Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Mở đầu môn hóa học - Dương Thị Phượng

Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Mở đầu môn hóa học - Dương Thị Phượng

TIẾT 1- BÀI 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học HS biết được:

- Học sinh biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.

- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

- Bước đầu học sinh biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học:

- Khi học tập môn Hóa học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.

- Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.

2. Kĩ năng: HS đạt được các kỹ năng:

- Bước đầu học sinh biết quan sát thí nghiệm, tự tút ra nhận xét về những hiện tượng quan sát được .

3. Thái độ:

- Yêu thích bộ môn, hứng thú say mê, kiên trì trong học tập, cẩn thận khi làm thí nghiệm.

 

docx 29 trang Phương Dung 28/05/2022 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Mở đầu môn hóa học - Dương Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01/09/2021
Dương Thị Phượng
TIẾT 1- BÀI 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học HS biết được:
- Học sinh biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. 
- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
- Bước đầu học sinh biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học:
- Khi học tập môn Hóa học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
- Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học. 
2. Kĩ năng: HS đạt được các kỹ năng:
- Bước đầu học sinh biết quan sát thí nghiệm, tự tút ra nhận xét về những hiện tượng quan sát được .
3. Thái độ:
- Yêu thích bộ môn, hứng thú say mê, kiên trì trong học tập, cẩn thận khi làm thí nghiệm.
4. Năng lực cần hướng đến:
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực làm việc độc lập, năng tư duy, năng lực tổng hợp.
-Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: 
+ Dụng cụ :ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt 
+ Hóa chất :dung dịch NaOH, ddCuSO4, HCl, đinh sắt .
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
8C1
 ..
8C4
 ..
8C5
 ..
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3.Tiến trình bài học:
Khởi động : “Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều biến đổi diễn ra, ngành khoa học nghiên cứu những biến đổi đó và áp dụng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế cuộc sống gọi là ngành hóa học .Vây hóa học là gì và nó có vai trò như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu Hóa học là gì ?(15’).
Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, đàm thoại
Hình thức dạy học: hoạt động cả lớp
Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn học sinh cách sử dụng các dung cụ thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: HS đọc thí nghiệm 1 trang 3 SGK 
Giáo viên tiến hành thí nghiệm, học sinh quan sát , nhận xét màu sắc, trạng thái các chất
GV yêu cầu học sinh quan sát trả lời các câu hỏi sau:
? Màu dung dịchNaOH, CuSO4 ban đầu như thế nào ?
? Sau khi nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 có màu như thế nào ? có hiện tượng gì?
šGV: sau khi quan sát, nhân xét, bổ sung, rút ra kết luận.
Thí nghiệm 2: HS đọc thí nghiệm 2 trang 3 SGK
Lấy một đinh sắt cho vào ống nghiệm chứa 1ml (7 – 8 giọt) dd HCl.
šHS quan sát trả lời các câu hỏi:
+ Ban đầu đinh sắt và dung dịch HCl để riêng có hiện tượng gì ?
+ Cho dung dịch HCl vào đinh sắt có hiện tượng gì?
+ Nếu cho đinh sắt vào nước có hiện tượng gì ?
GV gọi HS đại diện trả lời
š Kết luận 
Qua 2 thí nghiệm trên ta rút ra được điều gì ?
-HS lắng nghe, quan sát các dụng cụ hóa chất
-HS đọc thí nghiệm SGK
-HS trả lời câu hỏi 
- HS: ghi vở.
HS lắng nghe, quan sát các dụng cụ hóa chất
-HS đọc thí nghiệm SGK
-HS đại diện trả lời câu hỏi 
-HS đại diện nhận xét, bổ sung
HS: ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các chất, sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng š ngành hóa học
- HS: ghi vở
I. Hóa học là gì ?
 1/ Thí nghiệm 1: 
Thí nghiệm 1:
 Tạo kết tủa màu xanh lam.
(Kết tủa là chất rắn xuất hiện trong chất lỏng và lắng xuống (không tan) khi làm thí nghiệm)
Vậy: Từ các chất lỏng tạo thành chất rắn
 ⇒ có sự biến đổi chất
Kết luận: có sự biến đổi của các chất tạo ra chất mới.
