Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 21, Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 21, Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng

. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

HS hiểu được trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm.

2. Về kỹ năng

- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.

- Viết được biểu thức liên hệ giưã khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.

- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng các chất còn lại.

3. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; năng lực giao tiếp - hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề -sáng tạo.

 - Năng lực đặc thù:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên

+ Tìm hiểu tự nhiên:

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng thực tế

4. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Giáo dục cho học sinh những đức tính:

- Thật thà trong quan sát, nhận xét hiện tượng

5. Nội dung tích hợp:

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, trực quan.

III. Chuẩn bị GV – HS:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Dụng cụ: Cân, 2 cốc thủy tinh. Hóa chất: dd BaCl2, dd Na2SO4

- Tranh vẽ: sơ đồ tượng trưng cho PTHH giữa khí oxi và hiđro

- Máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Ôn lại kiến thức về đơn chất, hợp chất, bản chất của phản ứng hóa học, dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học.

 

docx 9 trang thucuc 6200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 21, Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	Tiết thứ 21
Ngày giảng:
BÀI 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: 
HS hiểu được trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm.
2. Về kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.
- Viết được biểu thức liên hệ giưã khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.
- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng các chất còn lại.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; năng lực giao tiếp - hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề -sáng tạo.
 	- Năng lực đặc thù: 
+ Nhận thức khoa học tự nhiên
+ Tìm hiểu tự nhiên: 
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng thực tế
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Giáo dục cho học sinh những đức tính: 
- Thật thà trong quan sát, nhận xét hiện tượng 
5. Nội dung tích hợp:
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, trực quan.
III. Chuẩn bị GV – HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Dụng cụ: Cân, 2 cốc thủy tinh. Hóa chất: dd BaCl2, dd Na2SO4
- Tranh vẽ: sơ đồ tượng trưng cho PTHH giữa khí oxi và hiđro
- Máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh: 
Ôn lại kiến thức về đơn chất, hợp chất, bản chất của phản ứng hóa học, dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học.
IV. Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: (1p) - KTSS
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Các hoạt động học:
Hoạt động 1. Khởi động 
- Mục tiêu: Huy động kiến thức từ bài Sự biến đổi chất, Phản ứng hóa học để tạo hứng thú tiếp thu bài mới.
- Thời gian: 3p
- Cách thức tiến hành: 
Tổ chức học sinh khởi động qua câu hỏi thực tế 
Trong một PƯHH có sự biến đổi chất này thành chất khác. Vậy chất mới sinh ra có khối lượng như thế nào có bằng khối lượng ban đầu không ?
- Hs thảo luận nhóm đưa ra các phương án trả lời
- Gv ghi các ý trả lời của hs ra góc bảng
Gv : Vậy đáp án câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài hôm nay
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: các câu trả lời của HS
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Thảo luận sôi nổi, đưa ra đáp án nhanh.
Mức 2: Thảo luận sôi nổi, đưa ra đáp án còn chậm.
Mức 1: Tham gia thảo luận nhưng không tập trung, đáp án đưa ra chậm. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HĐ 2.1. Tìm hiểu thí nghiệm 
- Mục tiêu: HS hiểu được và viết được phương trình chữ của thí nghiệm 
- Thời gian: 12p
- Cách thức tiến hành: 
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm.
- GV cho hs quan sát hình thí nghiệm, giới thiệu dụng cụ, hóa chất và hướng dẫn hs.
