Giáo án Kỹ năng sống Lớp 8 - Tuần 6 - Nguyễn Văn Vệ
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH (2)
Kỹ năng phòng tránh ngộ độc
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ HS liệt kê được các nguyên nhân gây ngộ độc
+ Liệt kê được dấu hiệu nhận biết nạn nhân bị ngộ độc
+ HS trình bày được cách phòng tránh ngộ độc
- Về kỹ năng:
+ Thực hành sơ cứu nạn nhân bị ngộ độc và kĩ năng huy động sự trợ giúp cho nạn nhân
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tích cực, bình tĩnh khi xảy ra ngộ độc.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Lớp 8 - Tuần 6 - Nguyễn Văn Vệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 8 – TUẦN 6 KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH (2) Kỹ năng phòng tránh ngộ độc I. Mục tiêu bài giảng. Học xong bài này, học sinh có khả năng: - Về kiến thức: + HS liệt kê được các nguyên nhân gây ngộ độc + Liệt kê được dấu hiệu nhận biết nạn nhân bị ngộ độc + HS trình bày được cách phòng tránh ngộ độc - Về kỹ năng: + Thực hành sơ cứu nạn nhân bị ngộ độc và kĩ năng huy động sự trợ giúp cho nạn nhân - Về thái độ: + Học sinh có thái độ tích cực, bình tĩnh khi xảy ra ngộ độc. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - Tranh, ảnh tư liệu. - Luật chơi: “Thượng đế cần”. - Giấy A1, thẻ màu, bút dạ, băng dính. - Phim tư liệu: III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: (2 phút) - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): - Trình bày cách phòng tránh điện giật, sét đánh. 3. Nội dung bài học mới: Nội dung hoạt động Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt HĐ1: Định hướng bài mới - Thời gian: 10 phút. - Phương pháp: Tổ chức trò chơi. - Chuẩn bị: Luật chơi. Trò chơi: “Thượng đế cần” - Luật chơi: + GV chia lớp thành 4 đến 5 đội chơi. + Khi GV hô: “Tôi cần tôi cần” + HS đáp lại đồng thanh: “Cần gì cần gì?” + GV đưa ra một vật dụng (VD: Cần 1 cái bút chì), ngay lập tức các đội đáp ứng. Đội nào mang lên đầu tiên đặt được vào tay GV thì đội đó được tính 1 điểm, các đội đáp ứng sau sẽ không được điểm. + Cuối trò chơi: Đội nào được nhiều điểm nhất sẽ dành thắng cuộc. (Gợi ý: GV đưa ra yêu cầu các vật từ dễ đến khó. Ví dụ: cái bút chì, cái thước kẻ, cái buộc tóc, cái kính cận, sợi dây chuyền, đồng hồ, một chiếc tất, một chàng trai, một cái áo, nếu đối tượng chơi là người lớn thì có thể đưa ra yêu cầu 1 cái bao cao su...) - Kết thúc trò chơi: GV phỏng vấn một số HS. + Để chiến thắng trong trò chơi này thì điều gì là cần thiết? (nhanh chóng). - GV dẫn nhập vào bài: Trong cuộc sống, có những trường hợp cần phải nhanh chóng khẩn trương, đặc biệt là cứu chữa nạn nhân ngộ độc. Ở bài ngày hôm nay, chúng ta sẽ học về kỹ năng phòng tránh ngộ độc thực phẩm, trong đó các em sẽ được thực hành về sơ cứu nạn nhân bị ngộ độc. - GV ghi tên bài lên bảng: Kỹ năng phòng tránh ngộ độc HS ôn lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế vào bài học mới. HĐ2: Thảo luận nhóm - Thời gian: 10 phút - Nội dung trọng tâm: Nguyên nhân gây ngộ độc - Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, hỏi đáp. - Hình thức tổ chức: Cả lớp - Chuẩn bị: Giấy A1, bút dạ. - GV chia nhóm 5 đến 7 người. - Thảo luận nhóm và ghi vào giấy A1 trong vòng 5 phút: Hãy liệt kê các nguyên nhân dẫn đến ngộ độc. + Mỗi đáp án đúng được 1 điểm. + Đội nào nhiều điểm nhất sẽ dành thắng cuộc. - HS thảo luận và ghi vào giấy A1 rồi cử đại diện dán giấy lên bảng, phát biểu. - GV chốt bằng slides: Các nguyên nhân dẫn đến ngộ độc: + Thực phẩm nhiễm độc: Rau, thịt, củ, quả... + Thực phẩm cũ ôi thiu + Thực phẩm hết hạn sử dụng. + Ăn nấm có độc + Uống thuốc độc: bằng thuốc sâu, lá ngón, thuốc diệt cỏ + Uống thuốc (chữa bệnh) quá liều lượng + Uống quá nhiều rượu bia + ... + HS liệt kê được các nguyên nhân gây ngộ độc HĐ3: Hỏi đáp nhanh - Thời gian: 10 phút - Nội dung trọng tâm: Dấu hiệu nhận biết ngộ độc - Phương pháp và KTDH: Hỏi đáp nhanh - Hình thức tổ chức: Cả lớp - Chuẩn bị: ... - GV lấy ý kiến nhanh, chỉ định học sinh bất kỳ trả lời: Nạn nhân bị ngộ độc có biểu hiện như thế nào? - HS