2 / Thí nghiệm 2: 
Thí nghiệm 2: 
Xuất hiện chất khí sủi bọt trong chất lỏng
Vậy: Từ chất lỏng và chất rắn tạo thành chất khí 
 ⇒ có sự biến đổi chất
3/ Nhận xét
Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng
Hoạt động 2. Tìm hiểu Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?(10’)
Phương pháp: đàm thoại,
Hình thức hoạt động: hoạt động nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm, thời gian hoạt động nhóm là 2 phút. GV yêu cầu các nhóm hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1: Hãy kể tên một vài đồ dùng, vật dụng sinh hoạt được sản xuất từ sắt, nhôm, đồng, chất dẻo,...
Câu 2: Hãy kể tên một vài loại sản phẩm hóa học được dùng trong nông nghiệp.
Câu 3: Hãy kể tên một số sản phẩm được dùng trong công nghiệp sản xuất.
Câu 4: Hãy kể tên các sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho học tập?
š Các nhóm thảo luận 2 phút cử đại diện báo cáo, bổ sung .
 Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh ,tư liệu về vai trò to lớn của hóa học trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cuộc sống
 Giáo viên giới thiệu các thành tựu của ngành dầu khí , sản xuất gang thép, phân bón, khai thác khoáng sản, hóa chất, ximăng , cao su , dược phẩm . . 
Giáo viên lưu ý thêm cho HS cần hiểu biết về môn hóa học để áp dụng vào cuộc sống 
-HS hoạt động thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi của giáo viên
-HS đại diện lên bảng trình bày.
-HS nhận xét
-HS quan sát một số hình ảnh giáo viên cung cấp
-HS lắng nghe, ghi bài.
II. Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?
 Hóa học có vai trò rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, và trong cuộc sống .
Hoạt động 3: Cần làm gì để học tốt môn Hóa học? (10’)
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình
Hình thức hoạt động: hoạt động nhóm
HS thảo luận nhóm
? Khi học tập môn hoá học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động nào?
? Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt?
 Đại diện nhóm trình bày, bổ sung
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách học tập bộ môn vì đây là môn khoa học thực nghiệm qua thí nghiệm, quan sát để tìm kiếm kiến thức từ đó có thể vận dụng trả lời được một số câu hỏi, giải thích được một số hiện tượng trong thực tế đời sống hàng ngày.
HS thảo luận nhóm
III. Cần phải làm gì để có thể học tốt môn Hóa học? 
1. Khi học tập môn hoá học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động
+Thu thập tìm kiếm kiến thức
+Xử lý thông tin
+Vận dụng
+Ghi nhớ
2.Phương pháp học tập môn Hóa học như thế nào là tốt ?
-Học tốt môn Hóa học là: Nắm vững kiến thức và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học
-Để học tốt môn Hóa học cần phải:
+Biết làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng trong thí nghiệm, thiên nhiên, cuộc sống.
+Có hứng thú say mê, rèn luyện phương pháp tư duy, sáng tạo
+Ghi nhớ có chọn lọc
+Đọc thêm sách, tư liệu tham khảo
4. Luyện tập(2’): GV yêu cầu HS tự phát biểu những kiến thức lĩnh hội được:
- Hoá học là gì? 
- Vai trò của Hoá học trong cuộc sống của chúng ta 
- Khi học tập môn Hoá học chúng ta cần chú ý các hoạt động nào?
- Phương pháp học tập tốt môn Hoá học? 
- Học như thế nào thì được coi là học tập tốt môn Hoá học?
5. Hướng dẫn học tập (1’)
-Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK..
-Chuẩn bị xem trước bài “CHẤT”
-Tìm hiểu thế nào là vật thể, thế nào là chất ?
 -Phân biệt chất và vật thể.
-Tìm hiểu và nêu 5 vật dụng trong gia đình và cho biết vật dụng đó làm từ chất liệu gì
 Ngày soạn:01/09/2021
Dương Thị Phượng
TIẾT 2-BÀI 2: CHẤT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học HS biết được:
- Khái niệm chất và một số tính chất của chất. (Chất có trong các vật thể xung quanh ta), phân biệt giữa vật thể và chất.
- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp. 
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
2. Kĩ năng: HS đạt được các kỹ năng:
- Bước đầu học sinh biết quan sát thí nghiệm, tự tút ra nhận xét về những hiện tượng quan sát được .
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. (Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát)
3. Thái độ:
- Yêu thích bộ môn, hứng thú say mê, kiên trì trong học tập, cẩn thận khi làm thí nghiệm.
4. Năng lực cần hướng đến:
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực làm việc độc lập, năng tư duy, năng lực tổng hợp.
-Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên: 
+ Dụng cụ :ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt 
+ Hóa chất :dung dịch NaOH, ddCuSO4, HCl, đinh sắt .
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
8C1
8C4
8C5
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3.Tiến trình bài học:
 Khởi động : “Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều biến đổi diễn ra, ngành khoa học nghiên cứu những biến đổi đó và áp dụng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế cuộc sống gọi là ngành hóa học .Vây hóa học là gì và nó có vai trò như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu chất có ở đâu?(15’).
Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, đàm thoại
Hình thức dạy học: hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát xung quanh và kể ra một số vật thể.
- GV giúp HS phân loại các vật thể đã kể trên thành hai nhóm: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
- GV viên đặt câu hỏi: các vật thể được làm từ những vật liệu nào?
- GV thông báo cho HS: sắt, nhôm, nước là chất. Còn gỗ, thép là hỗn hợp nhiều chất.
- GV lấy thêm một số ví dụ về vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo, chỉ ra các chất tạo nên vật thể.
- Đặt câu hỏi: chất có ở đâu?
-HS lấy VD về vật thể
-HS trả lời câu hỏi
- HS: nghe giảng
š chất có ở xung quanh chúng ta
- HS: ghi vở.
I. CHẤT CÓ Ở ĐÂU?
- Ở đâu có vật thể ở đó có chất. Chất là thành phần cấu tạo nên vật thể.
Hoạt động 2. Tìm hiểu Tính chất của chất(10’)
Phương pháp: đàm thoại,
Hình thức hoạt động: hoạt động nhóm
- Để phân biệt các chất sau nước, rượu etylic, sắt, khí oxi người ta dựa vào những đặc điểm gì của chất?
- Ngoài việc dựa vào màu trạng thái của chất (rắn, lỏng, khí), màu sắc (có màu hoặc không màu), mùi, vị người ta còn dựa vào ts, tnc, khối lượng riêng, khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt của chất. Các tính chất đó được gọi là tính chất vật lý.
Các tính chất vật lý có thể xác đinh bằng cách nào?
- Bên cạnh đó, người ta còn xác định tính chất của chất dựa vào khả năng biến đổi thành chất khác của chất, đó là tính chất hóa học của chất. Tính chất hóa học được xác định bằng các thí nghiệm hóa học.
-HS hoạt động thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi của giáo viên
-HS đại diện lên bảng trình bày.
-HS nhận xét
-HS quan sát một số hình ảnh giáo viên cung cấp
-HS lắng nghe, ghi bài.
II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT:
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định:
a. Tính chất vật lý: màu sắc, trạng thái, mùi vị, ts, tnc, khối lượng riêng, khả năng hòa tan trong một số chất lỏng 
- xác định bằng cách quan sát, sử dụng các dụng cụ đo.
b. Tính chất hóa học: khả năng biến đổi thành chất khác của chất.
- Xác định bằng các thí nghiệm hóa học.
Hoạt động 3: Hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì? (10’)
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình
Hình thức hoạt động: hoạt động nhóm
-GV chuyển ý: vì sao chúng ta phải tìm hiểu tính chất của chất?
-GV thông báo: biết tính chất của đồng là: màu đỏ, dẫn điện tốt ta phân biệt được chất này với than: màu đen, không dẫn điện, biết nhôm dẫn nhiệt tốt, không bị gỉ sét ta dùng làm dụng cụ nấu ăn, biết axit độc, gây bỏng ta cẩn thận không để rơi lên da, giấy, vải
?Vậy tìm hiểu tính chất của chất nhằm mục đích gì?
