Giáo án môn Công nghệ 8 - Bài 29: Truyền chuyển động

Giáo án môn Công nghệ 8 - Bài 29: Truyền chuyển động

CHƯƠNG V: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

 BÀI 29: TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG

I./ Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được tại sao cần phải truyền chuyển động.

- Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế.

- Hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và pham vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng.

- Có hứng thú, ham thích tìm tòi kĩ thuật.

2. Kỹ năng:

- Có kĩ năng thực hành, làm việc nhóm

- Kỹ năng lắp đăt bộ truyền và biến đổi chuyển động

.3. Thái độ:

- Thao tác thực hành an toàn, ý nghĩa của bộ truyền và biến đổi chuyển động

- Vận dụng vào thực tế

 

doc 7 trang Phương Dung 28/05/2022 3680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ 8 - Bài 29: Truyền chuyển động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 2
MỘT SỐ MỐI GHÉP THÔNG DỤNG
Số tiết: 2 tiết ( 24, 25 PPCT)
 CHƯƠNG V: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
 BÀI 29: TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
I./ Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Biết được tại sao cần phải truyền chuyển động.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và pham vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng.
- Có hứng thú, ham thích tìm tòi kĩ thuật.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng thực hành, làm việc nhóm
- Kỹ năng lắp đăt bộ truyền và biến đổi chuyển động
.3. Thái độ: 
- Thao tác thực hành an toàn, ý nghĩa của bộ truyền và biến đổi chuyển động
- Vận dụng vào thực tế
II./ Chuẩn bị 
- Tranh vẽ về các bộ truyền động: Truyền động bánh đai, truyền động bánh răng, truyền động xích.
- Mô hình bộ truyền động đai,truyền động bánh răng và truyền động xích
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
- Năng lực bộ môn
+ Năng lực thể chất: lựa chọn cách ăn, mặc, hoạt động phù hợp với thời; thực hành giữ gìn vệ sinh môi trường sống xanh, sạch, không ô nhiễm.
5. Định hướng phát triển phẩm chất
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.
- Chăm chỉ: Siêng năng trong học tập và lao động; ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắc phục vượt qua.
- Trách nhiệm: Không đổ lỗi cho người khác, có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình đã gây ra; quan tâm đến các công việc chung
II./ Chuẩn bị
SGK, tài liệu tham khảo
+ Tranh SGK: Hình 30.1, 30.2, 30.3, 30.4.
+ Đồ dùng: Cơ cấu tay quay – con trượt, vít – đai ốc.
+ Thiết bị :
 Bộ truyền động đai
 Bộ truyền động bánh răng
 Bộ truyền động xích.
+ Dụng cụ: Thước lá, thước cặp, tua vít, mỏ lết,..
III./ Tiến trình dạy học 
 Hoạt động 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV kiểm tra sự chuản bị
Cho HS xem tranh ảnh hoặc video vầ truyền và biến đổi chuyển động
Phương pháp dạy – học
Nội dung bài học
Hoạt động Giáo Viên
Hoạt động Học Sinh
GV:Cho HS quan sát hình 29.1 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa đến trục sau?
+ Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của liếp?
GV: Nhận xét và cho HS quan sát mô hình truyền chuyển động, từ đó đi đến kết luận =>
GV: Giải thích do tốc độ cần thiết của các bộ phận công tác nói chung có khác với tốc độ của các động cơ tiêu chuẩn ( thường thấp hơn động cơ tiêu chuẩn) nếu chế tạo động cơ có tốc độ thấp thì kích thước lớn hơn và giá thành đắt.
GV:Chuyể ý:
GV: Cho HS quan sát hình 29.2 SGK mô hình truyền động đai, để trả lời các câu hỏi:
+ Bộ truyền gồm bao nhiêu chi tiết?
+ Tại sao khi quay bánh dẫn, bánh bị dẫn lại quay theo?
+ Quan sát xem bánh nào có tốc độ lớn hơn và chiều quay của chúng ra sao?
GV: Em hãy cho biết bánh đai thường được làm bằng vật liệu gì?
GV:Truyền động đai chuyển động như thế nào?
