Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 29, Bài 21: Tính theo công thức hóa học

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 29, Bài 21: Tính theo công thức hóa học

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

 Biết được:

- Ý nghĩa của công thức hoá học cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo thể tích ( nếu là chất khí)

 - Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học

2. Kỹ năng:

Dựa vào công thức hoá học

+ Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất.

+ Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hoá học của một số hợp chất và ngược lại.

3. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực tự quản lý, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

+ Nhận thức khoa học tự nhiên

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

4. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Chăm học, ham học, có tinh thần tự học

- Thông qua bài học giáo dục cho học sinh Tính trung thực, đoàn kết, hợp tác, có ý thức trách nhiệm, tính tự do phát biểu ý kiến, phát huy khả năng của bản thân.

5. Nội dung tích hợp:

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật công não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút

III. Chuẩn bị:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Bảng phụ, phiếu học tập

- Máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài

- Ôn tập kiến thức về ý nghĩa của công thức hoá học, mol.

 

doc 8 trang thucuc 5310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 29, Bài 21: Tính theo công thức hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Tiết 29:
Ngày giảng: 
BÀI 21.TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
 Biết được:
- Ý nghĩa của công thức hoá học cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo thể tích ( nếu là chất khí)
 - Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học
2. Kỹ năng: 
Dựa vào công thức hoá học
+ Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất.
+ Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hoá học của một số hợp chất và ngược lại.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực tự quản lý, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
+ Nhận thức khoa học tự nhiên
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Chăm học, ham học, có tinh thần tự học
- Thông qua bài học giáo dục cho học sinh Tính trung thực, đoàn kết, hợp tác, có ý thức trách nhiệm, tính tự do phát biểu ý kiến, phát huy khả năng của bản thân... 
5. Nội dung tích hợp: 
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm
- Kĩ thuật: Kĩ thuật công não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
III. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc trước bài
- Ôn tập kiến thức về ý nghĩa của công thức hoá học, mol.
IV. Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: (1 phut) Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ( 7 phút): 
Câu hỏi
Đáp án
HS1- Viết công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B?
- So sánh khí sunfuzơ ( SO2) nặng hay nhẹ hơn khí metan bao nhiêu lần?
- Bài tập 2a( 69)
- Công thức tính tỉ khối: dA/B = 
- dSO/ CH = = 4
 Khí SO2 nặng hơn khí CH4 là 4 lần
- dA/O= 1,375 => MA = 1,375 .32 = 44 g
- dA/O= 0,0625 => MA = 0,0625 .32 = 2 g
HS2 - Viết công thức tính tỉ khối của khí A so với không khí ?
 - So sánh khí sunfuzơ ( SO2) nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
- Bài tập 2b(69)
- Công thức tính tỉ khối dA/KK = 
- dSO/ KK = = 2,206
 Khí SO2 nặng hơn không khí 2,206 lần
- dA/KK =2,207 => MA = 2,207. 29 = 64 g
- dA/KK = 1,172 => MA = 1,172. 29 = 34 g
HS3- Bài tập 3(69)
a, Đặt đứng bình: Khí Cl2, CO2 vì là các khí nặng hơn không khí
b, Đặt ngược bình: Khí H2 và CH4 vì là những khí nhẹ hơn không khí
HS4- Báo cáo về kết quả tìm hiểu về khí cầu và chia sẻ với các bạn trong lớp:
a, Những loại khí có đặc điểm nào thì có thể được bơm vào trong khí cầu?
b, Nêu những ưu điểm, hạn chế của khí cầu so với các phương tiện vận chuyển khác.
a, Những loại khí có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí xung quanh, khó cháy thì được bơm vào trong khí cầu
b, Ưu điểm:
+Rất thích hợp cho việc du lịch ngắm cảnh từ trên cao
+ Hạn chế ô nhiễm môi trường 
Nhược điểm:Tốc độ di chuyển chậm. Chở được số lượng người, vật ít. Điều khiển khó. Chế tạo đắt
Các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
 HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được tạo tâm thế cho HS đi vào bài học
- Thời gian: 5 phút
- Cách tiến hành: Thảo luận nhóm trả lời tính huống
GV: Đưa ra tình huống
 Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Phân đạm là các loại phân hoá học mà thành phần chất dinh dưỡng trong phân là Nitơ (N). Trên thị trường có rất nhiều loại phân đạm như ure – CO(NH2)2, Amoni nitrat - NH4NO3, Kali nitrat – KNO3. Em hãy giúp bác nông dân chọn loại phân đạm chứa hàm lượng nito cao nhất và giải thích?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 phút đưa ra câu trả lời
 -HS thảo luận nhóm 2 phút trả lời câu hỏi
- Đại diện các nhóm đưa ra ý kiến( GV ghi góc bảng)
 GV: Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra hàng triệu chất khác nhau có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Từ công thức hoá học của những chất này các em không chỉ biết thành phần của các nguyên tố hoá học tạo nên chúng mà còn xác định được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất.
 Để biết nhóm nào có câu trả lời đúng nhất tiết học này sẽ giúp chúng ta.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả câu trả lời của các nhóm.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Đưa ra câu trả lời đúng và giải thích được
Mức 2: Đưa ra câu trả lời đúng nhưng không giải thích được
Mức 1: Đưa ra câu trả lời sai
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Biết công thức hoá học của hợp chất, xác định thành phần phần trăm của các nguyên tố trong hợp chất(17ph)
 Mục tiêu: Biết được các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học
- Thời gian:
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
? Cho biết ý nghĩa của công thức hoá học?
- Nguyên tố tạo ra chất.
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố = Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất
- Phân tử khối = Khối lượng mol phân tử
GV đưa ra Bài tập 
HS đọc đề bài
? Cho biết ý nghĩa của công thức hoá học CO2?
- Nguyên tố tạo ra chất là C, O
- Có 1C và 2O
- Phân tử khối là 44đvC
? Vậy đề bài trên cho biết gì? Yêu cầu tính gì?
- Cho công thức hoá học CO2 , yêu cầu tính thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố C, O trong hợp chất 
G- Phát phiếu học tập cho các nhóm
Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố C, O có trong CO2 theo các bước sau:
Bước 1- Tìm MCO= .
Bước 2- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất
 nO = 
 nC = .
Bước 3: - Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất
 mO = .
 mC = 
- Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố có trong hợp chất
 %O = .
 % C = ..
HS thảo luận theo nhóm hoàn thành vào bảng phụ nhóm
Các nhóm trình bày kết quả
G- HS nhận xét bổ sung và chốt lại
G- Yêu cầu HS hoàn thành lệnh đề 1( VBT- 69)
- HS hoàn thành lệnh đề cá nhân
- Đại diện trình bày nhận xết bổ sung
Bài tập: Hãy xác định thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong phân bón hoá học Kali nitrat KNO3 ..
Bài làm:
- MKNO3 = 39 + 14 + 16. 3 = 101 (g)
- Trong 1 mol hợp chất có
 nK = 1 mol
 nN = 1mol
 nO = 3 mol
- Vậy
 + mK = 39g
 %mK = . 100% = 38,6%
 + mN = 14g
 %mN = . 100% = 13,8%
 mO = 3.16 = 48g
 %mO = = 47,6%
( Hoặc %mO= 100%- (38,6%+ 13,8%) = 47,6%
G- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
? Cho biết các bước xác định thành phần phần trăm các nguyên tố có trong hợp chất?
- HS thảo luân nhóm và trình bày
I. Biết công thức hoá học, xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất.
Ví dụ 1-Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất cácbonđioxi( CO2)
Bài làm:
Bước 1- Khối lượng mol của CO2 là
 MCO= 44g
Bước 2- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất
 nO = 2 mol
 nC = 1 mol
Bước 3: - Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất
 mO = 2.16 = 32g
 mC = 1. 12 = 12g
- Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố có trong hợp chất
 %O = = 72,7%
 % C = = 27.3%
( %C = 100% - %O)
- Các bước xác định thành phần phần trăm các nguyên tố có trong hợp chất:
+ Bước 1- Tìm khối lượng mol của hợp chất
+ Bước 2- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất
+ Bước 3:
 - Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất
- Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố có trong hợp chất
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Phiếu học tập và các câu trả lời
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
*Năng lực nhận thức KHTN:
 Mức 3: Nắm được cách làm và đưa ra kết quả chính xác trong phiếu học tập.
 Mức 2: Nắm được cách làm nhưng tính toán còn nhầm.
 Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu. 
*Năng lực hợp tác:
Họ tên
Tiêu chí
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Đóng góp ý kiến
Có ý kiến và ý tưởng
Có ý tưởng trở thành ý tưởng nhóm 
Có ý kiến 
Lắng nghe 
Tiếp thu, trao đổi ý kiến 
