Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 34+35, Bài 35: Ôn tập học kì I

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 34+35, Bài 35: Ôn tập học kì I

Câu 20: Nếu thực hiện hít vào gắng sức và thở ra gắng sức, hiện tượng gì sẽ xảy ra?

 A. Thở ra gắng sức sẽ thải lớp khí cặn bên trong phổi ra ngoài, hít vào gắng sức giúp lấy lớp khí cặn mới từ môi trường.

 B. Hít vào gắng sức lấy thêm một lượng dư khí gọi là khí bổ sung vào phổi, thở ra gắng sức thải lượng khí dự trữ trong phổi ra ngoài.

 C. Thở ra gắng sức và hít vào gắng sức giúp tăng lượng khí lưu thông gấp 2 lần lượng khí lưu thông bình thường.

 D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Giải thích: Hít vào gắng sức khiến phổi căng hết cỡ, chứa được một lượng khí bổ sung. Thở ra gắng sức là hoạt động thải lượng khí dự trữ và khí lưu thông trong phổi.

Câu 21: Đặc điểm nào của mũi không có chức năng làm ấm, ẩm, sạch không khí đưa vào phổi?

 A. Niêm mạc mũi có nhiều lông

 B. Niêm mạc mũi tiết chất nhày

 C. Mao mạch bên trong mũi dày đặc

 D. Đường dẫn khí của mũi thông với ống tiêu hóa

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

 