+HS trả lời và ghi bài vào vở
HS suy nghĩ
HS trả lời câu hỏi
HS viết bài
2. Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất.
- Giúp phân biệt được các chất.
- Biết cách sử dụng các chất.
- Biết ứng dụng của chất trong thực tế cuộc sống
 4. Luyện tập(2’): GV yêu cầu HS tự phát biểu những kiến thức lĩnh hội được:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Chỉ ra đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các ý sau:
Ổ khoá được làm bằng đồng
Đại dương gồm có nước, muối và các sinh vật khác
Nồi bằng đồng đắt tiền hơn nồi bằng nhôm
Quặng hematit có thành phần chính là sắt(III)oxit
Trong thân cây mía có nước, đường, chất xơ
Từ chất xơ và các hoá chất khác có thể làm ra sách, vở
Vật thể tự nhiên:...........................................................................................
Vật thể nhân tạo:..........................................................................................
Chất:..............................................................................................................
5. Hướng dẫn học tập (1’)
-Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK..
-Chuẩn bị xem trước bài “CHẤT”
-Tìm hiểu thế nào là vật thể, thế nào là chất ?
 -Phân biệt chất và vật thể.
Ngày 04 tháng 9 năm 2021
Tổ trưởng duyệt tiết 1, 2
Phạm Thị Diệu Hà
Ngày soạn:06/09/2021
Dương Thị Phượng
Tiết 3-Bài 2: Chất (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học HS biết được:
- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp. 
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
2. Kĩ năng: HS đạt được các kỹ năng:
- Bước đầu học sinh biết quan sát thí nghiệm, tự tút ra nhận xét về những hiện tượng quan sát được .
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. (Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát)
3. Thái độ:
- Yêu thích bộ môn, hứng thú say mê, kiên trì trong học tập, cẩn thận khi làm thí nghiệm.
4. Năng lực cần hướng đến:
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực làm việc độc lập, năng tư duy, năng lực tổng hợp.
-Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: 
+ Dụng cụ: để làm thí nghiệm đun nóng hỗn hợp nước muối, dụng cụ chưng cất nước
+ Hóa chất: muối tinh, nước cất, nước tự nhiên
+ Các phiếu học tập và các tranh vẽ về phương pháp chưng cất, lọc,chiết
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
8C1
8C4
8C5
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra vở bài tập của HS và yêu cầu HS làm bài tập: Hãy phân biệt từ nào( những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau đây:
Trong quả chanh có nước, axit xitric(có vị chua) và một số chất khác .
Bóng đèn điện được chế tạo từ thuỷ tinh, đồng và vonfam( một kim loại chịu nóng làm dây tóc).
Quặng Apatit ở Lào Cai có chứa canxiphotphat với hàm lượng cao.
Bằng cách nào có thể biết được tính chất của chất?(10đ)
- Vật thể tự nhiên: quả chanh, quặng
- Vật thể nhân tạo: Bóng đèn điện, cốc
- Chất: nước, axit xitric, thuỷ tinh, đồng, vonfam, canxiphotphat, chất dẻo
 Nhận biết các chất bằng cách: quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm
Nêu đúng mỗi phần: 2đ
Có làm BTVN: 2đ
3.Tiến trình bài học:
 Khởi động : “Trong số các vật thể xung quanh chúng ta, có vật thể đều gồm có hay hình thành từ các chất, có vật thể không chỉ tạo nên từ 1 chất mà do nhiều chất tạo thành được gọi là hỗn hợp.Vậy hỗn hợp có thành phần và tính chất như thế nào?Ta có thể tách các chất từ hỗn hợp được không?.”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu chất tinh khiết và hỗn hợp (15p)
Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, đàm thoại
Hình thức dạy học: hoạt động cả lớp
- GV đưa ra một chai nước cất và một chai nước muối rồi yêu cầu HS nhận xét: giống và khác nhau ở chỗ nào?
+ HS trả lời
- GV yêu cầu HS so sánh thành phần?
+ HS so sánh dựa vào sự khác nhau về vị
- GV kết luận: Nước cất là chất tinh khiết, nước muối là hỗn hợp
? Nhiệt độ sôi của nước tinh khiết là bao nhiêu? Nhiệt độ sôi của nước muối là bao nhiêu?
