Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Khái quát về cơ thể người

Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Khái quát về cơ thể người

CHỦ ĐỀ: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

I. Nội dung chuyên đề

1. Mô tả chuyên đề

Sinh học 8

+ Bài 1. Bài mở đầu

+ Bài 2. Cấu tạo cơ thể người

+ Bài 3: Tế bào.

+ Bài 4: Mô.

+ Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô.

+ Bài 6: Phản xạ.

2. Mạch kiến thức của chuyên đề

 Chuyên đề Tế bào và mô là chuyên đề khái quát về cơ thể người, cho học sinh một cái nhìn tổng thể trước khi đi tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của từng hệ cơ quan. Các vấn đề được đề cập đến trong chuyên đề gồm: tế bào, mô, phản xạ và kết thúc là 1 tiết thực hành quan sát về tế bào và mô.

 

doc 360 trang Phương Dung 5150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Khái quát về cơ thể người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
I. Nội dung chuyên đề
1. Mô tả chuyên đề
Sinh học 8
+ Bài 1. Bài mở đầu
+ Bài 2. Cấu tạo cơ thể người
+ Bài 3: Tế bào.
+ Bài 4: Mô.
+ Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô.
+ Bài 6: Phản xạ. 
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
	Chuyên đề Tế bào và mô là chuyên đề khái quát về cơ thể người, cho học sinh một cái nhìn tổng thể trước khi đi tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của từng hệ cơ quan. Các vấn đề được đề cập đến trong chuyên đề gồm: tế bào, mô, phản xạ và kết thúc là 1 tiết thực hành quan sát về tế bào và mô.
3. Thời lượng của chuyên đề
Tổng số tiết
Tuần 
thực hiện
Tiê‎t theo KHGD
Nội dung của từng hoạt động
6
3
1
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của con người trong tự nhiên
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp học tập môn Cơ thể người và vệ sinh
2
Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người
Hoạt động 5: Tìm hiểu sự phối hợp của các cơ quan
3
Hoạt động 6: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào
Hoạt động 7: Tìm hiểu các thành phần của tế bào
Hoạt động 8: Tìm hiểu hoạt động sống của tế bào
4
Hoạt động 9: Tìm hiểu khái niệm mô
Hoạt đông 10: Tìm hiểu các loại mô
5
Bài thực hành quan sát tế bào và mô
6
Hoạt động 11: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron
Hoạt động 6: Tìm hiểu về cung phản xạ và vòng phản xạ
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu chuyên đề
1.1. Kiến thức
1.1.1. Nhận biết 
- Biết được các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào.
- HS hiểu được khái niệm mô, phân biệt được các loại mô chính trong cơ thể.
- CHUẨN BỊ được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân, quan sát và vẽ được các TB trong các tiêu bản đã làm sẵn. Nhận biết được các bộ phận chính của tế bào.
- Biết được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.
- Chỉ rõ được 5 thành phần của cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
1.1.2. Thông hiểu
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
- Phân biệt được mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết.
1.1.3. Vận dụng
- Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô trong cơ thể.
1.2. Kĩ năng
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức, tư duy logic tổng hợp.
- Kỹ năng mổ tách tế bào, sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản.
1.3. Thái độ
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành: Chung và chuyên biệt
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học.
1.5. Phương pháp dạy học	
* Phương pháp: 
- Trực quan, vấn đáp – tìm tòi
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học giải quyết vấn đề
* Kỹ thuật:
- Kỹ thuật phòng tranh
- Kỹ thuật: Các mảnh ghép, XYZ
III. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua chuyên đề
Nội dung
Mức độ nhận thức
Các Kn/NL hướng tới
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Bài 3. Tế bào
- Biết được các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào.
- Nêu được các dấu hiệu chứng tỏ tế bào là vật sống.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
* Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: NLkiến thức sinh học, NL nghiên cứu khoa học.
Bài 4. Mô
- Nêu được khái niệm mô.
- Nêu được vị trí, cấu tạo và chức năng của từng loại mô.
- Phân biệt được mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết.
- Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô trong cơ thể.
Bài 6. Phản xạ
- Biết được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.
- Chỉ rõ được 5 thành phần của cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ
Tiết KHDH:	Ngày soạn: 
Tuần dạy:	Lớp dạy: 
BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