docx 17 trang Phương Dung 01/06/2022 2990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 34+35, Bài 35: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: /1 /2021
Tuần 17,18. Tiết 34,35 Lớp dạy: 8A4,8A5
BÀI 35: ÔN TẬP HỌC KÌ 1
I - Bài tập hệ thống hóa kiến thức
Bài tập 1 (trang 92 VBT Sinh học 8): Hãy điền các nội dung phù hợp vào bảng sau:
Trả lời:
Cấp độ tổ chức
Đặc điểm
Cấu tạo
Vai trò
Tế bào
- Màng sinh chất.
- Chất tế bào: Lưới nội chất, Ribôxôm, Ti thể, Bộ máy Gôngi, Trung thể.
- Nhân
Thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống.
Mô
Là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định. Gồm 4 loại:
- Mô biểu bì
- Mô liên kết
- Mô cơ
- Mô thần kinh
Tham gia cấu tạo nên các cơ quan:
- Mô biểu bì có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết.
- Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
- Mô cơ có chức năng co dãn.
- Mô thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trả lời các kích thích của môi trường.
Cơ quan
Được tạo nên bởi các mô khác nhau. Ví dụ: Da, thận, tim, gan 
Tham gia cấu tạo và thực hiện chức năng nhất định của hệ cơ quan.
Hệ cơ quan
Gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể, gồm:
- Hệ vận động
- Hệ tiêu hóa
- Hệ tuần hoàn
- Hệ hô hấp
- Hệ bài tiết
- Hệ thần kinh
Thực hiện các chức năng của cơ thể:
- Hệ vận động: Nâng đỡ, vận động cơ thể di chuyển
- Hệ tiêu hóa: Biến đổi và hấp thụ thức ăn
- Hệ tuần hoàn: Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất thải, O2 và CO2
- Hệ hô hấp: Trao đổi khí
- Hệ bài tiết: Bài tiết nước tiểu
- Hệ thần kinh: Điều khiển, điều hòa hoạt động của cơ thể
Bài tập 2 (trang 93 VBT Sinh học 8): Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Trả lời:
Hệ cơ quan thực hiện vận động
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng
Vai trò chung
Bộ xương
Gồm 3 phần:
- Xương đầu: xương sọ, xương mặt, xương hàm
- Xương thân: xương cột sống, xương ức, xương sườn
- Xương chi: xương tay, xương chân
Là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ.
Khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể
Hệ cơ
Hệ cơ gồm khoảng 600 cơ ở cơ thể người, có khả năng co dãn.
Tùy vào vị trí và chức năng mà cơ có nhiều hình dạng khác nhau, ví dụ: bắp cơ có hình thoi dài.
Co dãn giúp cơ thể vận động
Bài tập 3 (trang 93 VBT Sinh học 8): Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Trả lời:
Cơ quan
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng
Vai trò chung
Tim
Cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết, tạo thành 4 ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải, tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ – thất, van động mạch).
Bơm máu liên tục theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch
Giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong cơ thể, nước mô liên tục được đổi mới và bạch huyết được lưu thông
Hệ mạch
Bao gồm:
- Động mạch
- Tĩnh mạch
- Mao mạch
Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và ngược lại
Bài tập 4 (trang 94 VBT Sinh học 8): Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Trả lời:
Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp
Cơ chế
Vai trò
Riêng
Chung
Thở
Sự phối hợp hoạt động giữa lồng ngực và cơ quan hô hấp
Trao đổi không khí giữa phổi và môi trường ngoài
Cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 khỏi cơ thể do các tế bào thải ra
Trao đổi khí ở phổi
Là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.
Tăng nồng độ O2 và giảm CO2 trong máu
Trao đổi khí ở tế bào
Sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.
Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra
Bài tập 5 (trang 94 VBT Sinh học 8): Đánh dấu + vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Trả lời:
Thực hiện hoạt động
Loại chất
Cơ quan thực hiện
Khoang miệng
Thực quản
Dạ dày
Ruột non
Ruột già
Tiêu hóa
Gluxit
+
+
Lipit
+
Prôtêin
+
+
Hấp thụ
Đường
+
Axit béo và glixêrin
+
Axit amin
+