GV: Tư hệ thức trên em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng.
GV: Muốn đảo chiều chuyển động của bánh bị dẫn, ta mắc dây theo kiểu nào?
GV: Cho HS vận hành mô hình và nêu ưu, nhược điểm của bộ tuyền đai.
GV: Đặt vấn đề: Để khắc phục sự trượt của chuyển động ma sát, người ta dùng các bộ truyền động ăn khớp như truyền động xích và bánh răng.
GV: Cho HS quan sát mô hình cơ cấu xích, bánh răng ăn khớp, để xây dựng khái niệm: Thế nào là truyền động ăn khớp?
GV: Thu phiếu, nhận xét và cho HS ghi cấu tạo.
GV: Để hai bánh răng ăn khớp đựơc với nhau, hoặc đĩa ăn khớp được với xích cần đảm bảo những yếu tố gì?
GV: Cho HS nhận xét hệ thức:
Chú ý: Truyền bánh răng còn có thể dùng trong trường hợp hai trục giao nhau hoặc chéo nhau, còn truyền động xích chỉ dùng trong trường hợp hai trục song song và quay cùng chiều, xích và đĩa phải nằm trong một mặt phẳng.
GV: Kể thêm những ứng dụng của truyền động ăn khớp trong thực tế.
HS:Quan sát hình thảo luận trả lời ( 3 phút)
- Các nhóm trình bày ý kiến của mình.
 HS: Quan sát hình vẽ, mô hình, thảo luận, trả lời
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét.
HS: Liên hệ thực tế trả lợi
HS: Quan sát mô hình trả lời.
HS:Suy nghỉ - trả lời.
HS: Kể tên những máy và thiết bị có sử dụng bộ truyền dây đai.
HS: Quan sát, trả lời = >
.
HS: Quan sát hình 29.3 và hoàn thành các câu sau qua phiếu học tập:
+ Bộ truyền động bánh răng gồm: 
+ Bộ tuyền động xích gộm: .
HS: Liên hệ thực tế trả lợi
HS: Kết luận: Bánh răng nào có số răng ít hơn sẽ quay nhanh hơn.
HS:So sánh ưu điểm nổi bậtcủa tuyền động ăn khớp với truyền động ma sát.
+Tỉ số truyền xác định, kết cấu gọn nhẹ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao cần truyền chuyển động:
Sở dĩ cần truyền chuyển động vì:
- Các bộ phận của máy thường được đặt xa nhau.
- Khi làm việc chúng cần có tốc độ quay khác nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ truyền chuyển động:
1. Truyền động ma sát - truyền động đai:
a. Cấu tạo :
Gồm: Bánh dẫn, bánh bị dẫn, đai truyền.
b. Nguyên lí làm việc:
- Khi bánh dẫn quay nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, tác dụng làm cho bánh bị dẫn quay theo.
- Ta có tỉ số truyền:
Trong đó:
: Tốc độ quay của bánh bị dẫn hay (n2) đơn vị vòng/ phút.
 : Tốc đọ quay của bánh dẫn hay ( n1) đơn vị vòng/ phút.
: Đường kính bánh dẫn.
: Đường kính bánh bị dẫn.
c. ứng dụng:
 - Cấu tạo đơn giản, ít ồn, được sữ dụng rộng rãi trong nhiều loại máy.
VD: Máy khâu, máy khoan, máy tiện, 
2. TRuyền động ăn khớp:
Một cặp bánh răng hoặc đĩa – xích truyền chuyển động cho nhau được gọi là bộ truyền ăn khớp.
a. Cấu tạo bộ truyền động:
+ Bánh dẫn, bánh bị dẫn.
+Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích.
b. Tính chất:
- Tỉ số truyền:
Trong đó:
: Số răng bánh 1
: Số răng bánh 2
: Tốc độ quay bánh 1
: Tốc độ quay bánh 2.
c. Ứng dụng:
+ Tỉ số truyền xác định, cơ cấu gọn nhẹ
+ Được dùng trong các thiết bị máy móc: Đồng hồ, hộp số, xe đạp, xe máy,..
GV:Cho HS quan sát hình 30.1 SGK và đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi:
+ Tại sao chiếc kim máy khâu lại chuyển động tịnh tiến được?
+ Hãy mô tả chuyển động của bàn đạp, thanh truyền và bánh đai.
GV: Thu phiếu nhận xét.
GV:Chuyển ý:
GV:Yêu cầu HS về vẽ hình 30.2 SGK vào tập.
GV: Khi tay quay 1 quay đều, con trượt 3 sẽ chuyển động như thế nào?
+ Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động?
GV:Em haỹ cho biết có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay tròn của tay quay được không? Khi đó cơ cấu hoặc động ra sao?
GV: Cơ cấu này được ứng dụng trên những máy nào mà em biết?
GV: Cho quan sát hình 30.3b SGK và cho biết có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của đai ốc thành chuyển động quay của vít được không? Cơ cấu này thường được dùng trong những máy và thiết bị nào?
GV: Chuyển ý:
GV: Cho HS quan sát hình 30.4 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Cơ cấu tay quay – thanh lắc gồm mấy chi tiết? Chúng được nối ghép với nhau như thế nào?
GV: Em hãy cho biết khi tay quay 1 quay một vòng thì thanh lắ 3 sẽ chuyển động như thế nao?
GV: Có thể biến chuyển động lắc của thanh lắc3 thành chuyển động quay của tay quay 1 được không.
GV: Cơ câú tay quay thanh lắc có khả năng truyền động thuận nghịch.
VD: Máy tuôte lúa, xe đẩy của người tàn tật, 
GV: Hãy kể thêm một số ứng dụng của cơ cấu này mà em biết.
HS:Quan sát- trả lời.
 HS: Trả lời câu hỏi trên băng cách điền các thông tin cần thiết vào chổ trống qua phiếu học tập.
HS: Quan sát hình 30.2 SGK , đọc thông tin trong mục II SGK để trả lời câu hỏi:
+ Mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay – con trượt.
HS: Thảo luận trả lời.
HS:Suy nghỉ - trả lời.
HS: Liên hệ thực tế trả lợi
HS: Vẽ hình 30.4 SGK vào tập.
HS: Quan sát mô hình - trả lời.
HS:Suy nghỉ - trả lời.
HS: Liên hệ thực tế trả lợi
Hoạt động 4: Tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động?
Trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi một dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác, chúng gồm:
+ Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.
+ Cơ cấu biển đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.
Hoạt động 5: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động:
1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến ( cơ cấu tay quay – con trượt)
a. Cấu tạo :
+ Tay quay 1, thanh truyền 2, con trượt 3, giá đở 4.
b. Nguyên lí làm việc:
- Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đở 4. Nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
c. ứng dụng:
 - Dùng trong các loại máy: Máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ôtô,..
2. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc( Cơ cấu tay quay – thanh lắc)
a. Cấu tạo:
+ Tay quay 1, thanh truyền 2, thanh lắc 3, giá đở 4.
b.Nguyên lí làm việc: 
- Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó. Tay quay 1 gọi là khâu dẫn.
c. Ứng dụng:
Dùng trong các loại máy: Máy dệt, máy khâu đạp chân.
 Hoạt động 6:
GV: Giới thiệu các bộ truyền động, tháo từng bộ truyền đông cho HS quan sát cấu tạo.
GV: Hướng dẫn HS phương pháp đo đường kính bánh đai bằng thước lá hoặc thước cặp và điếm số răng của đĩa xích và cặp bánh răng.
GV: Hướng dẫn cách điều chỉnh các bộ truyền và quay thử cho HS quan sát.
- Nhắc nhở các em chú ý đảm bảo an toàn khi vận hành.
GV: Chỉ rỏ từng chi tiết trên hay cơ cấu quay: Mô hình động cơ 4 kì, để HS quan sát nguyên lí hoạt động và hướng dẫn cho HS thực hiện các nội dung trong mục 3 phần II SGK.
 Hoạt động 2:
GV: Phân các nhóm về vị trí làm việc. Bố trí dụng cụ và thiết bị cho từng nhóm.
GV: Quan sát tác phong làm việc của từng nhóm.
GV: Hướng dẫn HS cách tính tỉ số truyền lí thuyết và thực tế rồi ghi kết quả vào báo cáo thực hành.
Tìm hiểu cấu tạo của các bộ truyền chuyển động:
HS: Quan sát - Tìm hiểu về quy trình tháo, lắp.
Tổ chức cho HS thực hành:
- Các nhóm bắt đầu thực hành:
+ Đo đường kính các bánh đai, điếm số răng của đĩa xích và cặp bánh răng. Kết quả đo , điếm được ghi vào báo cáo thực hành.
HS: Thực hiện thao tác lắp và điều chỉnh các bộ truyền động như hướng dẫn của GV.
HS: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt và cơ cấu cần tịnh tiến trên mô hình động cơ 4 kì, trả lời câu hỏi cuối bài thực hành.
Hoạt động 7: Tổng kết – đánh giá thực hành
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành dựa theo mục tiêu bài học.
- Yêu cầu HS nộp các mô hình, báo cáo thực hành và thu dọn dụng cụ.
- GV nhận xét tiết thực hành về:
+ Tinh thần, thái độ của HS:
+ Chuẩn bị của HS:
+ kết quả thực hành.
- Dặn dò: Nhắc nhở HS đọc trước bài tổng kếtvà soạn các câu trả lời ở cuối bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_8_bai_29_truyen_chuyen_dong.doc