- Xác định được vị trí con người trong Giới động vật.
2. Năng lực
	- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung
N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
* GV : - Giới thiệu tài liệu sách báo nghiên cứu về cấu tạo, chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan tham gia hoạt động sống của con người. Tranh phóng to 1.1 ,1.2 ,1.3 sgk
 - HS: Sách SH8, vở học và bài tập.
* HS : - Đã nghiên cứu bài mới trước.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Không thực hiện
3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chương trình sinh học 8.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về chương trình.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe.
Tình huống: Trên đường đi về nhà, bạn Nam không cẩn thân bị ngã xe, máu chảy ra rất nhiều, trong trường hợp này em cần lam gì để cầm máu cho bạn? Chúng ta phải làm gì trong trường hợp này?
HS có thể tự do nói những cách làm của bản thân.
GV tổng hợp: Như vậy, để giải quyết tình huống hiệu quả, bản thân cần có kiến thức về cấu tạo, chức năng của cơ thể người, biết được vị trí của con người trong tự nhiên, có kĩ năng sống trong sơ cứu, cấp cứu, Đây chính là những nội dung sẽ tìm hiểu trong bộ môn Sinh học 8. GV giới thiệu chương trình môn học à Bài mở đầu.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu vị trí của con người trong tự nhiên
Mục tiêu: 
- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
- Xác định được vị trí con người trong Giới động vật
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Sản phẩm dự kiến: Hs tự trình bày được các kiến thức đã học vào vở.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lựctự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Em hãy kể tên các ngành ĐV đã học ?
+ Ngành ĐV nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất ?
+ Cho ví dụ cụ thể.
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm để:
+ Trả lời các câu hỏi lệnh SGK Tr5: Đặc điểm nào của người giống thú, đặc điểm nào của người khác thú?
+ Rút ra kết luận về vị trí phân loại của con người ?
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
- GV bổ sung thông tin:
Ở động vật cũng có tư duy cụ thể (VD: con khỉ biết dùng que để khều một vật ở xa); con người bên cạnh tư duy cụ thể còn có thêm tư duy trừu tượng (VD: tưởng tượng những công đoạn phải làm trong một việc nào đó).
- Mỗi HS suy nghĩ, thảo luận và đưa ra kết quả.
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
I. Vị trí của con người trong tự nhiên:
- Loài người thuộc lớp thú 
- Con người có tiếng nói chữ viết, tư duy trừu tượng hoạt động có mục đích® làm chủ thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG 2.2: Tìm hiểu nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
a) Mục tiêu: Tìm hiểu nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh đối với bản thân học sinh lớp 8 từ đó giúp hs có ý thức trong giữ gìn và bảo vệ cơ thể.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV yêu cầu:
*HS Nhóm 1,2,3,4 đọc<mục 2 /6 sgk và quan sát tranh hình 1.1, 1.2, 1.3 trên bảng và trả lời các câu hỏi:
+ Nhiệm vụ: Học bộ môn cần nghiên cứu vấn đề gì?
+ Ý nghĩa: Nghiên cứu vấn đề đó để làm gì ?
*HS nhóm 5,6,7,8 thực hiện ‚/tr6 sgk: Dựa vào các hình trên, hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội.
+ Hãy phân tích cụ thể mối quan hệ đó?
+ Cho ví dụ về mối liên quan giữa bộ môn cơ thể người và vệ sinh với các môn KH khác ?
- GV yêu cầu các nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung (nếu sai sót).
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
- Cung cấp những KT về cấu tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể.
- Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể.
- Mối liên quan giữa môn học với các môn KH khác như y học,TDTT, hội họa.
HOẠT ĐỘNG 2.3: Tìm hiểu phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh
a) Mục tiêu: Nắm được phương pháp học tập môn Cơ thể người và vệ sinh.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- GV viết lên bảng phụ một số phương pháp bộ môn : 
+ Quan sát
+ Thí nghiệm
+ Đọc tài liệu
+ Suy luận
+ Vận dụng thực tiễn
+ Ghi nhớ
à Trên cơ sở các phương pháp học môn sinh học 6,7 hãy lựa chọn những phương pháp chính để nghiên cứu trên người?
-GV gọi ngẫu nhiên 4 hs lên bảng đánh dấu vào hàng dọc lựa chọn của mình. HS khác phân tích và nêu ý kiến cá nhân.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
+ Gv nhận xét và nêu 3 phương pháp chính.
+ Nhấn mạnh là tất cả các phương pháp trên đều quan trọng đối với môn học này.
- Mỗi HS suy nghĩ, thảo luận và đưa ra kết quả.