Bài tập 6 (trang 94 VBT Sinh học 8): Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Trả lời:
Các quá trình
Đặc điểm
Vai trò
Trao đổi chất
Ở cấp cơ thể
Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra.
Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào cơ thể
Ở cấp tế bào
Các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.
Chuyển hóa ở tế bào
Đồng hóa
Là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng.
Dị hóa
Là quá trình phân giải các chất phức tạp thành sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng.
II - Câu hỏi ôn tập
Câu hỏi 1 (trang 95 VBT Sinh học 8): Trong phạm vi các kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng các tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
Trả lời:
- Tế bào là đơn vị cấu trúc: Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ các tế bào.
Ví dụ: tế bào xương, tế bào cơ, tế bào biểu bì vách mạch máu, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào biểu bì ở niêm mạc dạ dày, các tế bào tuyến, 
- Tế bào là đơn vị chức năng: Các tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan.
Ví dụ :
+ Hoạt động của các tơ cơ trong tế bào giúp bắp cơ co, dãn.
+ Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim có bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch giúp hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất.
+ Các tế bào của hệ hô hấp thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
+ Các tế bào tuyến tiết dịch vào ống tiêu hóa của hệ tiêu hóa để biến đổi thức ăn về mặt hóa học.
Câu hỏi 2 (trang 96 VBT Sinh học 8): Hãy trình bày mối liên hệ về chức năng các hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa).
Trả lời:
Mối liên hệ của các hệ cơ quan:
Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.
+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
+ Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.
+ Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp hệ này trao đổi chất.
+ Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
Câu hỏi 3 (trang 96 VBT Sinh học 8): Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào?
Trả lời:
- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:
+ Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.
+ Mang các sản phẩm thải (CO2, nước tiểu và các chất độc) từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.
- Hệ hô hấp giúp tế bào trao đổi khí :
+ Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.
+ Thải CO2 ra khỏi cơ thể.
III.Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 35 (có đáp án): Ôn tập học kì I
Câu 1: Chức năng cơ bản của nơron thần kinh?
 A. Cấu tạo nên mô thần kinh và hạch thần kinh
 B. Dẫn truyền thông tin từ não bộ
 C. Cảm ứng và dẫn truyền
 D. Tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: C
Giải thích: Vì chức năng của nơron tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại bằng cách phát sinh xung thần kình và dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định (ly tâm hoặc hướng tâm).
Câu 2: Đâu là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất?
 A. Nhân tế bào
 B. Tập đoàn volvox (tập đoàn trùng roi xanh)
 C. Virus
 D. Tế bào
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: D
Giải thích: Vì tế bào là đơn vị sống nhỏ nhất có khả năng tồn tại độc lập, sinh trưởng và sinh sản tạo ra các thế hệ sau có đặc tính cơ bản giống chúng.
Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là phản xạ?
 A. Đi loạng choạng khi bị say rượu
 B. Quay đầu về phía có tiếng động lạ.
 C. Tế bào chết tự bong ra tạo thành lớp vảy mỏng trên da.
 D. Giật người về phía trước khi đang ngồi trên xe buýt phanh gấp.
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: B
Giải thích: Vì phản xạ là những phản ứng của cơ thể trả lời những kích thích của môi trường. Quay đầu là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích âm thanh từ môi trường.
Câu 4: Tế bào không thể sống sót nếu thiếu thành phần nào?
 A. Nhân
 B. Lưới nội chất
 C. Protein
