Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 29, Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 29, Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và những nguyên nhân của sự phát triển đó.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đối với nước Mĩ và chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng.

2. Kĩ năng

Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế - xã hội. Bước đầu biết tư duy, so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử.

3. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.

- Năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.

+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử của thế giới. Năng lực thực hành bộ môn như khai thác, sử dụng tư liệu, .

 

doc 8 trang thucuc 6110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 29, Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	15 	 	 Ngày soạn: 12/12/2020
Tiết	29	 Ngày dạy: 16/12/2020
BÀI 18: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và những nguyên nhân của sự phát triển đó.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đối với nước Mĩ và chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng.
2. Kĩ năng
Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế - xã hội. Bước đầu biết tư duy, so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin. 
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử của thế giới. Năng lực thực hành bộ môn như khai thác, sử dụng tư liệu, ...
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động 
- GV trực quan một số tranh ảnh về nước Mĩ. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Quan sát hình 65, hình 66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ?
- Dự kiến sản phẩm: Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới. Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu mỏ, thép, 
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933) đối với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Học sinh trả lời theo hướng dẫn của thầy, cô.
B. Hình thành kiến thức 
I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX
- Giáo viên treo bản đồ thế giới xác định vị trí nước Mỹ
 ? Vì sao sau chiến tranh nước Mĩ có cơ hội để phát triển về kinh tế?
à Nước Mĩ tham gia chiến tranh muộn nhưng lại thu nhiều lợi lộc (114 tỉ USD) do bán vũ khí, giành ưu thế của nước thắng trận .
- Học sinh quan sát hình 65, 66 Sách giáo khoa.
- Qua hai hình trên đã phản ánh điều gì?
(Hình 65: Bãi đỗ xe ô tô ở Niu Óoc năm 1928. Phản ánh ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô của Mỹ rất phát triển và kéo theo sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ khác; Hình 66 thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật và kinh tế của Mỹ rất phát triển). 
* Tích hợp giáo dục môi trường:
Chính phủ Mĩ luôn bị coi là thủ phạm số 1 trong việc thải khí nhà kính, tác động đến toàn cầu. Tuy vậy họ chưa bao giờ thừa nhận trách nhiệm của mình. Theo tính toán nền công nghiệp khổng lồ của Mĩ mỗi năm thải ra môi trường khoảng 2,81 triệu tấn hoá chất độc hại.
- Học sinh đọc đoạn chữ nhỏ sách giáo khoa.
- Qua đoạn chữ nhỏ em có nhận xét gì về sự kinh tế Mĩ ? 
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 67 Sách giáo khoa (máy chiếu) 
- Em hãy nhận xét cuộc sống của người dân lao động ở nước Mĩ qua hình 67? (mặt trái của nước Mỹ vẫn còn rất nhiều người sống khổ cực; giàu nghèo quá chênh lệch).
- Qua 3 hình trên có điểm gì khác nhau?
à Cuộc sống của người lao động rất cực khổ, họ bị áp bức bóc lột, bất công trong xã hội, nạn phân biệt chủng tộc .
- Trong bối cảnh đó người lao động cần làm gì?
- Đảng cộng sản thành lập khi nào ? có ý nghĩa gì?
Ø GV chốt lại:
- Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính lớn nhất thế giới.
- Năm 1928: Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, nắm 60% dự trữ vàng của thế giới , 
- Nguyên nhân:
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
+ Thu được nguồn lợi lớn từ buôn bán vũ khí.
+ Chú trọng cải tiến kĩ thuật. 
+ Tài nguyên phong phú.
+ Tăng cường độ tuổi lao động của công nhân.
- Do bị bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển mạnh. 
- Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
II. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939 
Giáo viên: khái quát về sự phát triển không đều của Mĩ 
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 68, qua hình em có nhận xét gì? (Người lao động sống khổ cực, thất nghiệp)
- Gánh nặng của khủng hoảng đè lên vai tầng lớp nào?
- Nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ trong những năm 1929-1939? 
- Trước cuộc khủng hoảng kinh tế giới cầm quyền Mĩ đã làm gì?
- Em nên tóm tắt nội dung chính sách mới và nói tác dụng của chính sách trên?
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 69 Sách giáo khoa.
- Nêu nhận xét của em về chính sách mới qua hình 69? (Vai trò của Nhà nước điều tiết nền kinh tế)
à Với chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản ở Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
Ø GV chốt lại:
- Tháng 10/1929 nước Mĩ lâm vào khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt (sản xuất công nghiệp giảm 2 lần, 75% dân trại phá sản hàng chục triệu người thất nghiệp )
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhiều cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra trong cả nước.
- Năm 1932, Mĩ thực hiện chính sách mới, bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng, nhà nước kiểm soát nền kinh tế.
- Kết quả: nền kinh tế Mĩ được phục hồi và phát triển nhanh chóng. 
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
C. Luyện tập
- Học sinh làm bài tập:
Câu 1: Nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
A. Đạt tăng trưởng cao
B. Bị khủng hoảng trầm trọng
C. Vãn giữ được mức bình thường như trước chiến tranh
D. Bị tàn phá nặng nề
Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng là do
A. Đất nước không bị chiến tranh, xã hội ổn định
B. Tăng cường lao động và bóc lột công nhân
C. Có chính sách cải cách kinh tế, xã hội hợp lí
D. Thu nhiều lợi nhuận từ bán vũ khí và áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất
Câu 3: 1924 - 1929 nền kinh tế Mĩ đạt sự phồn vinh do:
A. Thu lợi nhuận trong chiến tranh
B. Được bồi thường sau chiến tranh
C. Nhờ sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tập đoàn tư bản
D. Nhờ "chủ nghĩa tự do" trong phát triển kinh tế
Câu 4: Trong những năm 1923-1929, Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp nào?
A. Than, thép.
B. Ô tô, dầu lửa, thép,
C. Ô tô, thép, than.
D. Than, thép, dầu lửa.
Câu 5: Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp: Các cuộc biểu tình, tuần hành, " " lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
A. "vì người nghèo”
B. "đòi tăng lương, giảm giờ làm"
C. "đi bộ vì đói"
D. "giải quyết việc làm cho người lao động"
Câu 6: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Chính phủ Mĩ đã thực hiện chính sách gì?
A. Tiến hành chiến tranh mở rộng thị trường.
B. Thực hiện Chính sách mới.
C. Thực hiện Chính sách kinh tế mới.
D. Gây ảnh hưởng của mình với các nước Mĩ-la-tinh.
Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi với bạn với thầy, cô.
D. Vận dụng 
- Nêu nội dung của chính sách mới và tác dụng của nó đối với cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ (1929-1939)?
- Dự kiến sản phẩm:
* Nội dung
- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
- Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế-tài chính
* Tác dụng
- Góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế.
- Đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.
Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi với bạn với thầy, cô.
E. Mở rộng 
- Em hãy giải thích sự phát triễn nhanh của nên kinh tế Mĩ?
- Dự kiến sản phẩm: 
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, do những điều kiện thuận lợi, nước Mĩ phát triển mạnh. Mĩ vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính sách mới đã cứu nước Mĩ thoát khỏi tình trạng nguy kịch .
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Soạn đề cương ôn tập 
- Soạn bài mới: Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939).
Về nhà tìm hiểu, tiết sau báo cáo sản phẩm.
Tuần	15	 	 Ngày soạn: 12/12/2020
Tiết	30	 Ngày dạy: 17/12/2020
CHƯƠNG III: CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
BÀI 19: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu và nắm khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất, quá trình phát xít hoá ở Nhật và những hậu quả của nó.
2. Kĩ năng 
Bồi dưỡng khả năng sử dụng khai thác tư liệu tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề lịch sử, biết cách so sánh, liên hệ và tư duy lôgic, kết nối các sự kiện khác nhau để hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng diễn ra trong lịch sử.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin. 
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử của thế giới. Năng lực thực hành bộ môn như khai thác, sử dụng tư liệu, ...
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động 
- Nhìn vào bản đồ và trả lời bài tập sau:
- Nhật Bản ở khu vực nào của châu Á? (Khu vực Đông Á )
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XIX nền kinh tế của Nhật phát triển như thế nào?
- Dự kiến sản phẩm:
- Khu vực Đông Á là nước duy nhất ở châu Á không bị các nước tư bản phương Tây xâm lược, có nền kinh tế phát triển 
- Từ đó GV dẫn dắt vào bài Nhật Bản: giống như các nước tư bản châu Âu và Mĩ có nền kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, nhưng phát triển không cân đối, chạy theo lợi nhuận .
Học sinh trả lời theo hướng dẫn của thầy, cô.
B. Hình thành kiến thức 
I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất 
- Giáo viên: Treo bản đồ thế giới và xác định vị trí nước Nhật và giới thiệu vài nét về đất nước Nhật Bản. 
? Em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
? Vì sao kinh tế nước Nhật chỉ phát triển trong một thời gian ngắn?
- Học sinh quan sát Hình 70 Sách giáo khoa.
- Qua hình 70, em có nhận xét gì về tình hình kinh tế Nhật?
à Kinh tế phát triển không ổn định 
