Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 15: Bài tập

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 15: Bài tập

BÀI TẬP

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học về lực đẩy Acsimet

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát các hiện tượng trong thực tế, để tìm hiểu vấn đề về lực đẩy Acsimet.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để làm bài tập, hợp tác giải quyết các vấn đề đặt ra.

2.2. Năng lực đặc thù:

 Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được kiến thức đã học về lực đẩy Acsimet để giải thích một số hiện tượng trong thực tế, làm các bài tập định lượng có liên quan.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2,3

2. Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy A0 để làm bài tập.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức.

2. Tổ chức các hoạt động dạy học.

 

doc 6 trang Phương Dung 3870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 15: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 
BÀI TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học về lực đẩy Acsimet
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát các hiện tượng trong thực tế, để tìm hiểu vấn đề về lực đẩy Acsimet.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để làm bài tập, hợp tác giải quyết các vấn đề đặt ra.
2.2. Năng lực đặc thù: 
 Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được kiến thức đã học về lực đẩy Acsimet để giải thích một số hiện tượng trong thực tế, làm các bài tập định lượng có liên quan.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2,3
2. Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy A0 để làm bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Bước 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:
? Lực đẩy Acsimet có phương, chiều, độ lớn như thế nào?
? Nêu công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet. Nêu tên, đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
GV giới thiệu thêm công thức tính lực đẩy Ac si met dựa vào trọng lượng biểu kiến.
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
Học sinh: Trả lời yêu cầu.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trả lời cá nhân
HS lên bảng trả lời.
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đã học về lực đẩy Acsimet để làm bài tập.
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
Bước 2: Luyện tập (25 phút)
Mục tiêu Luyện tập củng cố nội dung bài học về lực đẩy Acsimet
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 1 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 1
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 1
BT1. Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đẩy Ác – si – mét có thay đổi không? Tại sao?
TL1
Lực đẩy Ác si met lên miếng sắt khi nhúng vào nước :
FA1 = dn.V= 10000. 0.002 = 20 ( N)
Lực đẩy Ác si met lên miếng sắt khi nhúng trong rượu :
FA2 = dr.V = 8000.0,002 = 16 ( N )
Lực đẩy Ác si met lên miếng sắt không đổi khi nhúng ở những độ sâu khác nhau vì FA chỉ phụ thuộc vào d và V chứ không phụ thuộc vào độ sâu.
Bước 3: Hoạt động vận dụng (10 phút)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 2 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 2
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 2 (không đủ thời gian gv cho hs làm bài số 2, còn lại về nhà)
BT2. Móc một vật A vào một lực kế thì thấy lực kế chỉ 7N, nhưng khi nhúng vật vào trong nước thì lực kế chỉ 4N. Hãy xác định thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 
BT3.Một vật bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 50cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 3,9N. cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a)Tính lực đẩy Ác-Si-Mét tác dụng lên vật
b) Xác định khối lượng riêng của chất làm lên vật
TL
BT2. Khi vật bị nhúng ngập trong nước nó chịu tác dụng của hai lực là trọng lực P và lực đẩy FA
 Ta có FA = P1 - P2 = 7 - 4 = 3(N)
 Mà FA= V.d1 V = = 0,0003(m3)
Vậy trọng lượng riêng của vật là : 
Từ P1 = d.V d = 23333(N/m3)
BT3. 
 a) Khi thả vật vào bình thì thể tích nước dâng lên thêm 50cm3 đó chính là thể tích của vật.
Do đó lực đẩy Ác-Si-Mét tác dụng lên vật là 
FA = d.V = 10000.0,00005 = 0,5(N)
b) Khi treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 3,9N đó cũng là trọng lượng của vật do đó ta có P = 3,9(N)
Từ công thức P = d.V d = = 78000(N/m3)
Vậy khối lượng riêng của chất làm vật là 
Từ d = 10D D = = 7800(kg/m3)
Bước 4. TÌM TÒI MỞ RỘNG (5 phút)
BT4; hướng dẫn về nhà
Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau, khi nhúng ngập chúng vào nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật có khác nhau không? Tại sao?
Yêu cầu hs về nhà chuẩn bị bài để ôn tập 
TL 
Ba vật có khối lượng bằng nhau nhưng có khối lượng riêng khác nhau :
 Dđ > Ds> Dn
→ Vđ< Vs< Vn ( Theo công thức D=m/V )
Từ công thức FA=d.V do trọng lượng riêng của chất lỏng như nhau nên lực đẩy của nước tác dụng vào vật làm bằng nhôm là lớn nhất và lực đẩy của nước tác dụng vào vật bằng đồng là nhỏ nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_8_tiet_15_bai_tap.doc