 D. Tất cả các đáp án trên
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: D
Giải thích: Các thành phần trên đảm bảo cho tế bào hoạt động, sinh trưởng và sinh sản bình thường.
Câu 5: Thành phần của tế bào động vật bao gồm:
 A. Màng sinh chất, lục lạp, ribôxôm, bộ máy Gôngi, lưới nội chất, nhân
 B. Thành tế bào, màng sinh chất, ti thể, bộ máy Gôngi, lưới nội chất, nhân
 C. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể, bộ máy Gôngi, lưới nội chất, nhân
 D. Thành tế bào, không bào lớn, ti thể, ribôxôm, lưới nội chất, nhân
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: C
Giải thích: Tế bào động vật không có lục lạp và thành tế bào.
Câu 6: Vận động ở người được thực hiện nhờ sự phối hợp của các hệ cơ quan nào?
 A. Hệ cơ và bộ xương
 B. Hệ cơ, bộ xương, hệ thần kinh
 C. Hệ cơ, hệ thần kinh
 D. Bộ xương, hệ thần kinh
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: A
Giải thích: Các vận động được thực hiện dựa trên sự phối hợp của cơ và xương.
Câu 7: Vì sao người già thường gặp khó khăn khi cử động, thường bị đau các khớp?
 A. Sụn đầu xương hóa cốt nhiều nên khó cử động.
 B. Bao chứa dịch khớp ở người già thường bị thoái hóa, ngày càng khô và xẹp đi khiến hai sụn đầu xương va chạm vào nhau khi cử động.
 C. Sụn đầu khớp ở người già ngày càng mỏng đi, không bao lấy đầu xương khiến xương cử động kém linh hoạt.
 D. Ở người già, một số khớp động có xu hướng trở thành khớp bất động.
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: B
Giải thích: Ở người già bao dịch khớp ngày càng khô, lượng dịch không đủ để giữ cho 2 đầu sụn hoạt động linh hoạt. Sụn va chạm vào nhau và chèn vào dây thần kinh gây ra cảm giác đau nhức.
Câu 8: Tại sao trẻ em có thể cao lên rất nhanh còn người lớn thì không?
 A. Ở trẻ em tế bào tăng sinh kích thước khiến xương to ra và dài ra trong khi tế bào xương ở người lớn đã đạt đến kích thước tối đa.
 B. Ở trẻ em sụn chưa hóa xương nên xương có thể phát triển to ra và dài ra; ở người lớn sụn đã hóa xương nên xương bị cố định kích thước.
 C. Trong cấu trúc xương của trẻ em chứa đầy tủy sống, tủy sống sinh ra tế bào xương khiến xương phát triển.
 D. Trong cấu trúc xương của người trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương.
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: D
Giải thích: Tế bào xương ở trẻ em phân chia nhanh và sụn tăng trưởng có khả năng hóa xương nên trẻ em thường phát triển chiều cao nhanh.
Câu 9: Khi bị mỏi cơ nên làm gì để giúp cơ hồi phục nhanh?
 A. Để yên, không hoạt động ở vùng cơ bị mỏi nữa.
 B. Hít sâu tích cực để lấy càng nhiều ôxi càng tốt.
 C. Hoạt động mạnh để máu tuần hoàn đến vùng cơ mỏi nhanh hơn, cung cấp nhiều ôxi hơn.
 D. Thả lỏng vùng cơ bị mỏi với các bài tập vận động nhẹ, xoa bóp cơ.
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: D
Giải thích: Bài tập vận động nhẹ và xoa bóp cơ giúp tăng tuần hoàn máu trực tiếp ở vùng cơ bị mỏi giúp loại bỏ các chất thải đi và cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ chóng hồi phục.
Câu 10: Cho các nội dung sau:
1. Hộp sọ của người gồm 8 xương ghép lại.
2. Xương bàn chân người tiến hóa vận động linh hoạt có thể cầm nắm.
3. Người là động vật duy nhất có cơ mặt.
4. Ngón cái của bàn tay người hoạt động linh hoạt nhất.
5. Mỏi cơ là do axit lactic tích tụ trong hệ cơ.
6. Cơ chân ở người là cơ khỏe nhất.
Những nội dung nào mang thông tin chính xác?
 A. 1, 4, 5
 B. 2, 3, 6
 C. 3, 4, 6
 D. 1, 2, 5
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: A
Giải thích: Xương bàn chân tiến hóa chủ yếu để đứng và đi lại, không phải linh hoạt để cầm nắm; Các loài thú khác đều có cơ mặt; Cơ tim ở người là cơ khỏe nhất.
Câu 11: Tế bào nào sau đây không có nhân?
 A. Tiểu cầu
 B. Bạch cầu
 C. Hồng cầu
 D. Tế bào limphô
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: C
Giải thích: Tế bào hồng cầu chuyên hóa để vận chuyển chất dinh dưỡng. Chúng khuyết nhân và lõm 2 bên, hình đĩa.
