Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 27: Tiêu hoá ở dạ dày - Nguyễn Thị Thương
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức: Học sinh (HS)trình bày được:
- Các hoạt động tiêu hoá diễn ra trong khoang miệng.
- Hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Rèn luyện năng lực hợp tác qua các hoạt động thảo luận tìm hiểu hoạt động của dạ dày.
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động trải nghiệm, luyện tập và vận dụng tìm hiểu các bệnh liên quan đến dạ dày.
2.2. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nhận thức sinh học: Trình bày được cấu tạo của dạ dày, các hoạt động tiêu hoá diễn ra ở dạ dày.
- Năng lực tìm hiểu thực tế: Tìm hiểu các bệnh liên quan đến dạ dày như nhiễm khuẩn HP.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học: Học sinh giải thích được tại sao dạ dày không bị tiêu hoá bởi enzim pepsin.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học
- Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân công.
- Tôn trọng: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học
+ Máy tính có kết nối máy chiếu
+ Đoạn phim giới thiệu về sự tiêu hoá/ hoạt động tiêu hoá ở dạ dày.
+ Phiếu học tập (bảng 27)
+ Sơ đồ tư duy về dạ dày
- Học liệu
+ Thiết bị điện tử như máy tính/ipad/điện thoại có kết nối internet
+ Sách giáo khoa Sinh học 8
+ Tư liệu về các bệnh liên quan đến dạ dày.
Trường THCS Kim Hồng Tổ: Lý- Hoá- Sinh Họ và tên GV: Nguyễn Thị Thương Bài 27: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY Môn Sinh học – Lớp 8 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Kiến thức: Học sinh (HS)trình bày được: - Các hoạt động tiêu hoá diễn ra trong khoang miệng. - Hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Rèn luyện năng lực hợp tác qua các hoạt động thảo luận tìm hiểu hoạt động của dạ dày. - Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động trải nghiệm, luyện tập và vận dụng tìm hiểu các bệnh liên quan đến dạ dày. 2.2. Năng lực chuyên biệt - Năng lực nhận thức sinh học: Trình bày được cấu tạo của dạ dày, các hoạt động tiêu hoá diễn ra ở dạ dày. - Năng lực tìm hiểu thực tế: Tìm hiểu các bệnh liên quan đến dạ dày như nhiễm khuẩn HP. - Năng lực vận dụng kiến thức đã học: Học sinh giải thích được tại sao dạ dày không bị tiêu hoá bởi enzim pepsin. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học - Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân công. - Tôn trọng: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị dạy học + Máy tính có kết nối máy chiếu + Đoạn phim giới thiệu về sự tiêu hoá/ hoạt động tiêu hoá ở dạ dày. + Phiếu học tập (bảng 27) + Sơ đồ tư duy về dạ dày - Học liệu + Thiết bị điện tử như máy tính/ipad/điện thoại có kết nối internet + Sách giáo khoa Sinh học 8 + Tư liệu về các bệnh liên quan đến dạ dày. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3p) 1. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được dạ dày là nơi diễn ra hoạt động tiêu hoá tiếp theo sau hoạt động tiêu hoá ở khoang miệng. 2. Nội dung hoạt động: Cho học sinh xem đoạn clip về sự tiêu hoá. 3. Sản phẩm: Nêu được dạ dày là nơi tiêu hoá thức ăn tiếp theo sau tiêu hoá ở khoang miệng. 4. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS quan sát đoạn clip, trả lời câu hỏi: Thức ăn sau khi được nuốt và đẩy qua thực quản sẽ đến cơ quan nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận Đại diện 1-2 HS trả lời Bước 4. Đánh giá, kết luận, định hướng GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cấu tạo dạ dày (10p) 1. Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo của dạ dày. 2. Nội dung hoạt động: Quan sát hình 27-1. Cấu tạo dạ dày và lớp niêm mạc của nó. Từ đó, nêu được cấu tạo của dạ dày. 3. Sản phẩm Hs trả lời được các câu hỏi GV đưa ra, rút ra cấu tạo của dạ dày. - Dạ dày hình túi, thắt 2 đầu, dung tích khoảng 3 lít. - Thành dạ dày gồm 4 lớp: Lớp màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc - Lớp cơ dày, khoẻ gồm 3 lớp: Cơ dọc, cơ vòng, co chéo. - Lớp niêm mạc: Có nhiều tuyến tiết dịch vị. 4. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS quan sát cấu tạo khoang bụng, giới thiệu vị trí của dạ dày. GV yêu cầu Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Quan sát lát cắt từ ngoài vào trong của dạ dày hình 27-1 và trả lời câu hỏi sau: 1. Thành dạ dày gồm mấy lớp? Kể tên các lớp. 2. Lớp cơ có đặc điểm gì? Gồm mấy lớp? 3. Lớp niêm mạc có đặc điểm gì? HS nhận nhiệm vụ học tập Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát và suy luận, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên mời HS trình bày sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên tổ chức cho học sinh đánh giá, nhận xét câu trả lời của bạn. - Học sinh đánh giá, nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên đánh giá hoạt động học tập của học sinh HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu các hoạt động tiêu hoá ở dạ dày (25p) 1. Mục tiêu HS trình bày được các hoạt động tiêu hoá ở dạ dày, biết được hoạt động nào là chủ yếu. 2. Nội dung hoạt động HS quan sát thí nghiệm bữa ăn giả ở chó, hình động về sự phân cắt prôtein chuỗi dài thành chuối ngắn, clip về hoạt động tiêu hoá ở dạ dày. 3. Sản phẩm Hs nêu được các hoạt động tiêu hoá ở dạ dày: * Biến đổi lý học: - Sự tiết dịch vị: hoà loãng thức ăn - Sự co bóp của dạ dày: Ðảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị. * Biến đổi hoá học: Hoạt động của enzim pepsin làm phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axitamin. - HS nêu được ở dạ dày, biến đổi lý học là hoạt động chủ yếu. 4. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc thông tin về thí nghiệm của I. P. Paplop và thí nghiệm bữa ăn giả ở chó, trả lời các câu hỏi: + Khi nào dịch vị trong dạ dày được tiết ra? + Em hãy cho biết thành phần của dịch vị. - Gv tiếp tục cho HS quan sát hình động về sự tiết dịch vị, tác dụng phân cắt protein của dịch vị. Yêu cầu HS trả lời cây hỏi: + Enzin có trong dịch vị có tác dụng phân cắt loại thức ăn nào? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập (bảng 27) và rút ra các hoạt động tiêu hoá ở dạ dày. - GV cho HS xem đoạn clip về sự tiêu hoá ở dạ dày. - GV cho HS xem thông tin về hoạt động đóng mở môn vị, trả lời câu hỏi: + Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào? + Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào? + Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ? - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát thí nghiệm, hình để trả lời câu hỏi - Thảo luận nhóm hoàn thành PHT (bảng 27) Bước 3. Báo cáo, thảo luận Giáo viên mời đại diện HS trình bày sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên tổ chức cho học sinh đánh giá, nhận xét phần trả lời của bạn. - Học sinh đánh giá, nhận xét phần trả lời của bạn. - Giáo viên đánh giá hoạt động học tập của học sinh HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập (3p) 1. Mục tiêu HS nêu được cấu tạo dạ dày và các hoạt động tiêu hoá của dạ dày dựa vào sơ đồ tư duy. 2. Nội dung hoạt động Quan sát sơ đồ tư duy, hoàn thành các chỗ 1,2,3,4,5 trên sơ đồ. 3. Sản phẩm HS nêu được: 1- Lớp cơ; 2- Lớp niêm mạc; 3- Cơ vòng; 4- Biến đổi lý học; 5- Biến đổi hoá học. 4. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Cho HS quan sát sơ đồ tư duy, điền các thông tin còn trống ở các số 1,2,3,4,5 trên sơ đồ. Hs nhận nhiệm vụ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS quan sát và điền vào sơ đồ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận Gv mời Hs trình bày sản phẩm Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên tổ chức cho học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của bạn. - Học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của bạn. - Giáo viên đánh giá hoạt động học tập của học sinh HOẠT ĐỘNG 5: Vận dụng (4p) (Cho HS làm ở nhà) 1. Mục tiêu HS biết được một số nguyên nhân gây bệnh cho dạ dày, triệu chứng, tác hại và cách phòng bệnh. 2. Nội dung hoạt động HS sưu tầm tư liệu về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách phòng bệnh về dạ dày. 3. Sản phẩm Hiểu biết của HS về các bệnh dạ dày. 4. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm hình ảnh, tư liệu có liên quan về các bệnh của dạ dày. - HS nhận nhiệm vụ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Mỗi HS sưu tầm hình ảnh, tư liệu về các bệnh của dạ dày. Bước 3. Báo cáo, thảo luận Giáo viên nhận bài vào tiết học tiếp theo. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên đánh giá, nhận xét hoạt động học tập của học sinh. IV/ HỒ SƠ DẠY HỌC Phiếu học tập Bảng 27- Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày Biến đổi thức ăn ở dạ dày Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động Biến đổi lý học Biến đổi hoá học
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_bai_27_tieu_hoa_o_da_day_nguyen_thi_t.docx