Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 15, Bài 12: Sự biến đổi chất

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 15, Bài 12: Sự biến đổi chất

I. Mục tiêu.

1. Mục tiêu năng lực chung

1.1. Năng lực hợp tác.

1.2. Năng lực tự học.

1.3. Năng lực giải quyết vấn đề.

2. Mục tiêu năng lực đặc thù: Năng lực khoa học tự nhiên

2.1 Nhận thức khoa học tự nhiên.

- Nêu được các khái niệm về hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học

- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể trạng thái của chất (thí nghiệm hòa tan muối ăn vào nước sau đó cô cạn dung dịch vừa pha chế được).

- Tiến hành được thí nghiệm về sự thay đổi tính chất của chất (thí nghiệm đun nóng đường và đun nóng hỗn hợp bột lưu huỳnh – sắt).

- Chỉ ra được mối liên hệ hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học của một số chất thông thường và ứng dụng các chất trong thực tiễn cuộc sống.

2.2. Tìm hiểu tự nhiên:

Thông qua các hoạt động thảo luận, thực hành, làm thí nghiệm, để tìm hiểu về một số tính chất của chất, từ đó phân biệt được các hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học với nhau.

2.3 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

- Vận dụng các kiến thức đã học ( cả trong môn Sinh học, Vật lí) để giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến sự biến đổi chất; phân biệt được đâu là hiện tượng hóa học đâu là hiện tượng vật lí.

- Vận dụng các kiến thức đã học trong môn Giáo dục công dân, Công nghệ để đề xuất giải pháp thực hiện tốt an toàn thực phẩm, giải pháp bảo vệ môi trường , bảo vệ Trái đất.

II. Phương pháp:

Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi), Phương pháp trực quan: sử dụng thí nghiệm nghiên cứu; kĩ thuật dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ các mảnh ghép.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Chuẩn bị của giáo viên

a. Thiết bị dạy học:

- Dụng cụ: Đèn cồn (4 cái), kẹp gỗ (8 cái), kiềng đun (4 cái), ống nghiệm (16 cái), cốc thủy tinh (4 cái), đũa thủy tinh (4 cái), bát sứ (4 cái), muỗng thủy tinh (4 cái), ống hút (4 cái), que đóm8(4 que), diêm, nam châm (4 cái). - Hóa chất: nước cất, muối ăn, bột sắt, bột lưu huỳnh, đường.

- Máy chiếu, máy tính.

- Chuẩn bị phiếu học tập cho HS (Phụ lục), bút lông.

b. Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án, tranh ảnh, video bột sắt tác dụng với lưu huỳnh, phiếu học tập. Kiến thức về các hiện tượng thực tế cuộc sống (Kiến thức môn Sinh học về hiện tượng thực phẩm bị mốc, hiện tượng quang hợp, hiện tượng xác động vật bị thối rữa; Kiến thức môn Hóa học về hiện tượng ma trơi; kiến thức môn Vật lí về hiện tượng sấm chớp, lồng ghép kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm (môn Công nghệ), bảo vệ môi trường sống (môn Giáo dục công dân) và nội dung bài trừ mê tín dị đoan.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu kĩ nội dung của bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên trong nội dung dặn dò ở tiết 14.

 

