Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 23: Phương trình hóa học - Nguyễn Thị Thắm

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 23: Phương trình hóa học - Nguyễn Thị Thắm

I. Mục Tiêu:

1. Về kiến thức: HS biết được:

- Ý nghĩa của PTHH: Cho biết các chất phản ứng và các chất sản phẩm, tỷ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng. Vận dụng giải bài tập.

2. Về kỹ năng:

- Xác định được ý nghĩa của một số PTHH cụ thể.

- Có những kỹ năng cần thiết như: Làm việc hợp tác nhóm, thuyết trình thông tin, phản biện

- Giải các dạng bài toán hóa học và vận dụng kiến thức hóa học trong học tập và đời sống.

3. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực suy luận.

4. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Giáo dục cho HS tính trung thực, chăm học, trách nhiệm, đoàn kết, khoan dung, hợp tác, tính tự do phát biểu ý kiến, phát huy khả năng của bản thân. Giáo dục cho HS tính giản dị, tôn trọng, yêu thương, hạnh phúc.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

Thảo luận nhóm, vấn đáp gợi mở.

III. Chuẩn bị:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Nắm được ý nghĩa của PTHH và phần nào vận dụng được vào các PTHH đã lập.

Phiếu bài tập

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại bài trước, đọc trước bài mới

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong hoạt động khởi động.

 