trả lời, GV ghi nhanh ý kiến lên góc bảng. - GV chốt bằng slides: Dấu hiệu nhận biết nạn nhân bị ngộ độc + Nôn ói + Đau bụng + Tiêu chảy + Mặt tím tái + Chóng mặt + Sốt + ... + Liệt kê được dấu hiệu nhận biết nạn nhân bị ngộ độc HĐ4: Lấy ý kiến bằng phiếu màu - Thời gian: 20 phút - Nội dung trọng tâm: Phòng tránh ngộ độc - Phương pháp và KTDH: Lấy ý kiến bằng thẻ màu - Hình thức tổ chức: Cả lớp - Chuẩn bị: Thẻ màu, bút dạ, băng dính. - GV phát cho các nhóm một số thẻ màu và yêu cầu mỗi thẻ màu chỉ ghi 1 ý kiến trả lời câu hỏi sau: Phòng tránh ngộ độc bằng cách nào? - HS trả lời rồi dán thẻ màu lên bảng, GV mời 1 HS đọc to các đáp án và loại bỏ các đáp án trùng thừa/sai. - GV chốt bằng slides: Phòng tránh ngộ độc + Dùng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, còn hạn sử dụng. + Bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh. Hạn chế dùng thức ăn thừa. + Không ăn các loại nấm dại. + Hạn chế dùng rượu bia. + Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. + ... + HS trình bày được cách phòng tránh ngộ độc HĐ5: Thực hành. - Thời gian: 30 phút - Nội dung trọng tâm: Kỹ năng sơ cứu nạn nhân bị ngộ độc. - Phương pháp và KTDH: Nghiên cứu tình huống, - Hình thức tổ chức: Cả lớp - Chuẩn bị: Phim, ảnh. - GV chiếu phim theo link: Sau đó hỏi HS: Cách xử trí khi thấy người bị ngộ độc là gì? - HS trả lời. - GV đưa ra tình huống yêu cầu các nhóm thảo luận, đưa ra hướng giải quyết. Các nhóm 1, 3 thảo luận tình huống 1; các nhóm số 2, 4 thảo luận tình huống 2. Tình huống 1 Chủ nhật, bố mẹ đi vắng, Nam đang ở nhà thì em trai của Nam (10 tuổi) chạy về kêu đau bụng, ôm bụng. Sau khi vào nhà vệ sinh một lúc thì em Nam chạy ra và bảo anh là em chóng mặt, buồn nôn và hơi khó thở. - Nam hỏi: Em có ăn gì linh tinh ở ngoài không đấy? - Em trai: Em có ăn gì đâu. Bọn em chỉ bứt quả ngái (một cây giống cây sung), ở giếng nhà bạn Tân ăn. Quả đấy ăn chấm muối hơi chát chát ngon ngon. Còn em không ăn gì nữa... Các bạn hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi: 1. Xác định nguyên nhân dẫn đến ngộ độc của em trai Nam? 2. Em trai Nam có biểu hiện gì của người bị ngộ độc? 3. Hãy đóng vai xử lý tình huống trợ giúp em Nam? Tình huống 2 Bà An có mâu thuẫn với chồng. Bà An gào khóc và mở một lọ thuốc trừ sâu ra uống, mọi người ra can và giật được chai thuốc sâu khỏi tay bà An. Tuy nhiên, bà An đã uống hết nửa chai rồi. Nếu bạn có mặt ở đó, bạn sẽ làm gì để cứu bà An? - Thời gian làm việc nhóm: 10 phút. - Hết thời gian làm việc nhóm, GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi 1 và 2; đóng kịch xử lý câu hỏi 3. - Cả lớp lắng nghe, quan sát và đóng góp ý kiến. (Gợi ý giáo viên cách xử lý tình huống: 1. Kêu gọi mọi người cùng giúp nạn nhân (trường hợp của em Nam thì phải kêu gọi hàng xóm và gọi điện ngay cho bố mẹ). 2. Gọi cấp cứu y tế 115. 3. Xử trí tại chỗ: Nhanh chóng đẩy chất độc trong cơ thể ra ngoài bằng 1 trong các biện pháp: - Dùng lông gà ngoáy họng - Uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) - Cạo mùn thớt, pha nước cho nạn nhân uống để kích nôn. - Cho uống nhiều nước rồi lấy lông gà móc họng. Lưu ý: Khi móc họng thì phải đề đầu thấp xuống, nghiêng sang một bên, tránh sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn dùng khăn để lau miệng, mũi cho nạn nhân. - Sau sơ cứu, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế nơi gần nhất. - GV khuyến khích HS lên thực hành, 1 người làm nạn nhân, 1 người làm sơ cứu... + Thực hành sơ cứu nạn nhân bị ngộ độc và kĩ năng huy động sự trợ giúp cho nạn nhân 4. Tổng kết buổi học (3 phút) - Giáo viên giải đáp thắc của học sinh. - Tổng kết: Hôm nay chúng ta học về kỹ năng phòng tránh ngộ độc: Các biểu hiện của ngộ độc và cách xử trí. 5. Bài tập về nhà (2 phút) - Thực hiện chia sẻ những hiểu biết cho người thân. - Về nhà tìm hiểu trước tài liệu liên quan đến bắt nạt học đường. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. GIÁO VIÊN NCS. ThS. Nguyễn Văn Vệ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ky_nang_song_lop_8_tuan_6_nguyen_van_ve.doc