Giáo án Kỹ năng sống Lớp 8 - Tuần 2 - Phạm Thị Phương
KỸ NĂNG GIAO TIẾP (2)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ HS hiểu Ấn tượng ban đầu là gì? Ngôn ngữ cơ thể là gì?
+ HS biết thực hiện các hoạt động để tạo ấn tượng tốt với người giao tiếp.
+ HS trình bày được các biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể và ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp.
- Về kỹ năng:
+ HS áp dụng cách tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp.
+ HS vận dụng được ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong giao tiếp, thể hiện của khuôn mặt, ánh mắt, tay, chân, dáng đứng/ngồi trong quá trình giao tiếp ở một số tình huống cụ thể
- Về thái độ:
Học sinh lịch sự trong giao tiếp và ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau; sẵn sàng tạo ấn tượng ban đầu tích cực trong giao tiếp.
KỸ NĂNG GIAO TIẾP (2) I. Mục tiêu bài giảng. Học xong bài này, học sinh có khả năng: - Về kiến thức: + HS hiểu Ấn tượng ban đầu là gì? Ngôn ngữ cơ thể là gì? + HS biết thực hiện các hoạt động để tạo ấn tượng tốt với người giao tiếp. + HS trình bày được các biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể và ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp. - Về kỹ năng: + HS áp dụng cách tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp. + HS vận dụng được ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong giao tiếp, thể hiện của khuôn mặt, ánh mắt, tay, chân, dáng đứng/ngồi trong quá trình giao tiếp ở một số tình huống cụ thể - Về thái độ: Học sinh lịch sự trong giao tiếp và ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau; sẵn sàng tạo ấn tượng ban đầu tích cực trong giao tiếp. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. Giấy A4, giấy A0, bảng, bút... Thẻ trò chơi Một số tình huống mẫu dành cho thảo luận nhóm. Giáo án. Bảng, phấn. Slide, video Máy chiếu/máy tính ..... III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: (2 phút) - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Câu 1. ............................... Câu 2. ............................... 3. Nội dung bài học mới: Nội dung hoạt động Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt HĐ1: Định hướng bài mới Trò chơi: Họ là người như thế nào? - Thời gian: 15 phút - Hình thức: Tổ chức trò chơi Phương pháp và KTDH: Làm việc nhóm, hỏi đáp. - Hình thức tổ chức: Theo nhóm - Chuẩn bị: Thẻ tình huống; Luật chơi - GV tổ chức hoạt động “Họ là người như thế nào? - Luật chơi: Giáo viên yêu cầu mỗi đội cử một bạn có khả năng đóng vai tốt, đội nào có bạn đại diện đóng vai tốt sẽ ghi 100 điểm. Và các bạn sẽ đóng vai là những học sinh mới của lớp chúng ta. - Bốn bạn đại diện, mỗi bạn nhận 1 thẻ tình huống đóng vai đúng theo yêu cầu. Bốn bạn mới chuyển đến lớp, đứng trước lớp giới thiệu về bản thân. Bạn A: Giới thiệu với vẻ nhẹ nhàng, hiền lành, trung thực, cử chỉ lịch sự và thái độ thân thiện với mọi người. Bạn B: Giới thiệu với vẻ đanh đá, ghê gớm, đại ca. Tay vung văng thể hiện, ngôn ngữ thiếu lịch sự, thái độ thách thức không một ai có thể bắt nạt được bạn ấy. Bạn C: Giới thiệu với vẻ kênh kiệu, con nhà giàu, học giỏi, khoe khoang về bản thân và gia đình. Thái độ coi mình là nhất và không thích chơi với bạn nào học dốt, bạn nào nhà nghèo. Bạn D: Giới thiệu với vẻ nhút nhát,ngượng ngùng, ít nói, không tự tin trước đám đông. - Sau khi các bạn đóng vai theo yêu cầu , HS được quan sát, và đặt câu hỏi. Theo các em thì qua những gì hai bạn vừa thể hiện thì theo em bạn A/bạn B/bạn C/bạn D là người như thế nào, và em có muốn chơi với bạn không? -- > Những gì các em trả lời, nhận xét về 3 bạn vừa rồi, người ta gọi là Ấn tượng ban