Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Học kì 1

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Học kì 1

Chủ điểm tháng 9

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Hoạt động 1: BẦU CÁN BỘ LỚP

1. Yêu cầu giáo dục:

* Giúp học sinh:

· Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.

· Có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sư tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bố lớp hoạt động.

· Có ý thức trách nhiệm trong việc lưa chọn những cán bộ có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.

2. Nội dung và hình thức họat động:

a) Nội dung:

· Báo cáo tổng kết hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp sau một năm học.

· Bầu đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, các lớp phó,các tổ trưởng, tổ phó, các cán sự môn học).

b) Hình thức:

· Nghe báo cáo và thảo luận.

· Bỏ phiếu bầu hoặc biểu quyết.

 

doc 51 trang Phương Dung 3460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày thực hiện : ..
Tuần ___ tháng ____ năm _____ 	 
 Chủ điểm tháng 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động 1: BẦU CÁN BỘ LỚP
Yêu cầu giáo dục:
* Giúp học sinh:
Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
Có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sư tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bố lớp hoạt động.
Có ý thức trách nhiệm trong việc lưa chọn những cán bộ có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Báo cáo tổng kết hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp sau một năm học.
Bầu đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, các lớp phó,các tổ trưởng, tổ phó, các cán sự môn học).
b) Hình thức:
Nghe báo cáo và thảo luận.
Bỏ phiếu bầu hoặc biểu quyết.
3. Chuẩn bị họat động:
a) Về phương tiện họat động: 
Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm học vừa qua.
Phiếu bầu (Nếu bầu bằng phiếu).
Một vài tiết mục văn nghệ.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp để xây dựng bản báo cáo về kết quả hoạt động năm học trước,dựï kiến tiêu chuẩn cán bộ lớp và thống nhất chương trình hoat động. 
Phân công người báo cáo kết quả hoạt động của lớp (thường là lớp trưởng), người điều khiển và thư kí.
Phân người chuẩn bị phiếu bầu.
Dự kiến ban kiểm phiếu.
Phân công tổ, nhóm trang trí lớp.
4. Tiến hành họat động:
 a) Khởi động: 
 b) Báo cáo tổng kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua:
Lớp trưởûng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua.
Cả lớp thảo luận góp ý kiến.
Người điều khiển tổng kết.
c) Bầu cán bộ lớp mới:
Người điều khiển yêu cầu lớp thảo luận để thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp.
Tự ứng cử đề cử các bạn có năng lực làm cán bộ lớp.
Thư kí ghi tên các bạn ứng cử (nếu có)và các ban 5 được đề cử lên bảng.
Bầu ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu, nêu rõ thể lệ bỏ phiếu bầu, có thể tiến hành như sau:
+ Lớp trưởng: .........................................................
+ Lớp phó học tập: .................................................
Bầu cán sự lớp. 
+ Ban học tập gồm lớp phó học tập và 4 tổ trưởng.
+ Sao đỏ: ................................................................
+ Tổ trưởng và tổ phó: 
 	Tổ 1 : ........................................................ TÔ 3 .............................................
 	 .......................................................... .............................................
 	Tổ 2 : ........................................................ TỔ 4 .............................................
 	 .......................................................... ..............................................
Ban kiểm phiếu làm việc, sau đo công bố kết quả.
Lớp trưởng mới thay mặt cán bộ lớp phát biểu ý kiến. 
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp và giao nhiêm vụ cho các em.