+ HS trả lời theo hiểu biết
- GV nhấn mạnh: Nước cất sôi ở 1000C còn nước muối không cố định mà tuỳ theo lượng muối hoà tan nhiều hay ít.
? Nước tinh khiết có vị mặn không? Nếu thêm muối vào nước muối thì độ mặn như thế nào? Nếu thêm nước vào nước muối thì độ mặn như thế nào?
+ HS trả lời
? Vậy chất tinh khiết hay hỗn hợp có tính chất nhất định không đổi?
+ HS trả lời, kết luận và ghi vào vở
? Các em đã học nước có nhiệt độ sôi là 1000C nhưng vì sao khi các em đem nước giếng, nước ao hồ, sông... đun sôi thì đo nhiệt độ không đúng là 1000C?
+ HS trả lời dựa vào kiến thức vừa học
-HS lấy VD về vật thể
-HS trả lời câu hỏi
- HS: nghe giảng
à chất có ở xung quanh chúng ta
- HS: ghi vở.
III/ Chất tinh khiết:
Chất tinh khiết và hỗn hợp:
- Chất tinh khiết là chất không lẫn chất nào khác và có tính chất nhất định không đổi.
- Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Tính chất của hỗn hợp thay đổi tuỳ theo thành phần của các chất trong hỗn hợp
Hoạt động 2. Tìm hiểu việc tách chất ra khỏi hỗm hợp ?(10’)
Phương pháp: đàm thoại,
Hình thức hoạt động: hoạt động nhóm
- GV làm thí nghiệm theo hình 1.4 SGK và hỏi:
Làm thế nào để lấy đựơc muối ăn từ nuớc muối?
Làm thế nào để tách cát ra khỏi nước?
Làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?
Làm thế nào để tách nước ra khỏi rượu?
+ HS suy nghĩ, trả lời theo hiểu biết
- GV dùng các tranh vẽ cho HS quan sát, GV phân tích các cách làm: chưng cất, lọc, lắng, gạn, chiết, đun sôi
? Dựa vào tính chất nào mà có thể tách các chất trên?
+ HS trả lời
- GV nhấn mạnh tính chất bay hơi của nước, không tan của cát, nhẹ hơn nước của dầu, dễ bay hơi của rượu. Vậy những tính chất học sinh đó thuộc tính chất gì? Muốn tách chất ra khỏi hỗn hợp ta dựa vào tính chất nào?
+ HS trả lời, ghi bài vào vở
-HS hoạt động thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi của giáo viên
-HS đại diện lên bảng trình bày.
-HS nhận xét
-HS quan sát một số hình ảnh giáo viên cung cấp
-HS lắng nghe, ghi bài.
II. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP.
 Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp học.
 4. Luyện tập(2’): 
- GV yêu cầu HS làm bài tập áp dụng:
+ Không khí, gang, nuớc đường gồm những chất gì?
+ Trong những tên kể trên, đâu là chất, đâu là hỗn hợp?
+ Có thể làm tăng hay giảm độ ngọt của nước đường bằng cách nào?
+ Làm thế nào để tách đường từ nước đường?
+ Nước tự nhiên(nước ao, sông, hồ...) và nước khoáng đóng chai là chất tinh khiết hay hỗn hợp?
- GV yêu cầu HS làm phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Dùng từ, cụm từ sau đây điền vào chỗ trống sao cho được các kết luận đúng: vật thể, khắp nơi, chất tinh khiết, tính chất vật lí, hỗn hợp, nhiều chất, tính chất, một chất
Chất có ở................,ở đâu có.............là ở đó có chất. Mỗi chất ( tinh khiết) có những..............và .................nhất định
Nước tự nhiên gồm..................trộn lẫn là một.................
Dựa vào sự khác nhau về.................có thể tách..............ra khỏi ............
5. Hướng dẫn học tập (1’)
 - Học bài, làm bài tập: 7,8 / trang 11SGK
- GV hướng dẫn BTVN: bài 7,8 / trang 11SGK
- Đọc trước bài thực hành, chuẩn bị hóa chất làm thí nghiệm: parafin, muối ăn, cát.
