất PH3 + Tính hoá trị của Fe trong hợp chất Fe2(SO4)3 ( biết nhóm SO4 hoá trị II). HS thảo luận (4 nhóm) làm bài tập (thời gian 3 phút) + Nhóm 1,2 làm ý 1 + Nhóm 3,4 làm ý 2 GV chiếu đáp án chuẩn Các nhóm 1,2; 3,4 trao đổi chéo PHT chấm điểm Gv nhận xét -Nêu các bước giải BT tính hóa trị của 1 nguyên tốY? Bài 2: Lập công thức hóa học hợp chất có phân tử gồm: a/ Ba (II) và Cl (I) b/ Al (III) và SO4 (II) - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - HS xác định yêu cầu bài tập, nêu các bước hướng giải bài tập. - GV gọi 2 HS lên bảng hoàn thành bài tập. - GV quan sát học sinh trên bảng và dưới lớp làm bài tập. - HS nhận xét và sửa sai nếu có - Gv kết luận cho điểm GV * Lưu ý: - Khi a = b ® x = 1 ; y = 1. - Khi a b ® x = b ; y = a. ® a, b, x, y là những số nguyên đơn giản nhất Bài 3: Lập nhanh CTHH của các hợp chất gồm: a) Silic (IV) và Oxi. b) Nhôm (III) và Clo. c) Canxi (II) và nhóm OH (I). Tính PTK các chất trên. - Các nhóm tiến hành thảo luận hoàn thành bài tập vào bảng nhóm. -Đại điện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét. -GV nhận xét và chốt đáp án. Bài 4: Cho công thức của X với oxi là : X2O và công thức hợp chất của Y với hiđro là YH2 a) Tìm công thức hoá học của hợp chất tạo bởi X và Y b) Biết phân tử khối của X2O là 62 đvC và phân tử khối của YH2 là 34 đvC GV hướng dẫn HS: - Từ công thức X2O, YH2 cho biết X, Y có hoá trị mấy? + Dựa vào PP làm nhanh xác định đáp án đúng? + Từ PTK X2O => NTK của X? + Từ PTK YH2=> NTK của Y? - HS: 1 hs lên bảng trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét, cho điểm Bài 5: Trong các công thức sau công thức nào đóng công thức nào sai? Sửa lại công thức sai. Al(OH)2, AlCl4, Al2(SO4)3, AlO2, AlNO3 -GV Hướng dẫn: Tra bảng 1, 2 SGK/ 42,43 tìm hóa trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tử Cho cá nhân HS làm nhanh BT ra nháp ( 2p) GV chiếu đáp án chuẩn HS trao đổi chéo nháp chấm điểm GV NX II. Luyện tập Dạng 1: Tính hóa trị chưa biết Bài 1: * PH3: Gọi a là hoá trị của P. PH3 ® a = . Vậy hóa trị của P trong hợp chất là III * Fe2(SO4)3 : Gọi a là hoá trị của Fe. Fe2(SO4)3 ® . Vậy hóa trị của Fe trong hợp chất là III Dạng 2: Lập CTHH Bài 2: a/ Ba (II) và Cl (I) II I + CTHH dạng chung: BaxCly + Theo QTHT: x . II = y.I + Chuyển thành tỉ lệ: x/y = I/II x = 1 và y = 2 + CTHH của hợp chất là: BaCl2 b/ Al (III) và SO4 (II) III II + CTHH dạng chung: Alx(SO4)y + Theo QTHT: x . III = y.II + Chuyển thành tỉ lệ: x/y = II/III x = 2 và y = 3 + CTHH của hợp chất là : Al2(SO4)3 Bài 3 : a/ SiO2 PTKSiO2 = 28.1+16.2 = 60(đvC) b/ AlCl3 PTKAlCl3 = 27.1+35,5.3 = 133,5(đvC) c/ Ca(OH)2 PTKCa(OH)2 = 40.1+16.2+1.2 = 74(đvC) Bài 4 a, -CTHH : YH2 => Y có hoá trị II -CTHH : X2O => X có hoá trị I Công thức cần lập: XY =>x = 1, y = 2 =>CTHH của hợp chất: X2Y b, PTK X2O là 62 => NTK của X= = 23 => X là Natri PTK YH2 là 34 => NTK của Y= 34 – 2.1 = 32 => X là lưu huỳnh Công thức hoá học của hợp chất là Na2S Bài 5: Công thức đúng: Al2(SO4)3 Các công thức còn lại là sai: Al(OH)2 sửa lại Al(OH)3 AlO2 sửa lại Al2O3 AlCl4 sửa lại AlCl3 AlNO3 sửa lại Al(NO3)3 - Dự kiến sản phẩm của học sinh: Các câu trả lời và kết quả giải các bài tập - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi, giải nhanh chính xác các BT (chia sẻ, phản hồi, giúp đỡ thành viên trong nhóm) Mức 2: Trả lời được các câu hỏi, giải chính xác các BT (có tham gia chia sẻ ý kiến trong nhóm nhưng chưa tích cực) Mức 1: Trả lời được các câu hỏi, giải 1 số BT chưa đúng, đầy đủ hoặc chỉ lắng nghe khi làm việc nhóm HĐ 4. Tìm tòi, mở rộng - Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS. - Thời gian: 3p - Cách tiến hành: Khuyến khích HS về nhà làm, HS thực hiện nhiệm vụ sau: Bài 1: Một hợp chất phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử O và có PTK là 160 đvC. X là nguyên tố nào sau đây. a. Ca. b. Fe. c. Cu. d. Ba. Bài 2: Biết P(V) hãy chọn CTHH phù hợp với quy tắc hoá trị trong số các công thức cho sau đây. a. P4O4 . b. P4O10 . c. P2O5 . d. P2O3 . - Dự kiến sản phẩm: bài báo cáo của HS. - Dự kiến đánh giá năng lực HS: Mức 3: HS tham gia nhiệt tình, hoàn thành bài đủ, có chất lượng. Mức 2: HS có tham gia xong bài còn sai ở 1 số chỗ. Mức 1: HS không tham gia. 4. Củng cố: Đã thực hiện trong HĐ Luyện tập- vận dụng 5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau:1p - Học thuộc hoá trị các nguyên tố có trong bảng ở Sgk.(Bảng trang 42). - Hoàn thành BT: 1,2, 3, 4 (Sgk). E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_14_bai_luyen_tap_2.doc