5. Kết thúc hoạt động
Ngày sọan : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____	Hoạt động 2 
TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.
Tự giác, quyết tâm caao trong học tập.
Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Xác định vị trí quan trọng của năm học lớp 8.
Những nhiệm vụ trong năm học này.
Những biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
b) Hình thứchọat động:
Trao đổi ,thảo luận. 
3. Chuẩn bị họat động:
a) Phương tiện họat động: 
Một số câu hỏi thảo luận:
 Câu 1: Bạn suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8? (Vị trí ,vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8 )
 Câu 2: Bạn thấy mình phải làm tốt nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao?
 Câu 3: Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào? (Về chủ quan, về khách quan)
Giấy khổ to, bút dạ để ghi kết quả thảo luận: phiếu làm việc cá nhân.
Một vài tiết mục văn nghệ.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, hoạt động và họp cán bộ lớp để phân công chuẩn bị các việc cụ thể sau:.
Thống nhất chương trình, hình thức va kế hoạch hoat động.
Phân công người điều khiển chương trình và thư kí.
Phân công chuẩn bị các phương tiện (Đã nêu ở mục a).
Mỗi tổ chuẩn bị một vài tiết mục văn nghe.
Phân công trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê bàn ghế.
Cử người mời đại diện.
4. Tiến hành họat động:
 a) Khởi động: 
b) Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ của năm học: 
Người điều khiển nêu câu hỏi 1và 2 (Ởû mục 3.a).
Học sinh trao đổi, thảo luận theo tổ. Tổ trưởng hoặc thư kí tổ ghi kết quả thảo luận lên giấy khổ to.
Đại diện trong tổ trình bày kết quả thảo luận của tổ mình.
Lớp góp ý bổ sung, phân tích, lựa chọn và thống nhất ý kiến về vị trí và nhiệm vụ năm học.
Cuối cùng, người điều khiển tổng kết thảo luận.
c) Làm việc cá nhân về biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học:
Người điều khiển phát biểu cho từng học sinh va yêu cầu ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.
Từng học sinh suy nghĩ và ghi vào phiếu của mình.
Mời một học sinh trình bày trước lớp về những biện pháp của mình. Thư kí ghi tóm tắt nhanh các ý chính lên bảng.
Cả lớp góp ý kiến bổ sung, cùng nhau phân tích, lựa chọn các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Người điều khiển tổng kết lai các biện pháp để mỗi học sinh , tổ, lớp vận dụng.
d) Văn nghệ:
Cán bộ văn nghệ giới thiệu các tiết mục đã được phân công chuẩn bị và mời các bạn lên biểu diễn.
Hoạt động này cũng có thể xen vào giữa hoạt động b và hoạt động c.
5. Kết thúc họat động: Giáo viên chủ nhiệm nêu khái quát vị trí ,nhiệm vụ cua năm học và động viên học sinh phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Ngày sọan : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____	Hoạt động 3
 PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau hai năm học tập vá rèn luyện.
Biết trân trọng truyền thống đó.
Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp của trường.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Những truyền thống của lớp của trường.
Trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy các truyền thống của lớp , của trường.
Kế hoạch và biện pháp của lớp, của từng cá nhân để phát huy truyền thống của lớp của trường.
b) Hình thứchọat động:
Thảo luận trao đổi, tự liên hệ, tự đánh gia, đề xuất các biện pháp.
Văn nghệ.
3. Chuẩn bị họat động:
a) Phương tiện họat động: 
Một số câu hỏi để giao lưu:
Câu 1 : Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường ?
Câu 2 : Do đâu có được truyền thống đó ? 
Câu 3 : Nêu các truyền thống của lớp.
Câu 4 : Nêu tên những học sinh tiêu biểu đã góp nhiều công sức xây dựng truyền thống của lớp, của trường.
Bản kế hoạch phát huy truyền thống của trường, của lớp.
Bản kế hoạch cá nhân.
Bản kế hoạch của tổ.