Câu 12: Nhưng thành phần nào tham gia vào phản ứng đông máu?
 A. Tiểu cầu, huyết tương
 B. Tiểu cầu, hồng cầu
 C. Tiểu cầu, bạch cầu
 D. Chất tơ máu, huyết tương
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: A
Giải thích: Huyết tương chứa chất sinh tơ máu và các ion, tiểu cầu khi bị vỡ sẽ giải phóng enzim xúc tác chất sinh tơ máu thành tơ máu giữ các tế bào máu lại.
Câu 13: Vì sao bác sĩ khuyên ngoài 30 tuổi không nên ăn nội tạng động vật để tránh xơ vữa động mạch?
 A. Vì trong nội tạng động vật có chứa nhiều canxi.
 B. Vì trong nội tạng động vật có chứa nhiều côlesterôn.
 C. Vì trong nội tạng động vật có chứa nhiều protein – chất đạm.
 D. Tất cả các đáp án trên
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: B
Giải thích: Côlesterôn có hàm lượng cao trong nội tạng động vật dẫn đến nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch.
Câu 14: Máu trong các bộ phận nào dưới đây là máu chứa CO2?
 A. Tĩnh mạch, mao mạch, tâm thất phải
 B. Tĩnh mạch, tâm thất phải, tâm thất trái
 C. Tĩnh mạch, tâm thất phải, tâm nhĩ phải
 D. Tĩnh mạch, mao mạch, tâm thất trái
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: C
Giải thích: Máu sau khi trao đổi chất ở mao mạch chứa đầy cacbonic CO2 đổ vào tĩnh mạch, trở về tâm nhĩ phải, bơm xuống tâm thất phải rồi được đẩy đi đến phổi để trao đổi.
Câu 15: Ở các vùng bị viêm thường xuất hiện dịch màu trắng, vàng, sau đó khô thành vảy. Bản chất chất dịch đó là gì?
 A. Xác tiểu cầu, xác đại thực bào
 B. Xác bạch cầu, xác vi khuẩn
 C. Các thành phần trong huyết tương
 D. Xác kháng thể, kháng nguyên
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: B
Giải thích: Ở những vùng viêm, bạch cầu đến thực bào vi khuẩn sau đó tự chết, để lại xác tế bào ở ổ viêm, đóng thành vảy.
Câu 16: Miễn dịch nào dưới đây không phải miễn dịch tự nhiên?
 A. Miễn dịch được nhận từ mẹ (mẹ truyền kháng thể cho con khi mang thai)
 B. Miễn dịch được tạo từ tiêm vacxin
 C. Miễn dịch được tạo từ việc đã bị nhiễm bệnh đó trong quá khứ
 D. Miễn dịch được tạo do cơ thể ngẫu nhiên tiếp xúc với nguồn kháng thể
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: B
Giải thích: vacxin là chế phẩm chứa kháng thể nhân tạo do con người tổng hợp hoặc tách chiết được.
Câu 17: Những yếu tố nào tham gia vào việc bơm máu đi nuôi cơ thể?
 A. Lực co bóp của tim, huyết áp, hoạt động của cơ.
 B. Lực co bóp của tim, trọng lực, nhiệt độ môi trường.
 C. Huyết áp, trọng lực, nhiệt độ môi trường.
 D. Hoạt động của cơ, huyết áp, dịch bào tương.
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: A
Giải thích: Nhờ lực co bóp của tim kết hợp hoạt động co dãn lòng mạch máu và chênh lệch huyết áp mà máu được đẩy đi khắp cơ thể.
Câu 18: Cơ quan nào không thuộc đường dẫn khí?
 A. Mũi
 B. Thanh quản
 C. Phổi
 D. Phế quản
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: C
Giải thích: Phổi là một bộ phận của cơ quan hô hấp, cùng với đường dẫn khí tạo thành hệ cơ quan hô hấp.
Câu 19: Tại sao hầu như các em bé sinh ra đều có phản xạ khóc?
 A. Vì lồng ngực trẻ em khi mới sinh chưa có không khí, khóc là hoạt động hít vào nhưng lấy không khí rất chậm để trẻ thích nghi dần với hô hấp trong môi trường mới.
 B. Vì lồng ngực trẻ em khi mới sinh đã chứa không khí, khóc là hoạt động thở ra giúp chúng thải ra khí cũ trong phổi và lấy khí mới từ môi trường.
 C. Vì môi trường thay đổi đột ngột khiến hệ hô hấp trẻ em chưa thích nghi được nên hoạt động không đồng nhất khiến đứa trẻ khóc.
 D. Vì lồng ngực trẻ em khi mới sinh chưa có không khí, khóc là hoạt động hít vào lấy được nhiều không khí để làm căng phổi giúp chúng bắt đầu tự hô hấp.
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: D
Giải thích: Phổi của trẻ em ban đầu chưa có khí, vì vậy cần khí để hình thành lá phổi và lớp khí cặn để trẻ tự hô hấp. Khóc giúp lấy vào được một lượng khí lớn cho quá trình đó nên hầu hết các trẻ em mới sinh đều có phản xạ khóc.
Câu 20: Nếu thực hiện hít vào gắng sức và thở ra gắng sức, hiện tượng gì sẽ xảy ra?