- HS thực hiện theo y/cầu.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
III. Phương pháp học tập môn cơ thể người và vệ sinh:
- Kết hợp quan sát, thí nghiệm, và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1. Con người là một trong những đại diện của
A. lớp Chim.	B. lớp Lưỡng cư.	C. lớp Bò sát.	D. lớp Thú.
Câu 2. Con người khác với động vật có vú ở điểm nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Biết chế tạo công cụ lao động vào những mục đích nhất định
C. Biết tư duy
D. Có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết)
Câu 3. Sinh học 8 có nhiệm vụ là gì ?
A. Cung cấp những kiến thức cơ bản đặc điểm cấu tạo, chưc năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường
B. Cung cấp những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể
C. Làm sáng tỏ một số hiện tượng thực tế xảy ra trên cơ thể con người
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 4. Để tìm hiểu về cơ thể người, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây ?
1. Quan sát tranh ảnh, mô hình để hiểu rõ đặc điểm hình thái, cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể.
2. Tiến hành làm thí nghiệm để tìm ra những kết luận khoa học về chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
3. Vận dụng những hiểu biết khoa học để giải thích các hiện tượng thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể.
A. 1, 2, 3	B. 1, 2	C. 1, 3	D. 2, 3
Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật khác ?
1. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn	2. Đi bằng hai chân
3. Có ngôn ngữ và tư duy trừu tượng	4. Răng phân hóa
5. Phần thân có hai khoang : khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành
A. 1, 3	B. 1, 2, 3	C. 2, 4, 5	D. 1, 3, 4
Câu 6. Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên quan mật thiết với ngành nào dưới đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại	B. Tâm lý giáo dục học
C. Thể thao	D. Y học
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu: 
 Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung
 Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
- GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
- Cho biết những lợi ích của việc học tập môn “cơ thể người và vệ sinh”?
- HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu mỗi HS trả lời các câu hỏi sau:
Khi bị bệnh ta có nên tin tưởng vào sự cúng vái để khỏi bệnh không? Tại sao?
- HS ghi lại câu hỏi vào vở bài tập rồi nghiên cứu trả lời.
- Không nên. Vì chỉ có thầy thuốc mới có đầy đủ kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường. Từ đó đưa ra chuẩn đoán đúng và điều trị bệnh hiệu quả.
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà
1. Tổng kết
- Người là động vật thuộc lớp thú. Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết.
- Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể.
- Kiến thức về cơ thể người có liên quan đến nhiều ngành nghề khoa học như Y học, Tâm lí giáo dục học, Hội họa, Thể thao,...
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
 - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong sgk tr 7
 - Nghiên cứu bài mới: “ Cấu tạo cơ thể người ” và làm các b.tập ở trong Vở bài tập sinh học 8. 
***************
Tiết KHDH:	Ngày soạn:
Tuần dạy:	Lớp dạy:
Bài 2. CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Hiểu được đặc điểm cơ thể người.
- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan trên mô hình. 
- Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
2. Năng lực
	- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung
N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên: Bảng phụ, tranh phóng to các hình trong SGK, mô hình (tháo, lắp được) cơ thể người. Chuẩn bị các phiếu thông tin tổng quan từng hệ cơ quan trong cơ thể. 
- Học sinh: Tìm hiểu trước bài. Hoàn thành phần dặn dò.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật lớp thú?
3. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Nội dung bài học
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. 
- Giáo viên đặt câu hỏi:
Vì sao khi đau ở một bộ phận nào đó trong cơ thể thì một số phần khác hoặc cả cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo?
- HS suy nghĩ trả lời.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu cấu tạo cơ thể
Mục tiêu: 
- Hiểu được đặc điểm cơ thể người.
- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan trên mô hình. 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.
Sản phẩm dự kiến: Hoàn thành bảng 2 SGK trang 9.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát
- GV treo H1.1, 1.2 hoặc có thể dùng mô hìn.
- GV yêu cầu 2 HS một bàn trả lời các câu hỏi SGK TR8; 