Bản kế hoạch của lớp.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Cán bộ lớp họp để thống nhất chương trình và phân công:
Người điều khiển chương trình và thư kí.
Người mời đại biểu.
Lớp trưởng dự thảo và trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp.
Có thể phân công một số bạn làm nòng cốt trong việc chuẩn bị cho hoạt động (kế hoạch cá nhân ).
4. Tiến hành họat động:
 a) Khởi động: 
b) Thảo luận về truyền thống của lớp , của trường:
Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi.
Học sinh thảo luận theo tổ (có thể giao cho một tổ thảo luận câu hỏi 2, số tổ còn lại thảo luận câu hỏi 3 và câu 4) thư kí ghi tóm tắt kết quả thảo luận của tổ mình.
Mời đại diện mổi tổ báo cáo kết quả thảo luận một câu hỏi.
Cả lớp góp ý kiến.
Người điều khiển tổng kết.
c) Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp của trường: 
Người điều khiển giao nhiệm vụ cho các tổ: xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ để phát huy truyền thống của lớp của trường.
Học sinh thảo luận theo tổ, góp ý cho bản dự thảo kế hoạch của tổ. Tổ trưởng ghi kết quả thảo luận của tổ mình. Sau đó từng tổ đại diện lên báo cáo trước lớp, các tổ khác góp ý kiến bổ sung.
Lớp trưởng trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp. Cả lớp thảo luận.
Lớp trưởng tiếp thu ý kiến của các thành viên và tổng kết lại.
c) Văn nghệ
5. Kết thúc họat động:
Ngày sọan : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____ Hoạt động 4 
 THI HÁT CÁC BÀI TRUYỀN THỐNG
1. Yêu cầu giáo dục: Hoạt động thi hát các bài hát truyền thống nhằm giáo dục học sinh: 
Biết thưởng thức, biết hát các bài hát truyền thống ca ngợi trường lớp, thầøy cô, bạn bè 
Yêu thích văn nghệ, phấn khởi lạc quan, yêu mến gắn bó với trường lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái bạn bè, tự tin quyết tâm học tập tốt.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Hát các bài hát truyền thống do nhà trường quy định.
b) Hình thứchọat động:
Thi hát giữa các tổ.
Thi tiết mục tập thể của tổ.
Thi tiết mục chọn của tổ (cá nhân hoặc nhóm ).
3. Chuẩn bị họat động:
a) Phương tiện họat động: 
Những bài hát truyền thống.
Một số nhạc cụ đơn giản, trang phục biểu diễn văn nghệ.
Một số tặng phẩm để thưởng.
b) Về tổ chức:
Giáo viên phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoat động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị ôn luyện các bài hát truyền thống.
Từng tổ chuẩn bị dự thi.
Họp cán bộ lớp để thống nhất chương trình hoạt động và phân công:
Người điều khiển chương trình (cán bộ phụ trách văn nghệ) và thư ký.
Ban giám khảo (mỗi tổ cử một học sinh tham gia).
Xây dựng biểu điểm.
Tổ nhóm trang trí lớp (kẻ tiêu đề, kê bàn ghế, ).
Chuẩn bị tặng phẩm.
4. Tiến hành họat động:
 a) Khởi động: 
b) Thi hát đồng đội giữa các tổ:
Từng tổ trình bày bài hát truyền thống.
Ban giám khảo chấm điểm. Biểu điểm có thể như sau: 
Đảm bảo đúng nội dung chủ đề: 4 điểm.
Cả tổ hát đúng và hát hay: 4 điểm.
Tác phong đúng mực: 2 điểm.
Người điều khiển mời đại diện các tổ bốc thăm rồi theo số thứ tự đã chọn lên biểu diễn. Người lên biểu diển phải tự giới thiệu tên bài hát của mình và trình bày bài hát đó.
Mổi tổ có thể biểu diễn 2-3 tiết mục sau mỗi tiết mục ban giám khảo cho điểm công khai và thư ký ghi điểm lên bảng. Điểm của tổ sẽ băng tổng điểm của các lượt mà tổ đã đạt được.
Sau số lượt quy định tổ nào có điểm cao là tổ đó thắng.
c) Thi tiết mục tự chọn: 
Mỗi tổ thi biểu diễn một tiết mục tự chọn (cá nhân hoặc nhóm), yêu cầu hát đúng nhạc, biểu diễn hay.
Các tổ lần lượt biểu diễn.
Giám khảo cho điểm, thư ký ghi điểm lên bảng.
Kết thúc hoạt động:
Người điều khiển nhận xét chung, sau đó công bố kết quả hát đồng đội và tiết mục tự chọn của tổ đạt điểm cao nhất nhì.
Mời Giáo viên chủ nhiệm lên phát thưởng và phát biểu ý kiến.