đầu HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và hào hứng với kỹ năng sẽ được học. HĐ2: Ấn tượng ban đầu Thời gian: 10 phút - Hình thức: Làm việc nhóm - Phương pháp: Hỏi đáp. -Ấn tượng ban đầu là gì? Ấn tượng ban đầu là ấn tượng về một người nào đó là hình ảnh tổng thể trên cơ sở ta nhìn nhận họ một cách toàn diện, qua việc cảm nhận các biểu hiện như: diện mạo, lời nói, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ Sau lần tiếp xúc ban đầu, ta sẽ có một ấn tượng nhất định về đối tượng của mình. Hay nói đơn giản là ấn tượng ban đầu là hình ảnh của đối tượng bạn tiếp xúc qua lần tiếp xúc đầu tiên. -- > Gv kết luận tại sao cô lại chọn 3 tình huống đó và khẳng định tầm quan trọng của việc tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp. Như các em thấy, qua quan sát các bạn giới thiệu lần đầu, chúng ta đã kết luận là bạn này thân thiện, bạn này dễ chơi, bạn này đanh đá, bạn này kênh kiệu, và nhiều bạn thấy rằng muốn/không muốn kết bạn với bạn đó, mặc dù là đó là lần tiếp xúc đầu tiên, chưa hẳn các bạn giống như chúng ta nghĩ. Nhưng cái ấn tượng ban đầu đó nó tác động tới việc của ta ứng xử với bạn đó về sau. - Chính vì vậy Ấn tượng ban đầu rất quan trọng trong quá trình giao tiếp. Ấn tượng ban đầu tạo cho chúng ta: gây được thiện cảm, muốn nói chuyện và gặp gỡ lần sau, tạo cơ hội xây dựng mối quan hệ. Ví dụ trong tình huống trên, bạn A tạo được ấn tượng với các bạn là một bạn hiền lành, dễ mến, gây thiện cảm, không biết thực sự bạn như thế nào nhưng chúng ta vẫn muốn chơi với bạn, còn bạn B,bạn C thì ngược lại ấn tượng không tốt, chưa kết luận bạn có xấu tính hay không nhưng mọi người chưa thấy muốn kết bạn với bạn sau lần gặp đầu tiên. - Vậy làm thế nào để tạo ấn tượng ban đầu? GV đặt câu hỏi cho học sinh “Làm thế nào để tạo ấn tượng ban đầu?” -- > Chúng ta có thể tạo ấn tượng ban đầu là không tích cực như một số bạn ăn mặc lô lăng, ăn nói tục tĩu, chúng ta có ấn tượng không, có ấn tượng nhưng là ấn tượng không đẹp. Và ngược lại ngay từ lần đầu gặp mặt nhiều bạn đã tạo cho người tiếp xúc một ấn tượng đẹp, và ai cũng muốn được gặp gỡ bạn đó thêm một lần nữa, hoặc hình ảnh mọi người nghĩ về bạn đó là một hình ảnh đẹp. - Cách gây ấn tượng lần đầu: ăn mặc phù hợp, luôn vui vẻ, thân thiện, cư xử tế nhị, chú ý ngôn ngữ cơ thể, tập trung vào câu chuyện, nhớ tên người giao tiếp. Hãy giới thiệu về bạn một cách thú vị và thể hiện nét riêng của chính mình. Và lưu ý: Biết cách lắng nghe, tán thưởng, khen ngợi.Không thể hiện kiến thức của bản thân, không nói quá nhiều hoặc quá ít, không phô trương, khoe khoang, quá khác lạ, - HS hiểu được Ấn tượng ban đầu là gì, ý nghĩa quan trọng của ấn tượng ban đầu và biết cách tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp. HĐ3: Ai hiểu đồng đội mình hơn - Thời gian: 40 phút - Nội dung trọng tâm: Học sinh tham gia trò chơi, quan sát và hiểu về Ngôn ngữ cơ thể. - Phương pháp và KTDH: Làm việc nhóm, hỏi đáp. - Hình thức tổ chức: Theo nhóm - Chuẩn bị: + Thẻ viết biểu hiện cảm xúc + Clip + Thẻ tình huống + Các câu hỏi. - GV Tổ chức trò chơi: Biểu đạt cảm xúc qua gương mặt Luật chơi: Mỗi đội cử một bạn đại diện tham gia trò chơi, có ba vòng chơi mỗi vòng các bạn biểu đạt cảm xúc bốc thăm được, bằng khuôn mặt, đứng yên có thể thêm cử chỉ nhưng tuyệt đối không có lời nói, sau đó đội có bạn đại diện sẽ có 3 lượt đoán đáp án, nếu trả lời đúng đáp án sẽ ghi 50 điểm cho đội mình, nếu trả lời sai không ghi điểm. Qua 2 vòng chơi các đội sẽ ghi tối đa 100 điểm cho đội mình. (Gợi ý: Vòng 1 sẽ cho học sinh chọn các biểu hiện dễ biểu đạt: vui vẻ, tức giận, ngạc nhiên, hồi hộp. Vòng 2 khó hơn một chút: buồn bã, hạnh