- GV gọi đại diện HS trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
- Vận dụng kiến thức cũ, cho biết thế nào là hệ cơ quan?
- Chiếu bảng 2 hoặc treo bảng phụ, chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí) như đã chia trước đó.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành câu hỏi lệnh SGK:
+ Nhóm 1,2,3,4 hoàn thành các cơ quan thuộc hệ vận động, tiêu hóa, tuần hoàn?
+ Nhóm 5,6,7,8 hoàn thành các cơ quan thuộc hệ hô hấp, bài tiết, thần kinh?
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Đại diện HS trình bày.
- HS trả lời.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
- HS trả lời độc lập: các cơ quan phối hợp hoạt động cùng thực hiện một chức năng.
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
I. Cấu tạo
1. Các phần cơ thể
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân, tay chân.
- Cơ hoành ngăn khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng.
2. Các hệ cơ quan
- Nội dung bảng 2
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
a) Mục tiêu: Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK trang 9 trong 2’.
- Treo bảng sơ đồ mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ thể và yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì?
- GV phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan. Chú ý giải thích cơ chế sự điều hòa, điều khiển các cơ quan bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
 -Hs thực hiện các yêu cầu của giáo viên.
II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?
A. Bóng đái 	B. Phổi	C. Thận 	D. Dạ dày
Câu 2. Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào ?
A. Cơ hoành	B. Cơ ức đòn chũm
C. Cơ liên sườn	D. Cơ nhị đầu
Câu 3. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại ?
A. Hệ tiêu hóa	B. Hệ bài tiết	C. Hệ tuần hoàn	D. Hệ hô hấp
Câu 4. Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể ?
1. Hệ hô hấp	2. Hệ sinh dục	3. Hệ nội tiết
4. Hệ tiêu hóa	5. Hệ thần kinh	6. Hệ vận động
A. 1, 2, 3	B. 3, 5	C. 1, 3, 5, 6	D. 2, 4, 6
Câu 5. Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động ?
A. Hệ tuần hoàn	B. Tất cả các phương án còn lại
C. Hệ vận động	D. Hệ hô hấp
Câu 6. Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ?
A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau
B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương
C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 7. Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
A. 3 phần : đầu, thân và chân	B. 2 phần : đầu và thân
C. 3 phần : đầu, thân và các chi	D. 3 phần : đầu, cổ và thân
Câu 8. Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ?
A. Hệ tuần hoàn	B. Hệ hô hấp	C. Hệ tiêu hóa	D. Hệ bài tiết
Câu 9. Da là nơi đi đến của hệ cơ quan nào dưới đây ?
A. Hệ tuần hoàn	B. Hệ thần kinh
C. Tất cả các phương án còn lại	D. Hệ bài tiết
Câu 10. Thanh quản là một bộ phận của
A. hệ hô hấp.	B. hệ tiêu hóa.	C. hệ bài tiết.	D. hệ sinh dục.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu: 
 Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung
 Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
- Giáo viên tổ chức trò chơi: 
Chọn hs thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 hs xếp thành 1 hàng dọc. Trong vòng 3’ hs lần lượt lên bảng kể tên tất cả các cơ quan trong cơ thể. Mỗi một lượt chỉ có một hs lên viết. 
Nhóm thắng cuộc là nhóm kể được nhiều các cơ quan nhất. 
- Hs tham gia trò chơi theo hiệu lệnh của gv.
GV yêu cầu mỗi HS trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao khi chỉ đau ở một bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng ta vẫn thấy toàn cơ thể bị ảnh hưởng?
- Cho ví dụ và phân tích vai trò của hệ thần kinh đối với hoạt động của các cơ quan khác? 
HS ghi lại câu hỏi vào vở bài tập rồi nghiên cứu trả lời.
- Do cơ thể là một khối thống nhấtcủa sự phối hợp hoạt độngcác cơ quan, các hệ cơ quan.
- Ví dụ khi tổn thương hệ thần kinh trung ương, tùy theo tổn thương ở phần nào mà bệnh nhân có thể bị ngưng tim (hệ tuần hoàn), liệt chi (hệ vận động), hoặc tiểu tiện, đại tiện không tự chủ......Điều đó chứng tỏ hệ thần kinh điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà
1. Tổng kết
Cơ thể người có cấu tạo và sự sắp xếp các cơ quan và hệ cơ quan giống với động vật thuộc lớp Thú. Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh cà cơ chế thể dịch.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Học bài & trả lời 2 câu hỏi + vẽ hình SGK.
- Ôn lại cấu tạo tế bào thực vật.
- Nghiên cứu trước bài 3. Tế bào.
************
Tiết KHDH:	Ngày soạn: 
Tuần dạy:	Lớp dạy: 
Bài 3. TẾ BÀO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
- Xác định được vị trí con người trong Giới động vật