-HS nêu cách tiến hành thí nghiệm:
+ Đặt 2 cốc chứa dd BaCl2 và Na2SO4 lên 1 đĩa cân
+ Đặt các quả cân lên đĩa cân còn lại, cho đến khi cân thăng bằng gYêu cầu quan sát trạng thái, màu sắc chất 
+ Đổ cốc đựng dd BaCl2 vào cốc đựng dd Na2SO4.g Yêu cầu quan sát trạng thái, màu sắc chất, vị trí kim cân
Các nhóm tiến hành thí nghiệm, hoàn thành bảng (5’) :
 Thời điểm
Hiện tượng 
Trước khi đổ ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2
Sau khi đổ ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2
Trạng thái 
màu sắc chất
Vị trí kim cân
HS báo cáo kết quả
 Thời điểm
Hiện tượng 
Trước khi đổ ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2
Sau khi đổ ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2
Trạng thái 
màu sắc chất
-DD BaCl2: trong suốt
- DD Na2SO4: trong suốt 
Xuất hiện chất rắn màu trắng
Vị trí kim cân
Kim cân ở vị trí thăng bằng.
Kim cân ở vị trí thăng bằng.
GV: Vậy có phản ứng hóa học xảy ra không ? Nếu có thì dựa vào dấu hiệu nào ?
HS: Có phản ứng hóa học xảy ra. Dựa vào hiện tượng: Xuất hiện chất rắn màu trắng
- GV nhận xét, bổ sung: sp tạo thành có chất rắn màu trắng đó là Bari Sunfat và dung dịch không màu đó là Natri Clorua.
- Viết phương trình chữ của phản ứng và cho biết chất tham gia và sản phẩm.
HS: Viết PT chữ 
- Chất tham gia : Bari clorua và Natri sunfat.
- Chất sản phẩm: Bari Sunfat và Natri Clorua
I.Định luật 
1. Thí nghiệm (SGK)
Bariclorua + Natri sunfat à Bai Sunfat + Natri Clorua
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Các câu trả lời và kết quả thí nghiệm.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
*Năng lực nhận thức KHTN:
Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi, tích cực tham gia HĐ nhóm (chia sẻ, phản hồi, giúp đỡ thành viên trong nhóm), TN thực hiện đúng kỹ thuật.
Mức 2: Trả lời được các câu hỏi nhưng chưa giải thích được, có tham gia chia sẻ ý kiến trong nhóm nhưng chưa tích cực, thực hiện được TN.
Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu hoặc chỉ lắng nghe khi làm việc nhóm, cần hướng dẫn khi làm TN.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu định luật 
- Mục tiêu: HS nắm được nội dung và giải thích được định luật bảo toàn khối lượng
- Thời gian: 8p.
- Cách tiến hành: 
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
- Qua thí nghiệm nghiệm trên em hay hoàn thành bài tập sau:
Điền từ vào chỗ trống
Trong một (1) , tổng ..(2) .của các .(3) . bằng tổng .(4) .. của các (5) . phản ứng.
Đáp án: (1) : phản ứng hóa học; (2): khối lượng; (3) : sản phẩm ; (4) : khối lượng ; (5) : chất tham gia
GV: Đó là nội dung cơ bản của định luật.
GV giới thiệu các TN khác có kết quả tương tự.
Nêu nội dụng định luật.
HS phát biểu, nhận xét bổ sung
- GV nhắc lại: Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay đổi gì? Kết quả là gì?
HS; - Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
- Vậy liên kết thay đổi tại sao khối lượng không thay đổi?
HS: - Do liên kết chỉ liên quan đến e, mà khối lượng e thì không đáng kể.
- Giải thích vì sao trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất được bảo toàn?
HS: Trong phản ứng hóa học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên và khối lượng các nguyên tử không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn
2. Định luật:
- Trong 1 phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Các câu trả lời của HS
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi 
Mức 2: Trả lời được các câu hỏi nhưng chưa giải thích được.
Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu. 
Hoạt động 2.3: Vận dụng làm bài tập 
- Mục tiêu: HS vận dụng được nội dung ĐLBTKL viết công thức về khối lượng và áp dụng làm bài tập 
- Thời gian: 10p.
- Cách tiến hành: 
Hoạt động của GV&HS
Nội dung
- Giả sử có phản ứng hóa học xảy ra giữa A và B tạo ra C và D. gọi m là khối lượng. Yêu cầu Hs viết công thức về khối lượng theo định luật à công thức.
Có phản ứng hóa học sau:
Bari clorua + Natri sunphat Bari sunphat + Natri clorua
Hãy viết công thức về khối lượng của phản ứng?
HS: mBaCl2 + mNa2SO4= mBaSO4 + mNaCl
- Giả sử ta đã biết khối lượng 3 chất ta có tìm được khối lượng của chất còn lại không?