phúc, lo lắng, đau khổ). -- > Chúc mừng các bạn đại diện đã rất cố gắng biểu đạt cảm xúc bốc thăm rất tốt, chúc mừng các đội cũng đã rất hiểu ý đồng đội của mình mặc dù chỉ quan sát biểu hiện qua khuôn mặt thôi. Chỉ cần cử chỉ nét mặt thôi cũng truyền đạt được rất nhiều thông tin tới cho người đối diện, chúng ta cùng xem biểu hiện nét mặt của anh chàng này sinh động thế nào nhé. Xem clip: 20 Kiểu biểu cảm của khuôn mặt -- > Rất thú vị phải không các em, ví dụ như các em nói “con không sợ, nhưng mà tay chân run run, mặt hoảng sợ (cô thể hiện) thì rõ ràng là ngôn ngữ cơ thể cho chúng ta thấy bạn đó đang có trạng thái như thế nào, hay đơn giản cô bước vào lớp mặt cô khó chịu như thế này (cô thể hiện) là các em nhiều bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng có chuyện gì sắp xảy ra rồi, . Chúng ta sẽ cùng xem đoạn clip về MR Bean và trả lời cho cô biết trong đoạn phim vừa rồi nội dung là gì? Xem clip: Car Park Chaos | Mr. Bean Official -- > HS thảo luận, mỗi đội đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Nội dung câu chuyện trong đoạn clip là gì?” -- > GV kết luận nội dung câu chuyện là: Mr Bean cố gắng tránh trả tiền cho vé đậu xe của mình bằng cách ông chạy vào đường dành cho xe đi vào, đường dành cho xe đi vào thì không phải trả tiền chỉ lấy vé thôi, cách lừa các rào cản, ông làm mọi cách để đưa chiếc xe ra, nhưng cuối cùng chiếc xe cũng ra được nhờ một chiếc xe chạy vào, nhưng gặp rắc rối là làm đổ chiếc xe chạy vào. - Mặc dù không có tiếng nói, nhưng chúng ta hiểu nội dung câu chuyện và cười rất thích thú về nhân vật MR Bean. Vậy bây giờ chúng ta thử tài xem ai sẽ là một phiên bản MR Bean trong lớp, bằng cách bạn đó sẽ biểu đạt tình huống qua những cử chỉ, biểu hiện nét mặt. Và xem đồng đội có hiểu ý mà bạn đó muốn diễn đạt là gì không. GV tổ chức trò “Ai là phiên bản MR Bean” Luật chơi: Mỗi đội cử ra một bạn đại diện lên bốc thăm tình huống, bạn đó có nhiệm vụ diễn đạt tình huống thông qua cử chỉ, nét mặt, có kèm theo tiếng động, đạo cụ hỗ trợ, không phải lời nói. Đội có bạn đại diện sẽ có 3 lượt trả lời đáp án nội dung tình huống là gì, nếu trả lời đúng ghi 100 điểm cho đội của mình. (Gợi ý tình huống: TH1: Đang đi học, bị chó đuổi cắn chảy máu chân. TH2: Đi mua quần áo, lựa chọn ướm thử nhiều bộ nhưng không mua được bộ nào phù hợp nên về không. TH3: Đang đi về bị trời mưa ướt tóc và quần áo, chạy vào trú mưa, có một người cho mượn ô, sau đó vui vẻ cầm ô và tiếp tục đi về. TH4: Đi câu cá, ban đầu buồn vì chỉ câu được 2 con cá nhỏ, câu được con cá thứ 3 là con cá lớn nên rất sung sướng, vội vàng xách giỏ mang cá về nhà. GV có thể lựa chọn tình huống khác nhau, nhưng lựa chọn các tình huống các em có thể biểu đạt về ngôn ngữ cơ thể tốt. Chấm điểm đội nào nói đáp án đúng tới 70% là có thể ghi điểm cho tình huống) -- > GV khen ngợi các bạn đại diện diễn tình huống rất tốt và cố gắng, các thành viên còn lại rất hiểu ý đồng đội, không chính xác 100% nhưng cơ bản đã hiểu nội dung chính của tình huống. HS hiểu được ý nghĩa của Ngôn ngữ cơ thể. HĐ4: Ngôn ngữ cơ thể - Thời gian: 15 phút - Nội dung trọng tâm: Ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp. - Phương pháp và KTDH: Hỏi - đáp. - Hình thức tổ chức: Theo nhóm, lớp. - GV đặt câu hỏi: Như vậy qua hai trò chơi các em đã rút ra điều gì? - GV đưa ra khái niệm ngôn ngữ cơ thể: Ngôn ngữ cơ thể là một dạng của truyền thông phi ngôn ngữ trong đó các hành vi của cơ thể, chứ không phải ngôn ngữ, được sử dụng để thể hiện hoặc truyền đạt thông tin. Hành vi như vậy bao gồm các biểu hiện trên khuôn mặt, tư thế cơ thể, cử chỉ, cử động của mắt, đụng chạm và sử dụng không gian cá nhân. Như