 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌAT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
Học sinh tự đánh giá xếp lọai: 
Câu 1 : Các họat động “Bầu cán bộ lớp”, “Tôi là HS lớp 8”, “Phát huy truyền thống của lớp, của trường”, “Thi hát các bài hát truyền thống” đã giúp các em thu họach được những gì ? 
Câu 2 : Về tinh thần, thái độ và kết quả tham gia các họat động của chủ điểm, em tự xếp loại ở mức độ nào?
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
Tổ đánh giá, xếp lọai: 
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp lọai: 
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
Ngày sọan : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần __ tháng __ năm ____ 	Chủ điểm tháng 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Hoạt động 1: LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT?
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tồt như bác mong muốn.
Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực.
Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đỡ nhau học tập tốt.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Nội dung và ý nghĩa việc học tập tốt.
Các kinh nghiệm để học tập tốt các môn học.
Các phương pháp cụ thể giúp học tốt các môn học.
b) Hình thức:
Trao đổi và thảo luận chủ đề “Làm thế nào để học tập tốt”.
3. Chuẩn bị họat động:
a) Về phương tiện họat động: 
Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, về phương pháp học tập tốt do cá nhân chuẩn bị.
Phấn bảng để các cá nhân trình bày và minh họa, các mô hình, dụng cụ học tập liên quan khác 
b) Về tổ chức:
Nhiêm vụ của Giáo viên chủ nhiệm:
Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề (Làm thế nào để học tập tốt) để giúp học sinh định hướng và sẵn sàng tham gia hoạt động.
Yêu cầu mỗi học sinh đều phải chuẩn bị, viết bản báo cáo về kinh nghiệm và phương pháp học tập của mình (kể cả những học sinh kém).
Hướng dẫn các em cách viết báo cáo, cách lựa chọn môn học hoặc nhóm môn học để viết báo cáo.
Quy định thời gian nộp báo cáo, các tổ trưởng thu báo cáo của tổ viên nộp cho lớp phó phụ trách học tập.
Phân công lớp trưởng điều khiển chung, lớp phó học điều khiển thảo luận.
Chuẩn bị chương trình hoat động. Hướng dẫn lớp trưởng và lớp phó phụ trách học tập cách thức phối hợp tổ chức lớp tiến hành hoạt động.
Phân công thư ký lớp ghi biên bản.
Phân công chuẩn bị chương trình văn nghệ.
Phân công trang trí.
Dự kiến mời các giáo viên bộ môn làm cố vấn. 
Nhiệm vụ của học sinh:
Thực hiện các yêu cầu được giao.
Lớp phó phụ trách học tập thu báo cáo của các tổ, cùng lớp trưởng tổng hợp phân loại các vấn dtrao đổi thảo luận. Lựa chọn các học sinh điển hình (hoặc khá, giỏi, có kinh nghiệm và phương pháp hay ) để làm hạt nhân trao đổi thảo luận.
Trả lại báo cáo cho các tổ để đưa lại cho các cá nhân.
4. Tiến hành họat động:
 a) Khởi động: 
 b) Trao đổi thảo luận:
Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi, thảo luận theo chủ đề (Làm thế nào để học tập tốt). Yêu cầu học sinh khi phát biểu ý kiến không đọc báo cáođã viết sẵn, mà dùng lời để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên.
Lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề để lớp trao đổi, thảo luận. Ví dụ: Làm thế nào để học tốt môn toán?; Làm thế nào để học tốt môn ngữ văn?; Lớp ta học yếu nhất môn nào,tại sao, hướng khắc phục v.v 
Sau mỗi vấn đề được nêu lên, lớp phó phụ trách học tập phối hợp cùng lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi. Có thể lấy tinh thân xung phong hoặc chỉ định các học sinh được chọn làm hạt nhân phát biểu ý kiến.
Lớp trưởng hoặc lớp phó phụ trách học tâp tổng kết tóm tắt từng vấn đề hoặc cụm vấn đề đã được trao đổi, thảo luận nhất trí cao.
Với những vấn đề tình huống khó,lớp trưởng mời giáo viên cố vấn giải đáp.
c) Văn nghệ:
Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu một vài tiết mục văn nghệ.
