Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 3, Tiết 5, Bài 4: Nguyên tử

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 3, Tiết 5, Bài 4: Nguyên tử

I. MỤC TIÊU YÊU CẦU:

 1. Kiến thức:

 Biết được:

 - Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.

 - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điên tích dương và vỏ nguyên tử là các electron ( e ) mang điện tích âm.

 - Hạt nhân gồm proton ( P ) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.

 - Trong nguyên tử, số p bằng số e và điện tích của 1p bằng điện tích 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện.

 2. Kĩ năng:

 Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể ( H, C, Cl, Na ).

 3. Thái độ:

 Hăng hái hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức.

II. TRỌNG TÂM:

¬ - Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electron.

 - Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron.

 

doc 4 trang Phương Dung 01/06/2022 4350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tuần 3, Tiết 5, Bài 4: Nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS: 31.9.14 Tuần 3
 ND: 04.9.14 Tiết 5 Bài 4 : NGUYÊN TỬ
( Giảm tải: Mục 3. lớp electron )
I. MỤC TIÊU YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
 Biết được:
 - Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.
 - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điên tích dương và vỏ nguyên tử là các electron ( e ) mang điện tích âm.
 - Hạt nhân gồm proton ( P ) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.
 - Trong nguyên tử, số p bằng số e và điện tích của 1p bằng điện tích 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện. 
 2. Kĩ năng:
 Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể ( H, C, Cl, Na ). 
 3. Thái độ: 
 Hăng hái hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức.
II. TRỌNG TÂM:
 - Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electron.
 - Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Sơ đồ cấu tạo nguyên tử H, O, Na 
 2. Học sinh: Xem bài trước.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định: ( 1 ’ )
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Thế nào là hỗn hợp ? Cho ví dụ ? Thế nào là chất tinh khiết ? Cho ví dụ ?
 - Sửa bài tập 7 trang 11
→ a) Về tính chất khác nhau phải kể đến những tính chất đo được.
 b) Nước khoáng tốt hơn. 
 3. Bài mới: ( 31’ ) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: ( 16 ’ )
1. NGUYÊN TỬ LÀ GÌ?
- Cho ví dụ về vật thể tự nhiên và cho biết Vật thể tự nhiên đó gồm có các chất nào?
- Cho ví dụ về vật thể nhân tạo và vật thể nhân tạo đó được làm ra từ các vật liệu nào?
- Qua ví dụ vừa nêu các em đã biết có các chất mới có vật thể.còn chất được tạo ra từ đâu? để tìm hiểu vấn đề này, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “ nguyên tử ”.
- Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ gọi là nguyên tử.
Vậy nguyên tử là gì ? Để hiểu được vấn đề này, yêu cầu HS đọc SGK?
- Hãy hình dung nguyên tử như một quả cầu cực kì nhỏ bé, em hãy cho biết đường kính của nguyên tử cỡ bao nhiêu cm ?
- Yêu cầu HS đọc SGK phần đọc thêm trang 16
- Có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có 100 loại nguyên tử.
- Từ những vấn đề vừa nêu, các em có nhận xét gì về nguyên tử? 
- Ở môn vật lý lớp 7 đã học sơ lược về cấu tạo nguyên tử. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Mang điện tích gì?
GV thông báo đặc điểm của hạt electron 
Cho HS làm BT 1 trang 15
- HS trả lời câu hỏi, HS khác chú ý theo dõi để bổ sung ý kiến.
HS đọc SGK phần “Nguyên tử là gì? ”
HS chú ý nghe và cho biết đường kính của nguyên tử vào cỡ 10-8 cm.
- HS đọc đoạn từ “ nếu xếp hàng dài được thế ”
- HS nhóm trao đổi và phát biểu.
- HS nhóm trao đổi và sau đó phát biểu khái niệm về nguyên tử.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện. 
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
Electron: e (-)
HOẠT ĐỘNG 2: ( 15 ’ )
2. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ:
- Yêu cầu HS đọc thong tin trong SGK phần hạt nhân nguyên tử.
- Hạt nhân được cấu tạo nên từ những loại hạt chủ yếu nào?
- GV thông báo đặc điểm của từng loại hạt.
- Số proton và số electron trong nguyên tử như thế nào ?
- Nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào?
- Yêu cầu HS so sánh khối lượng của hạt p,n,e ?
- GV thông báo: Vì khối lượng của p = n còn khối lượng của e rất bé nên khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử 
HS đọc thong tin trong SGK phần hạt nhân nguyên tử.
- Được cấu tạo bởi proton và nơtron.
- số p = số e
- Có cùng số proton trong hạt nhân 
- Khối lượng của p = n còn e có khối lượng không đáng kể.
a. Hạt proton:
- KH: p 
- Đt: (+)
b. Hạt nơtron:
- KH: n
- Đt: không mang điện tích.
số p = số e
 4. Củng cố: ( 7’ )
 Làm bài tập 1, 2, 3 trang 15
 1/. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện: từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
 2/. a), b) Electron: e (-), proton: p (+) , nơtron: n ( không mang điện tích)
 c) Có cùng số proton trong hạt nhân 
 3/. Vì khối lượng của p = n còn khối lượng của e rất bé nên khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. 
 5. Dặn dò: ( 1 ’ )
 Yêu cầu HS xem trước bài: “NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC ” phần “ I, III ” trang 17,19

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tuan_3_tiet_5_bai_4_nguyen_tu.doc