vậy, những cử chỉ của tay/chân, biến đổi nét mặt (đặc biệt là ánh mắt), có thể thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ thay cho lời nói đó là ngôn ngữ cơ thể - Cựu giáo sư tâm lý học của trường Đại học UCLA là Albert Mehrabian được coi là người tìm ra quy luật 7% - 38% - 55%. Quy luật này nói rằng 55% quá trình giao tiếp không liên quan đến việc sử dụng từ ngữ, mà liên quan đến ngôn ngữ cơ thể, vẻ mặt khi nói chuyện; 38% liên quan đến ngữ điệu, chẳng hạn âm lượng, giọng nói, sự diễn cảm trong cách diễn đạt và chỉ có 7% liên quan đến ngôn từ. - Nếu trong quá trình giao tiếp chúng ta để ý những cử chỉ, nét mặt, ánh mặt, của người khác chúng ta sẽ hiểu rõ về thái độ và nội dung cuộc trò chuyện hơn. Ví dụ đang nói chuyện nhưng nắm hai tay lại liên tục, khôn mặt không tự tin, có thể bạn đó đang bối rối, hoặc đang nói chuyện nhưng mắt bạn cứ đảo liên tục và không nhìn trực diện người đối diện, có thể bạn đó đang không trung thực, Ví dụ: Ngôn ngữ cơ thể của một người tự tin: Nhịp thở từ từ bình tĩnh, mắt nhìn thẳng trong khi nói chuyện (nhìn đúng thời điểm, thỉnh thoảng nhìn nơi khác để tránh căng thẳng), nụ cười thân thiện, đứng thẳng người, ngồi thẳng, nâng cằm lên một chút (không phải thể hiện vênh), đứng yên hạn chế quá nhiều động tác tay chân thừa không có tác dụng trong giao tiếp. - Ngược lại trong quá trình giao tiếp, chúng ta biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp, kèm lời nói thuyết phục sẽ tạo ra hiệu quả trong giao tiếp. -Tuy nhiên sẽ có những sự khác biệt trong ngôn ngữ cơ thể của nhiều nền văn hóa khác nhau, ví dụ chúng ta giơ 1 ngón tay cái lên như thế này là tốt lắm, nhưng người Banglades, Iran, Thái Lan lại coi đó là sự lăng mạ (giáo viên làm mẫu). Thế thì nếu đi sang bên nước họ chơi chúng ta chú ý nhé. Hay tay vòng tròn ngón cái và ngón trỏ và mở những ngón còn lại là ok, chúng ta thường hiệu như thế nào, là tốt,đồng ý, mọi chuyện ổn, nhưng với các nước châu mỹ latinh, Pháp, Đức là cử chỉ thô tụng, vô dụng như số 0, . (ví dụ khác có minh họa trên slide. Xem clip: Tự tin thuyết trình Thuyết phục Thực phẩn của MC Phan Anh. --> GV đặt câu hỏi: Chúng ta thấy đoạn clip của MC Phan Anh thuyết phục vì sao? (Lí lẽ, dẫn chứng thực tế, ý nghĩa thuyết phục, kết hợp hiệu quả giữa giao tiếp bằng ngôn ngữ và bằng ngôn ngữ cơ thể). -- > Trong quá trình giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể có vai trò rất quan trọng, các em hiểu được ý nghĩa và cố gắng kết hợp ngôn ngữ cơ thể với lời nói thuyết phục để đạt hiểu quả tốt nhất trong giao tiếp. - HS hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể. - Biết áp dụng ngôn ngữ cơ thể kết hợp lời nói để đem lại hiệu quả trong giao tiếp. 4. Tổng kết buổi học (3 phút) - Giáo viên giải đáp thắc của học sinh. - Tổng kết: Tiết này các em đã hiểu ý nghĩa của ấn tượng ban đầu và học được cách tạo ấn tượng ban đầu, các em hãy áp dụng cách tạo ấn tượng ban đầu tốt để tạo được bước đầu xây dựng một mối quan hệ tốt. Đặc biệt trong quá trình giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể có vai trò rất quan trọng, các em hiểu được ý nghĩa và cố gắng kết hợp ngôn ngữ cơ thể với lời nói thuyết phục để đạt hiểu quả tốt nhất trong giao tiếp. 5. Bài tập về nhà (2 phút) - Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học. - Thực hành giới thiệu về bản thân một cách tự tin, áp dụng kỹ năng giao tiếp đã được học - Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là....................... RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. GIÁO VIÊN Th.s Phạm Thị Phương
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ky_nang_song_lop_8_tuan_2_pham_thi_phuong.docx