doc 5 trang thucuc 4191
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 23: Phương trình hóa học - Nguyễn Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/9/2020	 Tiết: 23
Ngày dạy:
	PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (tiếp theo)
I. Mục Tiêu:
1. Về kiến thức: HS biết được:
- Ý nghĩa của PTHH: Cho biết các chất phản ứng và các chất sản phẩm, tỷ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng. Vận dụng giải bài tập.
2. Về kỹ năng: 
- Xác định được ý nghĩa của một số PTHH cụ thể.
- Có những kỹ năng cần thiết như: Làm việc hợp tác nhóm, thuyết trình thông tin, phản biện 
- Giải các dạng bài toán hóa học và vận dụng kiến thức hóa học trong học tập và đời sống.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực suy luận... 
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Giáo dục cho HS tính trung thực, chăm học, trách nhiệm, đoàn kết, khoan dung, hợp tác, tính tự do phát biểu ý kiến, phát huy khả năng của bản thân... Giáo dục cho HS tính giản dị, tôn trọng, yêu thương, hạnh phúc.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Thảo luận nhóm, vấn đáp gợi mở.
III. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nắm được ý nghĩa của PTHH và phần nào vận dụng được vào các PTHH đã lập.
Phiếu bài tập
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại bài trước, đọc trước bài mới 
IV. Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong hoạt động khởi động.
3. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Giúp HS kết nối những kiến thức đã học với nội dung của bài học mới.
- Thời gian: 5’
- Cách thức tiến hành: Học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành sơ đồ tư duy.
- Cho các nhóm trưng bày bản đồ tư duy hệ thống lại tiết 22 (các bước lập PTHH). 
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: sơ đồ tư duy.
 + HS có thể hoàn thành nhanh, chính xác đầy đủ các yêu cầu của GV.
 + HS có thể chỉ hoàn thành các yêu cầu của GV khi có gợi ý.
 + HS có thể chỉ hoàn thành một phần nào đó trong nội dung yêu cầu của GV.
 - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
 + Khả năng tái hiện kiến thức.
 + Phát triển tư duy logic, năng lực diễn đạt.
 + Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác có hệ thống...
Sau khi lập xong PTHH, khi nhìn vào đó em biết được điều gì. Hay nói cách khác, PTHH có ý nghĩa như thế nào, ta cùng tìm hiểu phần còn lại của bài PTHH.
=> GV củng cố lại các khái niệm phản ứng hóa học. Dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng một PTHH.
- Thời gian: 18’
- Cách thức tiến hành: PP hợp tác nhóm, đàm thoại, trực quan
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
PHT 1: Nhóm 2 bàn
VD1: 4P + 5O2à 2P2O5.
Câu hỏi
Trả lời
a- Các cách viết sau lần lượt chỉ ý gì? 4P; 5O2; 2P2O5.)
b – Viết lại phương trình hóa học trên bằng lời
c - Rút ra tỉ lệ số nguyên tử P: số phân tử O2: số phân tử P2O5 
d. PTHH cho biết gì?
e. có mấy cặp chất (không lặp lại)?
f- Tỉ lệ số nguyên tử P: số phân tử O2 
g. Tỉ lệ số nguyên tử P: số phân tử P2O5
h. Tỉ lệ số phân tử O2: số phân tử P2O5 = 5:2.
Dựa vào các ý e,f,g,h thì PTHH còn cho biết gi nữa?
?Hãy trao đổi trong bàn (1’) và rút ra ý nghĩa của PTHH cho biết gì?
Thảo luận tìm câu trả lời à
- PTHH cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
à đại diện nhóm trả lời 
*Xét VD2 (phần bài cũ của HS1): 
Mg + 2HCl à MgCl2 + H2.
a/ Hãy cho biết tỉ lệ giữa các chất trong PTHH trên?
b/ hãy cho biết tỉ lệ 2 cặp chất bất kì của PTHH trên?
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện câu a
*Xét VD2 (phần bài cũ của HS1):
a/ Tỉ lệ số nguyên tử Mg: số phân tử HCl: số phân tử MgCl2: số phân tử H2 = 1:2:1:1
- Mg và HCl; Mg và MgCl2; 
- Số nguyên từ Mg: số phân tử HCl= 1:2.
- Số nguyên từ Mg: số phân tử MgCl2= 1:1.
?Câu b: Gọi 2 HS xác định 2 cặp chất bất kì?
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện
- Bổ sung thêm vào bản đồ tư duy nội dung bài học 
*Chuyển ý: Chúng ta xem lại 2VD vừa rồi để tiến hành làm bài tập sau.
II. Ý nghĩa của PTHH:
VD1: 4P + 5O2à 2P2O5.
=>tỉ lệ số nguyên tử P: số phân tử O2: số phân tử P2O5 =4:5:2
- Tỉ lệ số phân tử H2: số phân tử O2: số phân tử H2O là = 2: 1: 2.
- Tỉ lệ số nguyên tử P: số phân tử O2 = 4:5.
* Ý nghĩa của PTHH:
Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất p.ứng.
VD2: 
Mg + 2HCl à MgCl2 + H2.
- Tỉ lệ số nguyên tử Mg: số phân tử HCl: số phân tử MgCl2: số phân tử H2 = 1:2:1:1
- Số nguyên từ Mg: số phân tử HCl= 1:2.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Hoàn thành phiếu học tập số 1.
 + HS có thể hoàn thành nhanh, chính xác đầy đủ các yêu cầu của GV.
 + HS có thể chỉ hoàn thành các yêu cầu của GV khi có gợi ý.
 + HS có thể chỉ hoàn thành một phần nào đó trong nội dung yêu cầu của GV.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
 + Khả năng vận dụng kiến thức.
 + Phát triển tư duy logic, năng lực diễn đạt.
 + Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác có hệ thống....
Câu hỏi
Trả lời
a- Các cách viết sau lần lượt chỉ ý gì? 4P; 5O2; 2P2O5.)
4P: 4 nguyên tử P.
5O2: 5 phân tử O2.
2P2O5: 2 phân tử P2O5.
b – Viết lại phương trình hóa học trên bằng lời
4 nguyên tử P tác dụng với 5 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử P2O5
c - Rút ra tỉ lệ số nguyên tử P: số phân tử O2: số phân tử P2O5 
4:5:2
d. PTHH cho biết gì?
- PTHH cho biết tỉ lệ số nguyên tử: số phân tử giữa các chất trong phản ứng.
e. có mấy cặp chất (không lặp lại)?
- Có 3 cặp chất: P và O2; O2 và P2O5; P và P2O5.
f- Tỉ lệ số nguyên tử P: số phân tử O2 
= 4:5
g. Tỉ lệ số nguyên tử P: số phân tử P2O5
= 4:2
h. Tỉ lệ số phân tử O2: số phân tử P2O5 = 5:2.
= 5:2.
k. Dựa vào các ý e,f,g,h thì PTHH còn cho biết gi nữa?
- Tỉ lệ từng cặp chất trong phản ứng 
* Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: 
 + Vận dụng các bước để lập PTHH. 
 + Tìm hiểu thêm để mở rộng KT.
 - Thời gian: 10’
 - Cách thức tiến hành:
 Chơi hái hoa dân chủ: Các em sẽ bắt thăm trả lời câu hỏi
- GV chiếu 4 hỏi lên màn hình. Với 3 câu hỏi đầu: chọn đáp án đúng. Với câu 4 lên bảng trình bày chọn một trong hai sơ đồ phản ứng.
Câu 1: Cho PTHH Na2SO4 + BaCl2® BaSO4 + 2 NaCl. Tỉ lệ giữa các chất trong PTHH trên lần lượt là
A. 1:1:2:1	 B. 1:1:2:2	 	 C. 1:2:1:1	 	 D. 1:1:1:2.
Câu 2: Trong sơ đồ Zn + ?HCl ---> ZnCl2 + H2. Hệ số của HCl là:
A. 1	 B. 2	 C. 3	 D. 4
Câu 3: Cho PTHH sau: CaO + 2HNO3 ---> Ca(NO3 )2 + H2O 
Tỉ lệ số phân tử giữa HNO3 với số phân tử Ca(NO3 )2 là:
A. 1:2	 B.1 :1	 C. 2:1	 D. 2:1.
Câu 4: Hãy cân bằng PTHH của các sơ đồ phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng đó.
1) Al + Cl2 ---> AlCl3.
2) FeCl2 + NaOH ---> Fe(OH)2 + NaCl.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Câu 1,2,3,4.
 + HS có thể hoàn thành nhanh, chính xác đầy đủ các yêu cầu của GV.
 + HS có thể chỉ hoàn thành các yêu cầu của GV khi có gợi ý.
 + HS có thể chỉ hoàn thành một phần nào đó trong nội dung yêu cầu của GV.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
 + Khả năng vận dụng kiến thức.
 + Phát triển tư duy logic, năng lực diễn đạt.
 + Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác có hệ thống....
5. Hướng dẫn tự học ở nhà: 2’
- Ôn lại các kiến thức sau : HTVL, HTHH, ĐLBTKL, các bước lập PTHH, ý nghĩa của PTHH 
- BTVN: 3,4,5,6 tr 79/ sgk? 16.4; 16.5; 16.6; 16.7 tr 19,20/ SBT
V. Rút kinh nghiệm:
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:
2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:
3. Hoạt động của học sinh:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_23_phuong_trinh_hoa_hoc_nguyen_th.doc