Các bạn có tiết mục văn nghệ (Đơn ca, song ca, ngâm thơ ) lần lượt lên trình diễn.
5. Kết thúc hoạt động
Ngày sọan : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____	Hoạt động 2
 LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA
 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu lời của Bác, hiểu nội dung và ý nghĩa của việc giao ước thi đua.
Có ý thức thi đua làng mạnh, có thái độ, động cơ học tập tốt.
Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện. Biết thực hành phương pháp học tập tích cực.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Những lời dạy của Bác về học tập tốt, rèn luyện tốt.
Các chỉ tiêu về học tập, rèn luyện đạo đức của lớp, to, cá nhân học sinh.
Các biễn pháp để thực hiện giao ước thi đua.
b) Hình thứchọat động:
Các tổ, cá nhân giao ước thi đua. 
Thảo luận các chị tiêu và biện pháp thực hiện.
Vui văn nghệ.
3. Chuẩn bị họat động:
a) Phương tiện họat động: 
Thư Bác Hồ gửi học sinh năm 1945 và 1968.
Các bản đăng ký giao ước thi đua (Của cá nhân, của tổ, lớp) với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể.
Phương tiện trang trí.
b) Về tổ chức:
Nhiếm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu nội dung, yêu cầu và kế hoạch tổ chức hoạt động (Lễ giao ước thi đua) cho cả lơp.
Phân công, giúp đỡ cán bộ lớp học sinh chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt độâng như:
+ Xây dựng các nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu.
+ Xây dựng chuẩn và thang đánh giá.
+ Người điều khiển chung, ngưởi điều khiển thảo luận, người phụ trách chương trình văn nghệ.
+ Trang trí kẻ tiêu đề.
+ Thư ký ghi biên bản.
+ Mời đại biểu dự.
Nhiệm vụ của học sinh:
Bàn bạc. Thực hiện các việc được phân công.
Chuẩn bị tốt các bản giao ước thi đua của cá nhân.
4. Tiến hành họat động:
 a) Khởi động: 
b) Giao ước thi đua: 
Người điều khiển nêu thể lệ giao ước thi đua và lần lượt mời các tổ trưởng thay mặt tổ lên giao ước thi đua.
Bản giao ước thi đua của tổ đã có chữ ký của tổ viên. Tổ trưởng khi lên giao ước thi đua can nêu rõ nội dung, các chỉ tiêu phấn đấu chung của tổ, của các tổ viên, các biển pháp thực hiện và giao ước thi đua với lớp hay với một tổ cụ thể nào đó 
Tổ trưởng giao ước thi đua xong có thể mời một tổ viên của tổ mình lên đọc giao ước thi đua cá nhân.
Sau khi các tổ trưởng giao ước thi đua, người điều khiển lớp mời lớp trưởng lên trình bày tóm tắt (Chương trình thi đua của lớp) gồm các chỉ tiêu cụ thể về học tập, về rèn luyện đạo đức và đề xuất một số biện pháp thực hiện.
c) Thảo luận:
Người điều khiển lần lượt nêu các chỉ tiêu phấn đấu của lớp và các biện pháp thực hiện để lớp thảo luận.
Cả lớp phát biểu ý kiến, thảo luận từng chỉ tiêu, từng biện pháp cụ thể và lấy biểu quyết thể hiện sự nhất trí của tập thể lớp.
Thông qua chương trình hành động thi đua của lớp.
d) Chương trình văn nghệ:
Cả lớp hát tập thể bái hát truyền thống của lớp (Nếu có).
Ngưới điều khiển lần lượt giới thiệu các bạn lên trình bày các tiết mục văn nghệ.
5. Kết thúc họat động:
Ngày sọan : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____ Hoạt động 3
 NHỮNG TẤM GƯƠNG HỌC TỐT
1. Yêu cầu giáo dục: Qua những gương sáng học tốt:
Giáo dục cho học sinh tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.
Rèn luyện kỹ năng, phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phẩm chất, ý chí, năng lực học tập, năng lực tư duy sáng tạo theo các gương học tập tốt.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Tư liệu về các tấm gương học tốt, ham học, hiếu học, những gương vượt khó vươn lên để học tốt sưu tầm hay tìm được trong sách báo và trong đời sống thực tế dưới dạng các mẩu chuyện, bài viết, thơ ca, tranh ảnh, người thật việc thật 
Cac hiện tượng tự nhiên,các câu đố khoa học có liên quan để rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo...
b) Hình thứchọat động:
Thi tìm hiểu, thi kể chuyện.
Văn nghệ xen kẽ.