 A. Thở ra gắng sức sẽ thải lớp khí cặn bên trong phổi ra ngoài, hít vào gắng sức giúp lấy lớp khí cặn mới từ môi trường.
 B. Hít vào gắng sức lấy thêm một lượng dư khí gọi là khí bổ sung vào phổi, thở ra gắng sức thải lượng khí dự trữ trong phổi ra ngoài.
 C. Thở ra gắng sức và hít vào gắng sức giúp tăng lượng khí lưu thông gấp 2 lần lượng khí lưu thông bình thường.
 D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: B
Giải thích: Hít vào gắng sức khiến phổi căng hết cỡ, chứa được một lượng khí bổ sung. Thở ra gắng sức là hoạt động thải lượng khí dự trữ và khí lưu thông trong phổi.
Câu 21: Đặc điểm nào của mũi không có chức năng làm ấm, ẩm, sạch không khí đưa vào phổi?
 A. Niêm mạc mũi có nhiều lông
 B. Niêm mạc mũi tiết chất nhày
 C. Mao mạch bên trong mũi dày đặc
 D. Đường dẫn khí của mũi thông với ống tiêu hóa
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: D
Giải thích: Lông giúp giữ chất bẩn, chất nhày làm ẩm và mao mạch máu làm ấm không khí trước khi đi vào phổi
Câu 22: Tuyến nào sau đây không phải tuyến tiêu hóa
 A. Tuyến nước bọt
 B. Tuyến mật
 C. Tuyến tụy
 D. Tuyến tiết niệu
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: D
Giải thích: tuyến tiết niệu không thuộc hệ cơ quan tiêu hóa.
Câu 23: Tại sao bị sâu răng?
 A. Do hoạt động mạnh mẽ của các vi khuẩn trong các mảng bám thức ăn trong khoang miệng.
 B. Do không đánh răng thường xuyên.
 C. Do có sâu trong miệng.
 D. Do tế bào răng bị mòn đi vì hoạt động nhai.
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: A
Giải thích: Mảng bám thức ăn là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn khoang miệng hoạt động tạo ra các vết đen trên răng là sâu răng.
Câu 24: Vì sao có trường hợp bị sặc lên mũi?
 A. Do nắp thanh quản chắn ngang ống dẫn xuống thực quản nên thức ăn bị đẩy toàn bộ lên mũi.
 B. Do nắp thanh quản không đóng kín lỗ khí quản nên thức ăn bị đẩy lên mũi.
 C. Do sự co bóp bất thường của thực quản sau khi nuốt đẩy thức ăn ngược lên mũi.
 D. Do ống tiêu hóa dẫn xuống dạ dày bị tắc nên thức ăn bị nghẹn ở phần trên ống tiêu hóa, đẩy lên mũi.
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: B
Giải thích: Khi nuốt nắp thanh quản nâng lên đóng kín lỗ thông với mũi, nếu nắp này đóng không chặt, khi nuốt thức ăn sẽ bị đẩy mũi gây sặc.
Câu 25: Enzim trong nước bọt phân giải cơ chất gì?
 A. Protein
 B. Đường đôi
 C. Tinh bột
 D. Glucôzơ
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: C
Giải thích: Enzim trong nước bọt phân giải tinh bột thành đường đôi.
Câu 26: Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày là?
 A. Ăn quá nhiều nên dạ dày phải tiết nhiều axít để tiêu hóa.
 B. Dịch dạ dày tăng tiết quá nhiều dẫn đến mất cân bằng hệ dịch, phá hủy niêm mạc dạ dày.
 C. Virus xâm nhập phá hủy tế bào niêm mạc dạ dày.
 D. Niêm mạc dạ dày của những người bị loét dạ dày bẩm sinh mỏng hơn người bình thường nên dễ bị loét.
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: B
Giải thích: Dịch dạ dày tiết ra nhiều khiến lớp nhày không bảo vệ được tế bào niêm mạc dạ dày dẫn đến bị tổn thương.
Câu 27: Thành tâm thất trái có cấu trúc dày hơn thành tâm thất phải. Cấu tạo đó phù hợp với chức năng gì?
 A. Để tăng lực đẩy máu đi.
 B. Để tăng sức bền của tim.
 C. Giảm thể tích chứa máu trong tâm thất.
 D. Giúp thực hiện hoạt động co bóp chậm.
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: A
Giải thích: Tâm thất trái co bóp đẩy máu đi vào vòng tuần hoàn lớn nuôi cơ thể. Thành tim dày hơn nên khi co bóp tạo ra lực mạnh hơn đảm bảo máu được đưa đến các bộ phận xa.
Câu 28: Khi có các triệu chứng da khô, dễ bong vảy, chảy máu chân răng, vết thương chậm liền da, tóc dễ rụng và khô thì nên bổ sung vitamin gì?
 A. Vitamin A
 B. Vitamin B
 C. Vitamin C
 D. Vitamin D
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: C
Giải thích: Những dấu hiệu bên trên là biểu hiện của bệnh thiếu vitamin C
