Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 4, Bài 3: Bài thực hành số 1 Tính chất nóng chảy của chất, tách chất từ hỗn hợp - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hòa

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 4, Bài 3: Bài thực hành số 1 Tính chất nóng chảy của chất, tách chất từ hỗn hợp - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hòa

- HS: Đọc tài liệu trong sách giáo khoa trang 154.

+ HS trả lời: Có 4 quy tắc an toàn trong ptn.

+ HS trả lời: C6H6 là chất độc và dễ cháy, CaO là chất ăn mòn.

+ HS trả lời: Các dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh đó là: cốc, đũa, chậu, ống nghiệm, phễu, công tơ hút, muôi.Các dụng cụ bằng gỗ như: kẹp. I. Một số quy tắc an toàn trong ptn.

+ Tuần thủ quy định trong ptn và của thầy cô giáo.

+ Khi làm TN, phải trật tự, gọn gàng, cẩn thận, đúng trình tự.

+ Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người, đèn cồn dùng xong phải đậy nắp.

+ Sau khi thực hành phải rửa dụng cụ, vệ sinh phòng thí nghiệm

II. Cách sử dụng hóa chất

+ Trên lọ đựng hóa chất thường có kí hiệu

+ Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất, không đổ hóa chất này vào hóa chất khác. Dùng xong không đổ hóa chất thừa vào chai lọ.

+ Không dùng hóa chất đựng trong lọ không ghi nhãn.

III. Một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm

 

docx 3 trang thuongle 3060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 4, Bài 3: Bài thực hành số 1 Tính chất nóng chảy của chất, tách chất từ hỗn hợp - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 – Tiết 4
Bài 3: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT, 
TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
	- HS trình bày được một số quy tắc an toàn trong ptn.
	- HS hiểu cách sử dụng hóa chất.
	- HS biết được một số dụng cụ thí nghiệm.
	- HS tách được muối ra khỏi hỗn hợp muối + cát bằng phương pháp vật lý.
2. Kĩ năng:
	- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất...
	- Phân biệt được chất độc và chất không độc.
	- Làm việc nhóm.
	- Thao tác thí nghiệm, viết tường trình bài thí nghiệm.
3.Thái độ: 
	- Có thái độ yêu thích bộ môn.
4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
 	- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
	- Năng lực quan sát.
	- Năng lực áp dụng kiến thức vào thí nghiệm.
	- Năng lực giải quyết vấn đề.
	- Kỹ năng làm việc nhóm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
	- Hoá chất: cát, NaCl rắn.
	- Dụng cụ: muôi thủy tinh, đũa thủy tinh, cốc 100 mL, đèn cồn, giá để đốt đèn cồn, màng lọc, phễu thủy tinh, diêm.
2. Học sinh:
	- Chuẩn bị nội dung trước khi thực hành.
	- Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối:
* Giới thiệu bài: Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, em có thể áp dụng kiến thức được học trên lớp vào thí nghiệm thực tế. Vậy, để biết những chú ý trong phòng thí nghiệm cũng như cách sử dụng các dụng cụ thí nghiêm, chúng ta cùng nhau đến bài thực hành số 1.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Sản phảm đánh giá kết quả hoạt động
Hoạt động 1. Một số quy tắc an toàn, cách sử dụng hóa chất và
Một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm (15’)
- GV: Cả lớp mở sách giáo khoa trang 154 để tìm hiểu 3 mục trên và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu quy tắc an toàn trong ptn?
+ Em hãy quan sát nhãn mác được ghi trên lọ đựng hóa chất cho biết điều gì?
+ Em hãy quan sát các dụng cụ thí nghiệm và đoán xem nó có tên gọi và dùng để làm gì?
- HS: Đọc tài liệu trong sách giáo khoa trang 154.
+ HS trả lời: Có 4 quy tắc an toàn trong ptn.
+ HS trả lời: C6H6 là chất độc và dễ cháy, CaO là chất ăn mòn...
+ HS trả lời: Các dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh đó là: cốc, đũa, chậu, ống nghiệm, phễu, công tơ hút, muôi...Các dụng cụ bằng gỗ như: kẹp..
I. Một số quy tắc an toàn trong ptn.
+ Tuần thủ quy định trong ptn và của thầy cô giáo.
+ Khi làm TN, phải trật tự, gọn gàng, cẩn thận, đúng trình tự..
+ Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người, đèn cồn dùng xong phải đậy nắp.
+ Sau khi thực hành phải rửa dụng cụ, vệ sinh phòng thí nghiệm
II. Cách sử dụng hóa chất
+ Trên lọ đựng hóa chất thường có kí hiệu
+ Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất, không đổ hóa chất này vào hóa chất khác. Dùng xong không đổ hóa chất thừa vào chai lọ.
+ Không dùng hóa chất đựng trong lọ không ghi nhãn.
III. Một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm
Hoạt động 2. Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát (20’)
- GV chia lớp thành 2 nhóm để cũng thực hiện thí nghiệm.
- GV hướng dẫn mục đích thí nghiệm, cách tiến hành và những lưu ý khi làm thí nghiệm.
- HS: Chú ý lắng nghe, ghi lại thông tin chính xác.
- HS thực hành thí nghiệm.
IV. Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát
1. Mục đích thí nghiệm
+ Tách được muối ra khỏi cát
+ Đánh giá được khả năng tan của muối và cát trong nc.
+ Tinh chế được muối ăn.
2. Tiến hành thí nghiệm
+ Trộn lẫn muối + cát.
+ đổ nước làm tan muối.
+ đổ dung dịch vào phễu có giấy lọc. Sản phẩm thu được là dung dịch muối ăn.
+ Đun dung dịch cho bay hết nước thu được muối kết tinh.
+ Phần trên giấy lọc là cát.
3. Kết quả
+ Muối tan hoàn toàn trong nước, cát không tan.
+ Tách được muối ra khỏi cát
4. Lưu ý
+ Không nên cho quá ít/ quá nhiều nước.
+ Thao tác thực hiện chính xác, an toàn.
C. Hoạt động luyện tập: (5’)
	- GV gọi 2 em ở 2 nhóm cùng lên tiến hành
D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng: (2 phút)
	- Nhận xét thái độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh.
	- Yêu cầu HS về viết tường trình thí nghiệm, buổi sau nộp lại cho giáo viên hướng dẫn.
	- Yêu cầu HS chuẩn bị bài mới. Nguyên tử

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_4_bai_3_bai_thuc_hanh_so_1_tinh_c.docx