doc 5 trang thucuc 4220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 15, Bài 12: Sự biến đổi chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC HÓA HỌC 8
CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Tiết 15 – Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. Mục tiêu.
1. Mục tiêu năng lực chung
1.1. Năng lực hợp tác.
1.2. Năng lực tự học.
1.3. Năng lực giải quyết vấn đề.
2. Mục tiêu năng lực đặc thù: Năng lực khoa học tự nhiên
2.1 Nhận thức khoa học tự nhiên.
- Nêu được các khái niệm về hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể trạng thái của chất (thí nghiệm hòa tan muối ăn vào nước sau đó cô cạn dung dịch vừa pha chế được).
- Tiến hành được thí nghiệm về sự thay đổi tính chất của chất (thí nghiệm đun nóng đường và đun nóng hỗn hợp bột lưu huỳnh – sắt).
- Chỉ ra được mối liên hệ hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học của một số chất thông thường và ứng dụng các chất trong thực tiễn cuộc sống.
2.2. Tìm hiểu tự nhiên: 
Thông qua các hoạt động thảo luận, thực hành, làm thí nghiệm, để tìm hiểu về một số tính chất của chất, từ đó phân biệt được các hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học với nhau.
2.3 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
- Vận dụng các kiến thức đã học ( cả trong môn Sinh học, Vật lí) để giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến sự biến đổi chất; phân biệt được đâu là hiện tượng hóa học đâu là hiện tượng vật lí.
- Vận dụng các kiến thức đã học trong môn Giáo dục công dân, Công nghệ để đề xuất giải pháp thực hiện tốt an toàn thực phẩm, giải pháp bảo vệ môi trường , bảo vệ Trái đất...
II. Phương pháp: 
Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi), Phương pháp trực quan: sử dụng thí nghiệm nghiên cứu; kĩ thuật dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ các mảnh ghép.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên
a. Thiết bị dạy học:
- Dụng cụ: Đèn cồn (4 cái), kẹp gỗ (8 cái), kiềng đun (4 cái), ống nghiệm (16 cái), cốc thủy tinh (4 cái), đũa thủy tinh (4 cái), bát sứ (4 cái), muỗng thủy tinh (4 cái), ống hút (4 cái), que đóm8(4 que), diêm, nam châm (4 cái). - Hóa chất: nước cất, muối ăn, bột sắt, bột lưu huỳnh, đường.
- Máy chiếu, máy tính.
- Chuẩn bị phiếu học tập cho HS (Phụ lục), bút lông.
b. Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án, tranh ảnh, video bột sắt tác dụng với lưu huỳnh, phiếu học tập. Kiến thức về các hiện tượng thực tế cuộc sống (Kiến thức môn Sinh học về hiện tượng thực phẩm bị mốc, hiện tượng quang hợp, hiện tượng xác động vật bị thối rữa; Kiến thức môn Hóa học về hiện tượng ma trơi; kiến thức môn Vật lí về hiện tượng sấm chớp, lồng ghép kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm (môn Công nghệ), bảo vệ môi trường sống (môn Giáo dục công dân) và nội dung bài trừ mê tín dị đoan.
2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu kĩ nội dung của bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên trong nội dung dặn dò ở tiết 14.
IV. Các hoạt động học.
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu hoạt động.
 Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các chất quen thuộc gần gũi trong cuộc sống, làm thế nào để phân biệt được chúng, từ đó kích thích sự tò mò mong muốn tìm hiểu bài mới. Cụ thể:
1.2. Tổ chức hoạt động. 
GV chuẩn bị 2 que đóm.
GV thực hiện 2 thí nghiệm:
TN1: Bẻ que đóm thành nhiều mẩu nhỏ.
TN2: Đốt que đóm cho cháy hết (sản phẩm cháy để trong bát sứ).
GV hỏi HS: Em hãy nhận xét về kết quả của 2 thí nghiệm trên.
HS đưa ra những ý kiến sau khi quan sát 2 thí nghiệm.
 1.3. Dự kiến đánh giá hoạt động.
TH1: HS nêu được hiện tượng thí nghiệm liên quan đến nội dung bài học.
TH2: HS nêu chưa chính xác được hiện tượng thí nghiệm liên quan đến nội dung bài học.