Câu 29: Theo các nghiên cứu khoa học, chuối chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất, đặc biệt là kali. Vì sao ăn chuối tốt cho hệ tiêu hóa?
 A. Chất xơ trong chuối giúp vận chuyển chất thải ra ngoài dễ dàng hơn.
 B. Vitamin trong chuối giúp kích thích tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn.
 C. Kali trong chuối gắn vào enzim giúp chúng phân giải thức ăn trong dạ dày.
 D. Chất xơ giúp ruột non dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn.
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: A
Giải thích: Chất xơ làm điều hòa nhu động ruột, dịu đường tiêu hóa để vận chuyển chất thải dễ dàng hơn.
Câu 30: Đâu không phải là cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thề?
 A. Tay chân trở lên tím ngắt khi lạnh
 B. Toát mồ hôi khi nóng
 C. Nổi da gà khi lạnh
 D. Run rẩy khi lạnh
Hiển thị đáp án
Chọn đáp án: A
Giải thích: Hiện tượng tím chân tay là do nhiệt độ quá lạnh, cơ thể không kịp làm ấm nên mạch máu bị co, tụ máu ở một vùng gây ra tím da.
Một số câu hỏi bổ sung:
Câu 1. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?
A.Bóng đái 
B. Phổi
C. Thận 
 D. Dạ dày
Câu 2. Máu được xếp vào loại mô gì ?
A. Mô thần kinh
B. Mô cơ
C. Mô liên kết
D. Mô biểu bì
Câu 3. Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu ?
A. Bán cầu đại não
B. Tủy sống
C. Tiểu não
D. Trụ giữa
Câu 4. Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây ?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốp
C. Sụn bọc đầu xương
D. Màng xương
Câu 5. Ở người già, trong khoang xương có chứa gì ?
A.Máu 
 B. Mỡ
C. Tủy đỏ 
 D. Nước mô
Câu 6. Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là
A. co và dãn.
B. gấp và duỗi.
C. phồng và xẹp.
D. kéo và đẩy.
Câu 7. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào ?
A. Axit axêtic
B. Axit malic
C.Axit acrylic
D. Axit lactic
Câu 8. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ?
A.N2 
 B. CO2
C. O2 
 D. CO
Câu 9. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ?
A. Miễn dịch tự nhiên
B. Miễn dịch nhân tạo
C. Miễn dịch tập nhiễm
D. Miễn dịch bẩm sinh
Câu 10. Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ?
A. AB
B. O
C. B
D. Tất cả các phương án 
Câu 11. Tĩnh mạch phổi đổ máu trực tiếp vào ngăn tim nào ?
A. Tâm thất phải
B. Tâm nhĩ trái
C. Tâm nhĩ phải
D. Tâm thất trái
Câu 12. Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu ?
A.0,3 giây 
B. 0,4 giây
C. 0,5 giây 
D. 0,1 giây
Câu 13. Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi
A. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 140 mmHg.
B. huyết áp tối thiểu 120 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.
C. huyết áp tối thiểu 100 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.
D. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 120 mmHg.
Câu 14. Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ?
A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic
B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi
C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic
D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ
Câu 15. Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ?
A. Khí nitơ
B. Khí cacbônic
C. Khí ôxi
D. Khí hiđrô
Câu 16. Trong nước bọt có chứa loại enzim nào ?
A.Lipaza 
B. Mantaza
C. Amilaza 
 D. Prôtêaza
Câu 17. Loại dịch nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non ?
A.Dịch tuỵ 
B. Dịch ruột
C. Dịch mật 
D. Dịch vị
Câu 18. Trong ống tiêu hoá của người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng thuộc về bộ phận nào ?
A.Dạ dày 
B. Ruột non
C. Ruột già 
D. Thực quản
Câu 19. Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp ?
A. Nước tiểu
B. Mồ hôi
C. Khí ôxi
D. Khí cacbônic
Câu 20. Nguyên liệu đầu vào của hệ tiêu hoá bao gồm những gì ?
A. Thức ăn, nước, muối khoáng
B. Ôxi, thức ăn, muối khoáng
C. Vitamin, muối khoáng, nước
D. Nước, thức ăn, ôxi, muối khoáng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_3435_bai_35_on_tap_hoc_ki_i.docx