 - Xem “Một số quy tắt an toàn trong phòng thí nghiệm” trang 154 SGK
Ngày soạn:06/9/2021
Dương Thị Phượng
Tiết 4- Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS trình bày được:
- Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
- Vận dụng tách hỗn hợp muối ăn và cát
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn .
Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học
 3. Thái độ: 
 Ham hiểu biết, khám phá kiến thức qua thí nghiệm thực hành.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học, hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đũa thuỷ tinh, phểu thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, đèn cồn, giấy lọc
+ Hóa chất: lưu huỳnh, parafin
+ Tranh vẽ một số dụng cụ, một số nhãn hóa chất độc hại
2.Học sinh: Xem bài trước ở nhà, muối ăn, cát, parafin.
 III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
8C1
8C4
8C5
2. Kiểm tra bài cũ :
Hãy phân biệt nước tự nhiên và nước cất? Muốn tách chất ra khỏi hỗn hợp ta dựa vào đâu?cho ví dụ? kiểm tra vở bài tập của học sinh)(10đ)
- Nước tự nhiên gồm nhiều chất trộn lẫn là hỗn hợp
- Nước cất là chất tinh khiết
- Dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp
- Ví dụ: Đun sôi hỗn hợp nước muối
Trả lời đúng mỗi ý: 2đ, có làm BTVN: 2đ Có làm BTVN: 2đ
3.Tiến trình bài học:
 Khởi động: Sau khi tìm hiểu tính chất của chất ta thấy mỗi chất có tính chất nhất định, cụ thể là nhiệt độ nóng chảy của các chất cũng khác nhau, dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất có thể tách chât ra khỏi hỗn hợp. Trong bài thực hành này chúng ta sẽ làm rõ những vấn đề này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm (15p)
Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, đàm thoại
Hình thức dạy học: hoạt động cả lớp
-GV treo bảng quy tắc an toàn
+ HS đọc kỹ và ghi vào vở
- GV giới thiệu một số dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, bình cầu, đũa thủy tinh, đĩa sứ...và yêu cầu HS chỉ đúng tên của các dụng cụ
- GV cho HS xem một số kí hiệu nhãn đặc biệt trên các lọ hóa chất: độc, dễ nổ, dễ cháy...
- GV giới thiệu một số thao tác cơ bản: lấy hóa chất ( hoá chất lỏng, bột) từ lọ vào ống nghiệm, thao tác châm và tắt đèn cồn
-GV hướng dẫn HS cách sử dụng hóa chất: đun hóa chất lỏng đựng trong ống nghiệm,..
+ HS lắng nghe, quan sát các thao tác của GV
-HS:nghe giảng
- HS: ghi vở.
I/ Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
Học trang 154 / SGK
Hoạt động 2. Tổ chức tiến hành thí nghiệm (10p)
Phương pháp: thực hành
Hình thức hoạt động: hoạt động nhóm
Thí nghiệm 2:
 Hs đọc cách tiến hành thí nghiệm 2.
 Gv hướng dẫn hs cách lấy hỗn hợp muối ăn và cát.
 Gv hướng dẫn hs cách xếp giấy lọc, cách sử dụng,cách rót chất lỏng qua phễu.
 Gv hướng dẫn hs cách đun nước muối (chất lỏng).
 Hs tiến hành làm thí nghiệm 2. 
 Gv hướng dẫn hs quan sát hiện tượng:
 So sánh chất lỏng chảy qua phễu vào ống nghiệm với dung dịch nước trước khi lọc.
 Khi nước trong ống nghiệm bay hơi hết, quan sát chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm, so sánh với muối ăn ban đầu.
 So sánh chất giữ lại trên giấy lọc với cát lúc đầu.