GV dẫn dắt để vào bài mới: Ở chương trước các em đã tìm hiểu về chất. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Chất có ở khắp mọi nơi và thế giới vật chất luôn biến đổi không ngừng. Khoa học tiên tiến đã dần giải thích được mọi sự biến đổi đó. Chương ‘‘Phản ứng hóa học” sẽ mở ra cho các em nhiều điều lí thú về hóa học. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có cách nhìn khoa học về sự biến đổi chất. 
2. Hoạt động 1: Hiện tượng vật lí (12 phút)
2.1. Mục tiêu hoạt động: Hoạt động này nhằm giúp HS hình thành năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức liên môn, đồng thời đạt được các mục tiêu 2.1, 2.2, 2.3. Cụ thể:
- Nêu được khái niệm về hiện tượng vật lí.
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể trạng thái của chất (thí nghiệm hòa tan muối ăn vào nước sau đó cô cạn dung dịch vừa pha chế được).
2.2. Tổ chức hoạt động: 
 * GV chọn kĩ thuật dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. 
 * GV phát phiếu học tập. 
PHIẾU HỌC TẬP 1
- Nhiệm vụ 1: Tiến hành thí nghiệm 2 (TN1 quan sát tranh) theo hướng dẫn
- Nhiệm vụ 2: Ghi lại kết quả theo bảng sau:
Tên TN
Cách tiến hành (1)
Hiện tượng (2)
Nhận xét (3)
TN1: Sự biến đổi của nước
TN2: Sự biến đổi của muối ăn
 + HS thảo luận hoàn thành nội dung cột (1) ở TN 1, 2 trong 3 phút.
+ GV tổ chức cho các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
+ Cả lớp thảo luận đi đến cách tiến hành đúng.
+ Các nhóm nhận dụng cụ, hóa chất để làm thí nghiệm 3, hoàn thành phiếu học tập.
+ GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả.
+ GV đặt câu hỏi: 
 	*. Nước Nước Nước
 (rắn) (lỏng) (khí)
Qúa trình nước từ thể rắn chuyển thành thể lỏng, từ thể lỏng chuyển thành thể khí (hơi) và ngược lại, nước có biến đổi thành chất khác không?
=>Nước chỉ biến đổi về trạng thái.
*. Muối ăn ª muối ăn ª muối ăn
 	 (rắn) (dung dịch) (rắn)
Qúa trình muối ăn từ thể rắn hòa vào nước thành dung dịch (thể lỏng), làm bay hơi dung dịch lại thành muối ở thể rắn, muối có biến đổi thành chất khác không?
=> Muối ăn chỉ biến đổi về trạng thái.
 * Các thí nghiệm trên thì sau quá trình biến đổi, chất có biến thành chất khác không? Quá trình biến đổi như vậy gọi là gì?
 - Các chất vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
- Những hiện tượng như vậy gọi là hiện tượng vật lí.
 * Hiện tượng vật í là gì? 
 Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu (chỉ có sự thay đổi về hình dạng, trạng thái, không sinh ra chất mới).
 2.3. Dự kiến đánh giá hoạt động.
GV đánh giá hoạt động dựa vào sản phẩm phiếu học tập kết hợp với quá trình thực hành thí nghiệm, kỹ năng hợp tác theo nhóm của từng nhóm.
Bài tập 1: Hãy xác định đâu là hiện tượng vật lí trong các hiện tượng sau:
a) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
b) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (Khí lưu huỳnh đioxit).
c) Hiện tượng sấm chớp.
d) Dây sắt bị cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh. 
 GV gọi học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét và bổ sung.
GV: Hiện tượng (b) các em thấy không thuộc hiện tượng vật lí. Vậy, nó thuộc loại hiện tượng gì? 
Đó là hiện tượng hóa học các em ạ. Thế nào là hiện tượng hóa học và làm thế nào để biết được đó là hiện tượng hóa học? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
Hoạt động 3: Hiện tượng hóa học (18 phút)
3.1. Mục tiêu hoạt động: Hoạt động này nhằm giúp HS hình thành năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức liên môn, đồng thời đạt được các mục tiêu 2.1, 2.2, 2.3. Cụ thể:
- Nêu được các khái niệm về hiện tượng hóa học
- Tiến hành được thí nghiệm về sự thay đổi tính chất của chất (thí nghiệm đun nóng đường và đun nóng hỗn hợp bột lưu huỳnh – sắt).
