Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Chất (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hòa
- GV: Em hãy kể 1 số vật dụng xung quanh ta? Chúng được làm từ đâu?
- GV thông báo: cách phân loại vật thể.
- GV: Em hãy phân loại các vật thể: bàn, ghế, đá, cây, nước.
- GV: Qua các ví dụ em thấy chất có ở đâu?
- GV: Mọi vật thể đều là chất hay hỗn hợp các chất. Yêu cầu HS lấy ví dụ. - HS: Bàn, ghế, dao, kéo, nồi
- HS: Nghe giảng, ghi nhớ.
- HS:Trả lời
+Vật thể tự nhiên: cây, đá, nước.
+ Vật thể nhân tạo: Bàn, ghế.
- HS: Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
- HS: nghe và lấy ví dụ: phân bón, thuốc . I. CHẤT CÓ Ở ĐÂU?
- Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất
Ví dụ: Bàn, ghế, cây, cỏ, sông suối.
- Vật thể phân làm 2 loại:
+Vật thể tự nhiên: Sông , suối
+ Vật thể nhân tạo: Bàn ghế
Tuần: 1 – Tiết 2 CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ Bài 2: CHẤT (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS trình bày được chất có ở đâu. - HS hiểu được tính chất của từng chất có tính chất nhất định thông qua việc quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm... - HS nêu được lợi ích của việc biết tính chất của chất. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất. - Phân biệt được chất và vật thể. - Làm việc nhóm. - Tự nhân thức. 3.Thái độ: - Có thái độ yêu thích bộ môn. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực quan sát thí nghiệm. - Năng lực áp dụng kiến thức vào đời sống. - Năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Hoá chất: miếng sắt, nước cất, muối ăn, cồn. - Dụng cụ: Cân, cốc thuỷ tinh , nhiệt kế, đũa thuỷ tinh. 2. Học sinh: - Tìm hiêu nội dung bài học trước khi lên lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối: * Giới thiệu bài: Ở bài mở đầu về môn học cho biết: Hóa học là môn học nghiên cứu về chất cùng với sự biến đổi của chất. Trong bài này ta sẽ làm quen với chất? Xem chúng có ở đâu, có tính chất ra sao? B. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sản phảm đánh giá kết quả hoạt động Hoạt động 1. Chất có ở đâu? (18’) - GV: Em hãy kể 1 số vật dụng xung quanh ta? Chúng được làm từ đâu? - GV thông báo: cách phân loại vật thể. - GV: Em hãy phân loại các vật thể: bàn, ghế, đá, cây, nước. - GV: Qua các ví dụ em thấy chất có ở đâu? - GV: Mọi vật thể đều là chất hay hỗn hợp các chất. Yêu cầu HS lấy ví dụ. - HS: Bàn, ghế, dao, kéo, nồi - HS: Nghe giảng, ghi nhớ. - HS:Trả lời +Vật thể tự nhiên: cây, đá, nước. + Vật thể nhân tạo: Bàn, ghế. - HS: Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất. - HS: nghe và lấy ví dụ: phân bón, thuốc .. I. CHẤT CÓ Ở ĐÂU? - Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất Ví dụ: Bàn, ghế, cây, cỏ, sông suối.. - Vật thể phân làm 2 loại: +Vật thể tự nhiên: Sông , suối + Vật thể nhân tạo: Bàn ghế Hoạt động 2. Tính chất của chất (15’) - GV thông báo: Mỗi chất có những tính chất nhất định. - GV: Làm thế nào để xác định tính chất của chất? - GV: Hướng dẫn các cách xác định tính chất của chất qua các thí nghiệm. - GV: Vậy có mấy cách để xác định tính chất của chất? - GV thuyết trình: Làm thế nào để nhận biết được tính chất vật lí và tính chất hóa học. - GV đặt vấn đề: Tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất? - GV: Hãy kể 1 số mẫu chuyện nói lên tác hại của vịêc sử dụng chất không đúng. - HS: Nghe giảng, ghi bài. - HS: Suy nghĩ về câu hỏi của GV. - HS: Theo dõi thí nghiệm và quan sát hiện tượng. - HS trả lời: 3 cách: + Quan sát. + Dùng dụng cụ đo. + Làm thí nghiệm. - HS: lắng nghe và ghi nhớ. -HS:Tìm hiểm SGK và trả lời: - Giúp chúng ta phân biệt chất này với chất khác - Biết cách sử dụng chất -Biết ứng dụng chất thích hợp vào trong đời sống và sản xuất. - HS: Do không hiểu khí CO có tính độc vì vậy 1 số người sử dụng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín gây ngộ độc . II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT: 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định - Tính chất vật lí gồm; + Trạng thái, màu sắc, mùi vị + Tính tan trong nước + Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy + Tính dẫn điện, dẫn nhiệt + Khối lượng riêng - Tính chất hoá học: khả nang biến đổi chất này thành chất khác 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? - Nhận biết chất - Biết sử dụng chất. - Biết ứng dụng chất. C. Hoạt động luyện tập: (5’) Câu 1: Nêu ví dụ 2 vật thể tự nhiên và 2 vật thể nhân tạo? Trả lời: + Vật thể tự nhiên: Sông, núi, gió, nước... + Vật thể nhân tạo: Nhà cửa, đường xá... Câu 2: Vì sao nói được: ở đâu có vật thể ở đó có chất? Trả lời: + Mỗi vật thể cấu tạo từ 2 hay nhiều chất. + Mỗi chất có tính chất nhất định ở mỗi vật thể. Câu 3: Hãy kể tên 3 vật thể được làm từ: Nhôm B. Thủy tinh C. Chất dẻo Trả lời: Vật thể làm từ nhôm: Chậu, siêu, khung cửa... Thủy tinh: Cốc, Đèn, cửa... Chất dẻo: ống nhựa, túi nilon, vỏ dây điện... Câu 4: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất (từ in nghiêng) trong các câu sau: Cơ thể người có 63-68% về khối lượng là nước. Than chì là chất dùng làm lõi bút chì. Dân điện làm bằng được được bọc một lớp chất dẻo. Áo may bằng sợi bông (95-98% là xenlulozo) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp). Trả lời: Câu Vật thể Chất A Cơ thể người nước B lõi bút chì Than chì C Dân điện chất dẻo D Áo may, nilon, tơ tổng hợp Xenlulozo D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng: (2 phút) - Nhận xét thái độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới: Chất (tiết 2)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_2_bai_2_chat_tiet_1_nam_hoc_2020.docx