 Hs nêu hiện tượng quan sát được và giải thích
-GV yêu cầu HS ghi tường trình vào giấy theo mẫu
BẢN TƯỜNG TRÌNH
STT
Mục đích TN
Cách tiến hành TN
Hiện tượng quan sát được
Kết quả TN
-HS hoạt động thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi của giáo viên
II/ Tiến hành thí nghiệm
 1. Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát
4. Luyện tập :
- GV yêu cầu các nhóm thu dọn, rửa dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành
- GV nhận xét buổi thực hành, đánh gía cho điểm các nhóm.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận:+ Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau
 + Dựa vào tính chất vật lí tách chất ra khỏi hỗn hợp
5. Hướng dẫn học tập:
- Học bài, đọc trước bài nguyên tử, xem lại: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử (Vật lí 7)
- Trả lời các câu hỏi:
 + Nguyên tử đươc hình dung như cái gì? Có kích thước bằng bao nhiêu? Được cấu tạo như thế nào?
 + Hạt nhân nguyên tử gồm những hạt nào?
Sông Công, ngày 11 tháng 9 năm 2021
Tổ trưởng duyệt tiết 3, 4
Phạm Thị Diệu Hà
Ngày soạn:14/9/2021
Tiết 5-Bài 4: NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học HS biết được:
- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm.
- Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.
- Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện.
2. Kĩ năng: HS đạt được các kỹ năng:
Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na).
3. Thái độ:
- Yêu thích bộ môn, hứng thú say mê, kiên trì trong học tập, cẩn thận khi làm thí nghiệm.
4. Năng lực cần hướng đến:
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực làm việc độc lập, năng tư duy, năng lực tổng hợp.
-Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: 
-Sơ đồ các nguyên tố Na, hiđrô, oxi, Mg, Nitơ, Al
- Phiếu học tập 
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
8C1
8C4
8C5
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3.Tiến trình bài học:
 Khởi động : Ta biết mọi vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Thế còn các chất được tạo ra từ đâu? Câu hỏi đó được đặt ra từ cách đây mấy nghìn năm. Ngày nay, khoa học đã có câu trả lời rõ ràng và các em sẽ hiểu được trong bài nay?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tử là gì ? (15p)
Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, đàm thoại
Hình thức dạy học: hoạt động cả lớp
- Vậy các chất đều được tạo nên từ nhừng hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện gọi là nguyên tử .
?Các chất được tạo ra từ đâu?
? Thế nào là nguyên tử? 
Gv: Có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên 100 loại nguyên tử. Hãy hình dung nguyên tử như một quả cầu cực kì nhỏ bé, đường kính cỡ 10-8 cm.
-Ở vật lí lớp 7 các em đã tìm hiểu về nguyên tử. Vậy em hãy cho biết thành phần cấu tạo của nguyên tử ?
Bổ sung: Hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm 
?Nêu kí hiệu và điện tích của electron?
? Gọi 1 HS làm bài tập 1 sgk trang 15? 
-Ghi điểm cho hs yếu.
Chuyển ý: Còn hạt nhân được cấu tạo ntn? 
HS ghi mục 1 
HS nghe 
-Từ nguyên tử
-Là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
HS nghe và ghi những nội dung cần nhớ 
-Vỏ và hạt nhân 
HS nghe và ghi 
-Kí hiệu: e , điện tích âm (-)
- Nguyên tử nguyên tử Prôton một hoặc nhiều electron mang điện tích âm
1. Nguyên tử là gì?
-Các chất đều được tạo ra từ nguyên tử.
-Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện. 
-Nguyên tử gồm: 
+ Hạt nhân mang điện tích dương (+)
+ Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm (-) 
(k/h: e , điện tích: -1 )
Hoạt động 2. Tìm hiểu về hạt nhân nguyên tử(10’)
Phương pháp: đàm thoại,
 Hình thức hoạt động: hoạt động nhóm
GV: treo bảng phụ sau 
N. tử
Vỏ
Hạt nhân
L.hạt 
Electron
Proton
Nơtron
K.hiệu 
e
p
n
Đtích 
-1
+1
0
m (g) 
0,0091.10-24
1,67.10-24
1,67.10-24
Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’):
a. Hạt nhân tạo bởi những loại hạt nào? 
b. Cho biết đặc điểm của từng loại hạt cấu tạo nên nguyên tử?
-Đại diện 1 nhóm trả lời
-Nhận xét và kết luận 
- Giới thiệu khái niệm nguyên tử cùng loại 
? Qua bảng phụ trên. Em có nhận xét gì về số Proton với số electron trong hạt nhân?