- Chỉ ra được mối liên hệ hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học của một số chất thông thường và ứng dụng các chất trong thực tiễn cuộc sống.
3.2. Tổ chức hoạt động: 
 * GV chọn kĩ thuật dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. 
- Giới thiệu bộ dụng cụ, hóa chất, những lưu ý khi tiến hành thí nghiệm.
- GV phát PHT cho HS, đưa nội dung bảng phụ lên màn hình máy chiếu.
- HS làm việc theo nhóm:
+ Tiến hành TN theo hướng dẫn.
+ Thảo luận nhóm, ghi lại kết quả theo bảng trong PHT
+ Báo cáo kết quả
+Theo dõi các nhóm báo cáo và nhận xét.
* GV phát phiếu học tập. 
PHIẾU HỌC TẬP 2
Nhiệm vụ 1: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn
 - Nhiệm vụ 2 Ghi lại kết quả theo bảng sau:
Tên TN
Cách tiến hành
Hiện tượng
Nhận xét
TN1: Sắt tác dụng với lưu huỳnh
TN2: Đun nóng đường
+ Các nhóm nhận dụng cụ, hóa chất để làm thí nghiệm 1,2, hoàn thành phiếu học tập.
+ GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả.
+ GV đặt câu hỏi: 
* Đặc điểm chung của các hiện tượng quan sát được ở 2 thí nghiệm trên là gì? (chất ban đầu bị biến đổi)
* Quá trình biến đổi như vậy gọi là gì?
Những hiện tượng như vậy gọi là hiện tượng hóa học
* Hiện tượng hóa học là gì? 
 Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
3.3. Dự kiến đánh giá hoạt động.
GV đánh giá hoạt động dựa vào sản phẩm phiếu học tập kết hợp với quá trình thực hành thí nghiệm, kỹ năng hợp tác theo nhóm của từng nhóm.
4. Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố (8 phút)
4.1. Mục tiêu hoạt động: 
- Chỉ ra được mối liên hệ hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học của một số chất thông thường và ứng dụng các chất trong thực tiễn cuộc sống.
- Giải thích được một số hiện tượng vật lí, hóa học trong cuộc sống
4.2. Tổ chức hoạt động: 
- Giáo viên đưa câu hỏi mở rộng, liên hệ thực tế: 
1. Lạc bị mốc là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học ? Giải thích?
2. Hiện tượng “Ma trơi” có phải là hiện tượng hóa học không?
HS trả lời. GV đưa kiến thức mở rộng để chốt kiến thức đúng:
 - Lạc bị mốc là hiện tượng hóa học.Vì lạc bị mốc là do một loại vi khuẩn nấm mốc phát triển trong điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 25 – 300C, độ ẩm 85%), lấy chất hữu cơ có chứa trong hạt lạc làm mất giá trị dinh dưỡng, mặt khác một số loài vi khuẩn gây mốc trong quá trình trao đổi chất còn thải ra cả chất độc. 
- Kết hợp kiến thức liên môn để giải thích hiện tượng “Ma trơi”. Trong thành phần cấu tạo của xương người có phôt pho, khi cơ thể người bị chôn dưới đất xảy ra sự phân hủy do các vi khuẩn trong đất, một lượng photpho được giải phóng dưới dạng photphin PH3 kèm theo một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường, khi đun nóng đến 1500C thì mới cháy được. Còn điphotphin là chất lỏng, dễ bay hơi và tự bốc cháy ngoài không khí ở nhiệt độ thường và tỏa nhiều nhiệt. Chính nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy.
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
4.3. Dự kiến đánh giá hoạt động.
GV đánh giá hoạt động dựa vào câu trả lời của cá nhân học sinh.
5. Giao nhiệm vụ về nhà. (2 phút)
- Vận dụng kiến thức đã học giải thích những hiện tượng trong đời sống thường ngày. Nhận biết chúng thuộc loại hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học như:
a, Hiện tượng tuyết rơi.
b, Hiện tượng băng tan.
c, Hiện tượng bóng đèn dây tóc sáng lên khi có dòng điện chạy qua.
d, Quá trình quang hợp của cây xanh
e, Hiện tượng xác động vật thối rữa.
......
- Học bài và làm các bài tập 1,2,3 SGK trang 47.
- Đọc trước bài: Phản ứng hóa học.
- GV yêu cầu học sinh xây dựng sơ đồ tư duy về toàn bộ nội dung bài học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_15_bai_12_su_bien_doi_chat.doc