 2. Năng lực
	- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung
N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
* GV : Giới thiệu tài liệu sách báo nghiên cứu về cấu tạo,chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan tham gia hoạt động sống của con người. Tranh phóng to 1.1 ,1.2 ,1.3 SGK.
* HS :
- HS: Sách Sinh học 8, vở học và bài tập.
- Đã nghiên cứu bài mới trước.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra miệng
Không tiến hành.
3. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:
Hãy điền tên các bào quan sau vào đúng số thứ tự trên hình: Nhân, ti thể, ribôxôm, bộ máy gôngi, lưới nội chất.
- HS quan sát, thảo luận và đưa ra nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu cấu tạo tế bào
a. Mục tiêu: 
- Hiểu được cấu tạo tế bào động vật, phân biệt được cấu tạo tế bào động vật và thực vật. 
- Hiểu được tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- GV chia nhóm hs như các tiết trước.
- Gv treo hình 3.1 yêu cầu:
Quan sát hình, nêu 3 bộ phận chính của TB và liệt kê một số bộ phận trong thành phần đó?
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
I. Cấu tạo tế bào:
Tế bào gồm 3 phần:
+ Màng.sinh chất 
+ TB Chất: Các bào quan (lưới nội chất; bộ máy gôn gi; ti thể; trung thể..)
 + Nhân: NST, nhân con.
HOẠT ĐỘNG 2.2: Tìm hiểu chức năng của các bộ phận của tế bào
a. Mục tiêu: Nắm được chức năng của các bộ phận của tế bào
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
+ Màng sinh chất có vai trò gì?
+ Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?
+ Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu?
+ Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?
=> HS nghiên cứu thông tin từ bảng 3.1 SGK trang 11 thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, trình bày. Lớp trao đổi, hoàn thiện.
II. Chức năng của các bộ phận của tế bào
- Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những chất riêng của tế bào.
- Sự phân giải vật chất tạo ra năng lượng cần cho hoạt động của tế bào được thực hiện nhờ ty thể.
- NST trong nhân quy định đặc điểm cấu trúc prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm.
 Các bào quan trong tế bào có sự phối hợp hoạt động để tế bào thực hiện chức năng sống.
Mục III. Thành phần hóa học của tế bào
Khuyến khích hs tự học
HOẠT ĐỘNG 2.3: Tìm hiểu hoạt động sống tế bào 
a) Mục tiêu: Nắm được các hoạt động sống của tế bào, hiểu được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ sơ đồ 3.2 SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Cơ thể lấy thức ăn từ đâu?
+ Thức ăn được biến đổi và chuyển hóa như thế nào trong cơ thể?
+ Cơ thể lớn lên được do đâu?
+ Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như thế nào?
- GV kết luận.
? Vậy chức năng của tế bào trong cơ thể là gì?
* Giáo viên cung cấp thêm thông tin:
Mọi hoạt động sống của tế bào liên quan đến các hoạt động sống của cơ thể:
+ Trao đổi chất của tế bào cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.
+ Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thanh và sinh sản.
+ Sự cảm ứng ở tế bào giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời kích thích.
=> Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
- 1-3 HS đọc kết luận chung SGK.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS trả lời theo ý hiểu, đạt: Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể.
4. Hoạt động sống của tế bào
- Chức năng của tế bào là thực hiện sự TĐC và năng lượng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành tham gia vào quá trình sinh sản.
 Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đén hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.
* Kết luận chung: SGK
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1. Tế bào gồm có bao nhiêu bộ phận chính ?
A. 5 	B. 4	C. 3 	D. 2
Câu 2. Trong tế bào, ti thể có vai trò gì ?
A. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể
B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào
C. Tổng hợp prôtêin
D. Tham gia vào quá trình phân bào
Câu 3. Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ?
A. Bộ máy Gôngi	B. Lục lạp	C. Nhân	D. Trung thể
âu 4. Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu ?
A. Dịch nhân	B. Nhân con	C. Nhiễm sắc thể	D. Màng nhân
Câu 5. Nguyên tố hóa học nào được xem là nguyên tố đặc trưng cho chất sống ?
A. Cacbon 	B. Ôxi	C. Lưu huỳnh 	D. Nitơ
Câu 6. Nguyên tố hóa học nào dưới đây tham gia cấu tạo nên prôtêin, lipit, gluxit và cả axit nuclêic ?
A. Hiđrô	B. Tất cả các phương án còn lại
C. Ôxi	D. Cacbon
Câu 7. Tỉ lệ H : O trong các p

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_chu_de_khai_quat_ve_co_the_nguoi.doc