Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 35, Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết Chương II: Nhiệt học
BÀI 29: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPTỔNG KẾT CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản trong chương II. Nhiệt học.
Trả lời được các câu hỏi ôn tập.
Làm được các bài tập.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để củng cố kiến thức đã học về chương II. Nhiệt học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để giải quyết các vấn đề bài tập đưa ra.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức: Xác định được các kiến thức trọng tâm của chương II. Nhiệt học: cấu tạo chất; Nhiệt năng; Các hình thức truyền nhiệt; Nhiệt lượng và công thức tính nhiệt lượng; Định luật bảo toàn năng lượng.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào các kiến thức đã học về nhiệt học để xây dựng sơ đồ kiến thức của chương.
Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: BÀI 29: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPTỔNG KẾT CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản trong chương II. Nhiệt học. Trả lời được các câu hỏi ôn tập. Làm được các bài tập. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để củng cố kiến thức đã học về chương II. Nhiệt học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để giải quyết các vấn đề bài tập đưa ra. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức: Xác định được các kiến thức trọng tâm của chương II. Nhiệt học: cấu tạo chất; Nhiệt năng; Các hình thức truyền nhiệt; Nhiệt lượng và công thức tính nhiệt lượng; Định luật bảo toàn năng lượng. - Năng lực tìm hiểu: Dựa vào các kiến thức đã học về nhiệt học để xây dựng sơ đồ kiến thức của chương. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được các kiến thức đã học về nhiệt học để giải các bài tập, tính toán được nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào trong các bài tập và giải thích được các hiện tượng vật lí liên quan. 3. Phẩm chất: - Cẩn thận, trung thực và yêu thích môn học. - Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học. - Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: Đồ dùng dạy học: - Kẻ sẵn bảng 29.1 và ô chữ trong trò chơi. 2. Học sinh: - Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà. - Ôn lại kiến thức chương II. Nhiệt học. - Trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập vào vở. - Bảng phụ và bút dạ. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. b) Nội dung: Kiến thức ôn tập lý thuyết chương II. Nhiệt học c)Sản phẩm: Bài soạn trả lời các câu hỏi ôn tập ra giấy lấy điểm 15 phút. d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Thu bài làm phần ôn tập tự trả lời các câu hỏi - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: nộp bài theo yêu cầu. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: bài làm của HS. *Báo cáo kết quả và thảo luận Bài làm của HS. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập các kiến thức trong chương II: Nhiệt học. A. Ôn tập 1. Các chất được cấu tạo từ nguyên tử, phân tử có kích thước vô cùng nhỏ bé, giữa chúng có khoảng cách 2. Các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. Nhiệt độ càng cao các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh. 3. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử nguyên tử cấu tạo lên vật. Có hai cách để làm thay đổi nhiệt năng đó là: Thực hiện công và truyền nhiệt. 4. Chất rắn truyền nhiệt chủ yếu bằng hình thức dẫn nhiệt, chất khí, lỏng truyền nhiệt chủ yếu bằng đối lưu, chân không truyền nhiệt chủ yếu bằng bức xạ nhiệt. 5. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng được nhận thêm vào hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Nhiệt lượng có đơn vị là J vì nó là một dạng năng lượng. KH: Q, C thức: Q = mC(t2- t1) trong đó: + Q: nhiệt lượng thu vào để vật nóng lên(J) + m: Khối lượng của vật (kg) + C: Nhiệt dung riêng (J/ kgK) + t2 –t1: Độ tăng nhiệt độ (0C) 6. Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK nghĩa là: để đun nóng 1kg nước lên thêm 10C thì cần một nhiệt lượng là: 4200J 7. Nguyên lí truyền nhiệt: + Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp + Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nào nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại + Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. - PT cân bằng nhiệt: QThu = QTỏa 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: - Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập. - Trả lời được các câu hỏi phần ôn tập. - Làm được các bài tập trong phần vận dụng. - Vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi và giải các bài tập. - Rèn luyện kỹ năng tính toán, lập luận, vận dụng phương trình cân bằng nhiệt, tính độ thay đổi nhiệt độ của vật trong quá tŕnh trao đổi nhiệt. b) Nội dung: Vận dụng kiến thức làm bài tập trong phần B. Vận dụng SGK c)Sản phẩm: Hệ thống đáp án bài tập trong phần B. Vận dụng SGK d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Giải bài tập phần vận dụng. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu: + Trả lời câu hỏi trong phần I, II vào vở. + Đọc và tóm tắt đề bài các câu 1,2,3 phần III trên bảng phụ. C1. Một người công nhân dùng ròng rọc cố định để đưa gạch lên tầng hai ngôi nhà cao 4 m, trong thời gian 10 phút người đó đưa được số gạch có trọng lượng là 9000 N. Bỏ qua ma sát của ròng rọc và sức cản không khí. Tính công và công suất của người đó? C2. Để xác định nhiệt dung riêng của kim loại người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chưa 500g nước ở 130C và một thỏi kim loại có khối lượng 400g được nung nóng đến 1000C. Nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế nóng lên đến 200C. Hãy tìm nhiệt dung riêng của kim loại (bỏ qua sự mất mát nhiệt để làm nóng nhiệt lượng kế và tỏa ra không khí), biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. C3. Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 1,5 lít nước ở nhiệt độ 20 0C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K (bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường). + Thảo luận cặp đôi tìm phương án giải bài ghi bảng phụ. + Cá nhân lên bảng giải bài. Dưới lớp giải ra giấy nháp mang lên chấm khi xong trước. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài làm để thực hiện yêu cầu của GV và lên bảng giải. Dưới lớp giải nhanh ra nháp để mang lên chấm điểm. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Thảo luận cặp đôiNghiên cứu ND bài học để lên bảng làm bài. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi và giải bài trên bảng cũng như dưới lớp. - Dự kiến sản phẩm: cột nội dung *Báo cáo kết quả và thảo luận Hệ thống đáp án bài tập trong phần B. Vận dụng SGK *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. B. Vận dụng I-Khoanh tròn chữ cái ở câu trả lời đúng: 1.B ; 2B ; 3D ; 4C ; 5C II- Trả lời câu hỏi: Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách. Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán diễn ra chậm Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động, Không. Vì đây là hình thức truyền nhiệt bằng thực hiện công. Nước nóng dần lên là do có sự truyền nhiệt từ bếp sang ống nước ; nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hóa thành cơ năng. III-Bài tập: Câu 1. Tóm tắt P = 9000N ; h = 4m; t= 10 ph = 600s A=? ; P =? Giải Công của người đó là: A = P.h = 9000.4 = 36000(J) Công suất của người đó là : P Trả lời : A = 36000J ; P = 60W Câu 2: Cho biết: m1 = 400g = 0.4kg t1 = 1000C c1 = ? J/ kg. K t = 200C m2 = 500g = 0,5kg t2 = 130C c2 = 4200 J/ kg. k t = 200C Giải: - Nhiệt lượng của quả miếng kim loại toả ra để nước hạ nhiệt độ từ 1000C - 200C: Q1 = m1c1(t1 - t) - Nhiệt lượng của nước thu vào để tăng từ 130C - 200C: Q2 = m2c2(t- t2) - Nhiệt lượng của miếng kim loại toả ra đúng bằng nhiệt lượng nước thu vào: Q toả ra = Q thu vào Hay: m1c1(t1 - t) = m2c2(t - (t2) => c1 = 459,375 J/kg.K . Vậy kim loại này là thép. Câu 3: Cho biết: m1 = 0.5kg c1 = 880J/ kg. K V2 = 1,5l => m2 = 1,5kg c2 = 4200 J/ kg. k t1 = 200C t2 = 1000C Q = ? Giải: - Nhiệt lượng cần truyền cho ấm để tăng nhiệt độ từ 200C đến 1000C: Q1 = m1c1(t1 - t) = 0,5.880.(100 – 20) = 35200 J - Nhiệt lượng cần truyền cho nước để tăng từ 200C đến 1000C: Q2 = m2c2(t- t2) = 1,5.4200.(100-20) = 504000J - Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm và nước là: Q = Q1 + Q2 Q = 35200 + 504000 = 539200J Đ/S: Q = 539200J Hoạt động 2.2: Giải trò chơi ô chữ *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu nêu: + Giải trò chơi ô chữ tại lớp. +Làm các bài tập trong SBT, bài nào khó, chưa giải được đánh dấu để tiết sau ôn tập HK II GV chữa. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Chia lớp thành 2đội (khán giả) + Một bên cổ vũ cho đội A. + Một bên cổ vũ cho đội B. - Chú ý: không được nhắc, nói gợi ý... - 3 HS làm ban giám khảo. - 2 HS làm thư kí. - Những câu các nhóm bốc thăm không trả lời được dành cho khán giả. *Báo cáo kết quả và thảo luận Bảng trò chơi ô chữ trên bảng và vở ghi của HS. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở của HS. C. Trò chơi ô chữ 1 H Ỗ N Đ Ộ N 2 N H I Ệ T N Ă N G 3 D Ẫ N N H I Ệ T 4 N H I Ệ T L Ư Ơ N G 5 N H I Ệ T D U N G R I Ê N G 6 N H I Ê N L I Ệ U 7 N H I Ệ T H Ọ C 8 B Ứ C X Ạ N H I Ệ T
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_vat_li_lop_8_tiet_35_bai_29_cau_hoi_va_bai_tap_t.doc