3. Chuẩn bị họat động:
a) Phương tiện họat động: 
Các tư liệu liên quan đến chủ đề hoạt động.
Hệ thống các câu hỏi câu đố 
Bảng quy định điểm chuẩn và thang chấm điểm cũng như đáp án (Nếu có).
Phần thưởng.
Các lá cờ nhỏ hoặc chuông.
b) Về tổ chức:
Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm: 
Nêu nội dung, hình thức tổ chứchoạt động cho cả lớp và hướng dẫn các em sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan. Nêu kế hoạch chuẩn bị và thời gian tiến hành.
Phân công, giúp đỡ và hướng dẫn lực lượng cốt cán trong lớp chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động, cụ thể là:
+ Phân công chuẩn bị các phương tiện cho hoạt động.
+ Mỗi tổ cử một đội dự thi (Từ 3-5 người).
+ Cử một ban giám khảo (Mỗi tổ 1 người).
+ Cử người dẫn chương trình.
+ Cử nhóm trang trí lớp.
+ Mời đại biểu.
Nhiệm vụ của học sinh:
Thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Các học sinh trong đội tuyển dự thi trong mỗi đội trao đổi, bàn bạc, chuẩn bị tư liệu và nội dung sẵn sàng cho cuộc thi.
Các tổ cùng đội dự thi của mình hội ý để thống nhất hoạt động: các tổ viên cũng chuẩn bị về nội dung hoạt động để vừa là cổ động viên cho đội nhau, vừa sẵn sàng tham gia cùng đội nhà khi can thiết để giải đáp các câu hỏi hoặc câu đố “Khó“ của cuộc thi khi có yêu cầu của người dẫn chương trình.
4. Tiến hành họat động:
 a) Khởi động: 
b) Cuộc thi:
Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi hoặc câu đố, ví dụ: “ Bạn hãy kể một câu chuyện về gương vượt khó vươn lên trong học tập“; “Trường ta hiện có bao nhiêu học sinh giỏiliên tục từ lớp 6 đến lớp 9 ? Bạn hãy kể một tấm gương cụ thể“; “Vì sao một đàn chim lớn có thể đổi hướng bay trong khoảnh khắc?“; “Bạn hãy trình bày một bài hát hoặc bài thơ mà bạn yêu thích“.
Đội nào có câu trả lờøi trước sẽ đánh tín hiệu xin trả lời (rung chuông hoặc cắm cờ), nếu không, người dẩn chương trình sẽ gọi lần lượt từng đội.
Ban giám khảo chấm điểm. Điểm được công bố ngay và thư kí giám khảo sẽ ghi lên ô điểm của từng đội trên bảng.
Trong tính huống câu hỏi nào đó không đội nào trả lời được, người dẫn chương trình sẽ hỏi các cổ động viên; cổ động viên trả lời đúng sẽ có phần thưởng và được tính điểm. Điểm đó được tính vào ô điểm của đội nhà.
Ban giám khảo công bố tổng số điểm của từng đội và công bố đội đạt giải nhất, nhì, ba.
Người dẫn chương trình mời giáo viên chủ nhiệm hoặc đại biểu lên trao giải thưởng cho các đội.
5. Kết thúc họat động:
Ngày sọan : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____ 
 Hoạt động 4 
 HÁT VỀ MÁI TRƯỜNG QUÊ HƯƠNG
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: 
Phát triển tiềm năng văn nghệ, biết thêm các bài hát về tuổi học trò, về mái trường thân yêu và quê hương đất nước. Kích thích phong trào văn nghệ của lớp.
Có tình cảm với trường lớp, quê hương, càng thêm yêu cuộc sống hồn nhiên tuổi học trò.
Lạc quan, tự tin trong học tập và rèn luyện.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Các bài hát bài thơ về nhà trường, về quê hương, về tuổi học trò.
b) Hình thứchọat động:
Thi hát theo chủ đề “Mái trường và quê hương“.
3. Chuẩn bị họat động:
a) Phương tiện họat động: 
Sưu tầm, lựa chọn các bài hát,bài thơ, điệu múa theo chủ đề trên.
Một số nhạc cụ thông thường (đàn , sáo ).
Hoa và tặng phẩm.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức thi, động viên các cá nhân, nhóm đăng ký các tiết mục tham gia dự thi.
Cử ban giám khảo.
Cử người dẫn chương trình.
Cá nhân, nhóm đăng ký các tiết mục và có kế hoạch tập luyện.
Cử nhóm trang trí và chuẩn bị tặng phẩm.
Dự kiến mời đại biểu.
4. Tiến hành họat động:
 a) Khởi động: 
b) Ban giám khảo công bố thể lệ thi và cách thức chấm điểm ( thang điểm 10 ):
Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các bạn có tiết mục lên trình diễn.
B an giám khảo cho điểm và ghi lên bảng.