? Tại sao nói kinh tế Nhật Bản có sự mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp?
?Về xã hội: Nước Nhật có thay đổi gì sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Đảng cộng sản Nhật thành lập trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa của sự thành lập Đảng cộng sản?
? Sự phát triển của nước Nhật và Mỹ ở thế kỷ XX có gì giống và khác nhau?
Ø GV chốt lại:
1. Kinh tế
- Thu được nhiều lợi nhuận và không bị chiến tranh tàn phá.
- Kinh tế tăng trưởng không đều, mất cân đối giữa công nghiệp (phát triển) và nông nghiệp (lạc hậu ). 
2. Xã hội
- Giá gạo tăng cao, đời sống nhân khó khăn. Năm 1918, “cuộc bạo động lúa gạo” đã nổ ra, lôi cuốn 10 triệu người tham gia.
- Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi, tháng 7/1922, Đảng cộng sản được thành lập và lãnh đạo phong trào.
- Năm 1927, khủng hoảng tài chính bùng nổ chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế.
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
II. Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939 
- Học sinh thảo luận theo các câu hỏi do giáo viên đặt ra.
- Nhóm 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 và cuộc khủng hoảng tài chính năm 1927 đã tác động gì tới nền kinh tế Nhật Bản?
- Nhóm 2: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật đã làm gì? Quá trình phát xít hoá đất nước Nhật diễn ra như thế nào?
- Nhóm 3: Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản?
- Học sinh quan sát hình 71 Sách giáo khoa và rút ra nhận xét.
? Vì sao Nhật xâm lược Trung Quốc?
? Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản đã diễn ra như thế nào?
à Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh với nhiều hình thức khác nhau. Năm 1939 có trên 40 cuộc đấu tranh 
? Các phong trào đấu tranh đó có ý nghĩa như thế nào?
Ø GV chốt lại:
- Khủng hoảng kinh tế tác động lớn tới kinh tế Nhật (sản lượng công nghiệp giảm 1/3 ). 
- Nhật chủ trương quân sự hoá đất nước, phát động chiến tranh xâm lược nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
- Tháng 9-1931, Nhật tấn công Đông Bắc Trung Quốc.
- Giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân, binh sĩ tiến hành đấu tranh mạnh mẽ .Góp phần làm chậm quá trình phát xít hoá ở Nhật.
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
C. Luyện tập 
- Học sinh làm bài tập:
Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với nền kinh tế Nhật Bản?
A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật
B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường
C. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ
D. Kinh tế Nhật vẫn giữ mức bình thường như trước chiến tranh
Câu 2: Trước khi chịu khủng hoảng kinh tế 1929-1933, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng gì?
A. Khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp
B. Khủng hoảng tài chính
C. Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp
D. Khủng hoảng về ngoại thương
Câu 3: Vì sao Nhật thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?
A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt
B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển
C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ
D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh
Câu 4: Cuộc Duy tân Minh Trị tiến hành trên các lĩnh vực:
A. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự,...
B. Thống nhất tiền tệ
C. Xây dựng cơ sở hạ tầng
D. Văn hóa, giáo dục và quân sự
Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi với bạn với thầy, cô.
D. Vận dụng 
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Nhật Bản ổn định về kinh tế một thời gian ngắn rồi rơi cuộc khủng hoảng về kinh tế thế giới. Để tìm lối thoát khỏi khủng hoảng, giới quân phiệt Nhật Bản tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
- Học sinh làm bài tập: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật là nước thứ hai sau Mĩ thu được nhiều lợi mà không mất mát gì nhiều, nhưng nền kinh tế Nhật lại gặp khó khăn hơn so với kinh tế Mĩ 
+ Dự kiến sản phẩm: Do tình trạng mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp, nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu không đầy đủ, thị trường tiêu thụ không được mở rộng.
- Vì sao giới cầm quyền nhật chọn Trung Quốc là nơi đầu tiên tiến hành các hoạt động chiến tranh bành trướng? 
+ Đây là nơi đông dân, giàu tài nguyên, là thị trường lớn và nguồn nhân công rẻ mạt, khổng lồ.
Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi với bạn với thầy, cô.
E. Mở rộng 
? So sánh kinh tế Nhật - Mỹ trong thời gian? 
- Giống: Sau chiến tranh kinh tế đều phát triển.
- Khác: Nhật khủng hoảng tài chính sớm 1927, trong khi Mỹ vẫn đang còn phát triển. Từ 1929 - 1933 kinh tế Mỹ mới bị khủng hoảng.
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong bài,
- Soạn đề cương ôn tập.
- Đọc trước bài mới Bài 20.
+ Quan sát và nhận xét các hình trong Sách giáo khoa.
+ Trả lời các câu hỏi trong bài.
Về nhà tìm hiểu, tiết sau báo cáo sản phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_29_bai_18_nuoc_mi_giua_hai_cuoc_c.doc