Lắng nghe ý kiến của các thành viên khác, tiếp thu ý kiến và phản hồi một cách tích cực 
Có lắng nghe, phản hồi 
Chỉ lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Bài toán tính tỉ lệ khối lượng hoặc phần trăm khối lượng các nguyên tố
 Bài toán tính khối lượng từng nguyên tố trong hợp chất khi biết khối lượng hợp chất và ngược lại.
- Thời gian: 8p
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân kết hợp HĐ nhóm.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
G- Giới thiệu công thức tính nhanh
Bài tập 1: Tính thành phần phần trăm nguyên tố N trong ure – CO(NH2)2, Amoni nitrat - NH4NO3,.
GV Yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tập
- Nhóm hoàn thành bài tập, báo cáo, nhận xét
G Chốt kiến thức
-Kết luận nhóm nào đúng sai trong phần khởi động
Luyện tập dạng bài tập tính khối lượng các nguyên tố trong hợp chất
- HS đọc bài, tóm tắt.
? Bài tập này khác bài tập tên ở điểm nào ?
? Giải quyết bài thế nào?
G-Hướng dẫn cách làm, HS trình bày bảng.
 ? Ai có cách làm khác?
-HS đưa ra cách khác
II- Luyện tập
* Công thức tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
Công thức chung AxBy Cz
- Tìm M AxBy Cz = ?
- Tìm + %mA =. 100%
 + %mB = .100% 
 + %mC = .100%
( hoặc %mC = 100% - %mA - %mB )
Bài tập 2: 
Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 50 g KNO3
Bài làm:
- MKNO3 = 101 (g)
- Thành phần phần trăm các nguyên tố có trong 1 mol hợp chất
%mK = . 100% = 38,6%
 %mN = . 100% = 13,8%
%mO = = 47,6%
- Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 30,6 g hợp chất
 + mK = 50.38,6% = 19,3g
 + mN = 50.13,8% = 6,9g
 + mO = 50. 47,6% = 23,8g
 mO = 50 – ( 19,3 + 6,9) = 23,8g
* Cách tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong một lượng chất đã cho
 Tìm khối lượng của nguyên tố A, B có trong a(g) hợp chất AXBy 
- Tìm MAXBY = ?
- Vậy + mA = 
 + mB = 
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả bài tập HS làm 
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Hoàn thành nhanh, chính xác 
Mức 2: Hoàn thành đủ xong chưa nhanh, 
Mức 1: Chưa hoàn thành xong hoặc sai nhiều.
HOẠT ĐỘNG 5, VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
- Thời gian: 5p
- Cách tiến hành: Khuyến khích HS về nhà làm, không bắt buộc, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
HS thực hiện các nhiệm vụ sau
 Bài tập 1: Saccarozo (C12H22O11) là thành phần chính của đường kính (loại đương phổ biến nhất), saccarozo có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt, nó được ứng dụng nhiều trong công nghiêp thực phẩm (làm bánh kẹo, nước giải khát,...). Hãy tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong phân tử saccarozo.
 Bài tập 2. Nicotin là một chất độc gây nghiện, có nhiều trong cây thuốc lá (trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc hại có thể gây ung thư không những cho người hút mà cả những người xung quanh cũng bị ảnh hưởng). Công thức hóa học của nicotin có dạng là C10H14N2. 
a, Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong thuốc lá.
b, Theo em nên làm gì để tạo một không gian sống không khói thuốc lá ?
 Bài tập 3 - Hãy đóng vai nhà quản lý môi trường biết Cacbon dioxit CO2 là chất khí chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất ngày càng nóng lên. Hiện nay, trên thế giới lượng khí CO2 thải vào không khí đã lên tới 35,5 tỉ tấn mỗi năm, đây là con số đáng báo động.
a, Em hãy tìm hiểu qua sách, báo, mạng, internet,... và cho biết các nguyên nhân làm gia tăng lượng khí CO2 trong không khí ? Nguyên nhân nào là chủ yếu?
b, Theo em cần phải làm gì để góp phần giảm thiểu lượng khí CO2 trong không khí nhằm bảo vệ môi trường
 Bài tập 4: Có thể dùng chất Đồng(II) sunfat CuSO4 như một loại phân bón vi lượng. Nếu dùng 4 g CuSO4 thì có thể đưa vào đất bao nhiêu gam nguyên tố Cu.
- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời, bài báo cáo của HS.
- Dự kiến đánh giá năng lực HS:
Mức 3: HS tham gia nhiệt tình, hoàn thành đủ, có chất lượng.
Mức 2: HS có tham gia xong sơ sài hoặc chưa đủ nội dung.
Mức 1: HS không tham gia.
4. Củng cố: Đã thực hiện trong HĐ Luyện tập
5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau:2p
*Đối với tiết học này:
- Học bài nắm được các bước 
 + Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học
+ Cách tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong một lượng chất đã cho
- Làm BT: 1,3/71 sgk; 21.5, 21.6/SBT
 + Khuyến khích thực hiện các nhiệm vụ ở HĐ tìm tòi, mở rộng.
 *Đối với tiết học sau:
- Nghiên cứu trước phần II bài tính theo CTHH 
V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_29_bai_21_tinh_theo_cong_thuc_hoa.doc