HS rút ra biểu thức 
-GV chiếu bài tập
Bài tập : 
-Thảo luận theo nhóm để giải bài tập 
Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g P trong không khí, thu được 7,1 g Điphotphopentaoxit (P2O5).
a.Viết phương trình chữ của phản ứng.
b.Tính khối lượng của oxi đã phản ứng.
Bài tập 2: Nung đá vôi ( CaCO3) người ta thu được 112 kg Canxioxit ( CaO) và 88 kg khí Cacbonic.
a. Hãy viết phương trình chữ.
b. Tính khối lượng của đá vôi cần dùng.
GV: hướng dẫn giải 
- viết PT chữ 
- viết biểu thức của ĐLBTKL?
- Thay các giá tri đã biết vào biểu thức và tính khối lượng của chất cần tìm?
Yêu cầu hs thảo luận nhóm 3 phút. Báo cáo
N1+ 2: Bài tập 1
N3+ 4: Bài tập 2
- GV chiếu đáp án chuẩn ; HS nhận xét 
GV cho Hs các nhóm trao đổi chéo PHT, chấm điểm
3. Áp dụng:
Xét phản ứng hoá học :
 A + B → C + D
m là khối lượng các chất.
Ta có : mA + mB = mC + mD
Bài tập 
Bài tập 1:
a.Phương trình chữ:
	 t0	
photpho+oxigĐiphotphopentaoxit
b.Theo ĐL BTKL ta có:
m photpho + m oxi = m điphotphopentaoxit
g3,1 + m oxi = 7,1
g m oxi = 7,1 - 3,1 = 4 g 
a. canxi cacbonat à Canxi oxít 
 + khí cacboníc
b. Theo ĐLBTKL ta có 
m canxi cacbonat = m canxi oxit+ mcacbonic
àmcanxicacbonat=112 + 88=200kg
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Câu trả lời, phiếu học tập của HS 
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Hoàn thành nhanh, chính xác các câu hỏi/BT.
Mức 2: Hoàn thành đủ xong chưa nhanh, câu tự luận nêu sơ sài.
Mức 1: Chưa hoàn thành xong hoặc sai nhiều.
HĐ 3. Luyện tập
- Mục tiêu: Luyện tập, củng cố khắc sâu kiến thức về định luật bảo toàn khối lượng
- Thời gian: 7p
- Cách tiến hành: 
	 - Tổ chức cho HS chơi trò chơi 
Luật chơi như sau: “Có 4 đội chơi, mỗi đội lần lượt trả lời các câu hỏi bằng cách viết đáp án đúng lên bảng phụ và giơ lên sau thời gian quy định, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm”.
CÂU HỎI
Câu 1: Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat (CaCO3) chuyển dần thành canxi oxit (CaO) và khí cacbon đioxit (CO2) thoát ra ngoài. Công thức về khối lượng của phản ứng trên là:
mCaCO3 = mCaO + mCO2 
B. mCaCO3 + mCO2 = mCaO 
C. mCaCO3 + mCaO = mCO2 
Câu 2: Đốt cháy hết 3,6 g kim loại magie (Mg) trong bình chứa khí oxi (O2), thu được 6,0 g hợp chất magie oxit (MgO). Khối lượng khí oxi đã phản ứng là:
 A. 2,4 gam.	B. 9,6 gam.	C. 1,2 gam.
Câu 3: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các ....... bằng tổng khối lượng của các ..
	A. Sản phẩm/ Chất sản phẩm
	B.Chất tham gia sản phẩm/Chất phản ứng
	C. Chất sản phẩm/ chất tham gia phản ứng
Câu 4: Một bên đĩa cân gồm cốc (1) đựng giấm ăn và một viên đá vôi (2). Đĩa cân còn lại đặt quả cân (3) đủ cho cân ở vị trí thăng bằng. Bỏ viên đá vôi vào cốc đựng giấm ăn, thấy sủi bọt. Sau một thời gian, cân sẽ ở vị trí nào: a, b hay c?
	a b	 c
Vị trí c 	B. Vị trí a 	C. Vị trí b
Tổng kết và trao giải cho các đội.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết tham gia trò chơi của HS 
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Hoàn thành nhanh, chính xác các câu hỏi/BT.
Mức 2: Hoàn thành đủ xong chưa nhanh
Mức 1: Chưa hoàn thành xong hoặc sai nhiều.
HĐ 5. Vận dụng - tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
- Thời gian: 3p
- Cách tiến hành:.
Hãy giải thích vì sao
a. Khi nung nóng cục đá vôi thì thấy khối lượng giảm đi
b. Khi nung nóng miếng đồng trong không khí( có khí oxi) thì khối lượng tăng lên?
- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Dự kiến đánh giá năng lực HS:
Mức 3: HS tham gia nhiệt tình, giải thích được các hiện tượng
Mức 2: HS có tham gia nhưng chưa giải thích được các hiện tượng
Mức 1: HS có tham gia xong chưa tập trung hoặc chưa giải thích đúng
4. Củng cố: Đã thực hiện trong HĐ Luyện tập
5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau:1’
- Làm bài tập SGK
- Ôn lại cách viết phương trình chữ
- Nghiên cứu trước nội dung bài Phương trình hóa học tiết 1 phần I
+ Phương trình hóa học biểu diễn điều gì, gồm CTHH của những chất nào?
+ Sơ đồ phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?
+ Nêu các bước lập phương trình hóa học?
E. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_21_bai_15_dinh_luat_bao_toan_khoi.docx