Công bố kết qua , trao thưởng và tặng hoa cho cá nhân, nhóm đạt giải nhất, nhì, ba.
5. Kết thúc hoạt động:
Ngày sọan : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____ 	Chủ điểm tháng 11 
 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
 	 Hoạt động 1: THẢO LUẬN THEO CHỦ ĐỀ “TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ”
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo.
Yêu quý và tin tưởng các thầy cô giáo.
Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Những kỷ niệm sâu sắc về tình cảm học sinh với thầy cô giáo.
Những chuyện kể, bài hát ca ngợi thày cô giáo, ca ngợi tình nghĩa thầy trò.
b) Hình thức:
Trao đổi, thảo luận, kể chuyện, sinh hoạt văn nghệ.
3. Chuẩn bị họat động:
a) Về phương tiện họat động: 
Tư liệu học sinh sưu tầm được: các bài hát, bài viết, truyện kể, bài thơ, tranh ảnh và những kỷ niệm về tình nghĩa thầy trò.
Câu hỏi để học sinh trao đổi, thảo luận.
Phương tiện để trang trí, trình bày sản phẩm và vị trí trưng bày sản phẩm cho các tổ.
b) Về tổ chức:
Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm:
Nêu ý nghĩa nội dung và định hướng hoạt động cho học sinh.
Gợi ý, hướng dẩn cho cán bộ lớp và chi đội:
+ Lựa chọn các công việc phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp như (Báo tường, tập san hoặc triển lãm, trao đổi thảo luận, liên hoan văn nghệ).
+ Hướng dẫn cách phân công công việc hợp lý (Chia nhóm và phân công cụ thể theo nội dung của công việc).
+ Động viên và khuyến khích toàn thể học sinh chủ động tham gia vào những công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mỗi em.
Nhiệm vụ của học sinh:
Họp tổ chia nhóm sưu tầm và sắp xếp tư liệu theo chủ đề.
Nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc của cá nhân đối với thầy cô giáo. Tập một số bài hát, bài thơ ca ngợi tình nghĩa thầy trò.
Phân công người thực hiện các công việc cụ thể (Trang trí, trưng bày tư liệu, dẫn chương trình ).
4. Tiến hành họat động:
 a) Khởi động: 
Giới thiệu chương trình hoạt động.
 b) Trưng bày và giới thiệu kết quả sưu tầm:
Các tổ trưng bày sản phẩm ở vị trí quy định.
Đại diện các tổ giới thiệu khái quát kết quả sưu tầm được (Về số lượng, nội dung, thành tích của những cá nhân tích cực và đóng góp nhiều nhất). Mỗi tổ giới thiệu ngắn gọn từ 3-5 phút.
c) Trao đổi , thảo luận:
Người dẫn chương trình nêu câu hỏi.
Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận nhằm khắc sâu nhận thức về “Tình nghĩa thầøy trò” và “Công ơn thầy cô giáo“.
Người dẫn chương trình tóm tắt kết quả thảo luận.
Trong QT trao đổi thảo luận có thể xen kẽ những tâm sự của học sinh về những kỉ niệN“Tình nghĩa thầy trò“.
d) Văn nghệ:
Trình bày một số tiết mục văn nghệ (Thơ, ca hát, múa) về tình nghĩa thầy trò và công ơn thầøy cô giáo.
5. Kết thúc họat động:
Người dẫn chương trình mời đại biểu phát biểu ý kiến (Nhằm động viên, giáo dục và khắc sâu nhận thức của học sinh về “Tình nghĩa thầy trò“.
Nhận xét kết quả hoạt động và tinh thần tham gia của các thành viên, nhóm, tổ trong lớp. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị lễ đăng kí tuần học tốt
Ngày sọan : 	___ / ___ / _____
Ngày thực hiện : ___ / ___ / _____
Tuần ___ tháng ____ năm _____ Hoạt động 2
 LỄ ĐĂNG KÝ TUẦN HỌC TỐT
 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Nhận thức được ý nghĩa của lễ đăng ký tuần học tốt là nhằm đạt thành tích cao để chào mừng ngày 20 – 11.
Tích cực đăng ký tuần học tốt.
Tự giác học tập và rèn luyện theo các chỉ tiêu đã đăng ký.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a) Nội dung:
Các chỉ tiêu học tập và rèn luyện của lớp.
Các chỉ tiêu học tập, rèn luyện và phấn đấu trong tuần học tốt của cá nhân và tổ.
Các biện pháp để thực hiện tuần học tốt.
b) Hình thứchọat động:
Lễ đăng ký thi đua. 
Thảo luận.
Văn nghệ.
3. Chuẩn bị họat động:
a) Phương tiện họat động: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_8_hoc_ki_1.doc