Bổ sung: Số p = số e, điện tích của 1p = điện tích cuae 1e nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hòa về điện. 
? Qua bảng trên. em có nhận xét gì về khối lượng của hạt p với hạt n trong hạt nhân nguyên tử ? 
? So sánh khối lượng của một hạt P, n với một hạt e? 
Bổ sung: m của e bằng 0,0005 lần khối lượng của hạt P hoặc hạt n . Nếu coi mp = 1 thì me =0,0005. Xem như me= 0 
?Em có nhận xét gì về khối lượng của nguyên tử ? 
- mnguyên tử = mp + mn + me 
(mà me = 0)
 → mnguyên tử = mp + mn
HS ghi mục 2
HS quan sát bảng phụ 
 HS thảo luận nhóm trong vòng 3 phút
-Prôton và nơtron
-Đại diện nhóm 1 trả lời.
-Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)
HS nghe và ghi 
-Số p = số e.
HS nghe và ghi 
mp = mn 
mp/me= 0,0005 
mn/me= 0,0005 
mnguyên tử = mhạt nhân
2. Hạt nhân nguyên tử: Gồm:
-Hạt proton:(p, +)
- Hạt notron: (n,0)
-Trong 1 nguyên tử thì số p = số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hòa về điện.
 4. Luyện tập(2’): 
-Hệ thống lại nội dung bài học
-Cấu tạo của nguyên tử gồm mấy phần? Nêu kí hiệu, điện tích?
-Cấu tạo cảu hạt nhân nguyên tử gồm mấy loại hạt? Nêu kí hiện và điện tích từng hạt?
-Vì sao nói nguyên tử trung hòa về điện?
- GV yêu cầu HS làm bài tập áp dụng:
Có thể dùng cụm từ nào sau đây để nói về nguyên tử
	A. Vô cùng nhỏ	B. Trung hoà về điện
	C. Tạo ra các chất	D. không chia nhỏ hơn trong PUHH
	Hãy chọn những cụm từ thích hợp (A, B, C hay D) điền vào chổ ( ) sau:
	“Nguyên tử là hạt , vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng với số prôton trong hạt nhân”
5. Hướng dẫn học tập (1’)
 -Học bài giảng và làm bài tập 2,3 sgk trang 15,16 SGK.
-Nghiêng cứu trước bài 5.
	+Nguyên tố hoá học là gì?
	+NTHH được kí hiệu như thế nào? (xem bảng trang 42/SGK
Ngày soạn:14/9/2021
Tiết 6-Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học HS biết được:
HS biết được những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học.
2. Kĩ năng: HS đạt được các kỹ năng:
Đọc được tên một số nguyên tố khi biết KHHH và ngược lại.
3. Thái độ:
- Yêu thích bộ môn, hứng thú say mê, kiên trì trong học tập, cẩn thận khi làm thí nghiệm.
4. Năng lực cần hướng đến:
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực làm việc độc lập, năng tư duy, năng lực tổng hợp.
-Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên: 
-Phiếu học tập, Bảng phụ 
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
8C1
8C4
8C5
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3.Tiến trình bài học:
Khởi động : Trên nhãn hộp sữa, ghi rõ từ canxi kèm theo hàm lượng, coi như một thông tin về giá trị dinh dưỡng của sữa và giới thiệu chất canxi có lợi cho xương, giúp phòng chống bệnh loãng xương. Thực ra phải nói: Trong thành phần sữa có nguyên tố hoá học canxi. Bài học hôm nay giúp các em một số hiểu biết về nguyên tố hoá học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tố hóa học là gì ? (15p)
Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, đàm thoại
Hình thức dạy học: hoạt động cả lớp
Phát và hoàn thành phiếu học tập số 1
 Nguyên tố Hiđrô 
Hạt nhân
Nguyên tử 
Nguyên tử 
H-1
Nguyên tử H-2
Nguyên tử H- 3 
Số p
1
1
1
Số n
0
1
2
?Ba nguyên trên thuộc cùng 1 nguyên tố hoá học nào

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_8_tiet_1_bai_1_mo_dau_mon_hoa_hoc_du.docx