Giáo án Thể dục Lớp 8 - Tiết 25: Đá cầu
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: HS biết cách thực hiện các động tác bổ trợ kĩ thuật đá cầu, tâng cầu các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân)
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động quan sát GV thị phạm, hướng dẫn động tác phục vụ bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác chia sẻ để trình bày thông tin về động tác và biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Học sinh biết chọn vị trí, vệ sinh sân tập luyện.
- Năng lực vận động cơ bản: Học sinh thực hiện được các động tác bổ trợ kĩ thuật đá cầu, tâng cầu các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân)
- Năng lực hoạt động TDTT: Học sinh tham gia tập luyện, trò chơi có trách nhiệm.
Soạn ngày : 27/11/2021 Giảng ngày: 29/11-4/12/2021 CHỦ ĐỀ 6: TIẾT 25 – ĐÁ CẦU I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: HS biết cách thực hiện các động tác bổ trợ kĩ thuật đá cầu, tâng cầu các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân) 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động quan sát GV thị phạm, hướng dẫn động tác phục vụ bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác chia sẻ để trình bày thông tin về động tác và biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS thực hiện được các nhiệm vụ học tập. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực chăm sóc sức khỏe: Học sinh biết chọn vị trí, vệ sinh sân tập luyện. - Năng lực vận động cơ bản: Học sinh thực hiện được các động tác bổ trợ kĩ thuật đá cầu, tâng cầu các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân) - Năng lực hoạt động TDTT: Học sinh tham gia tập luyện, trò chơi có trách nhiệm. 3. Phẩm chất: - Trung thực: HS tự giác tham gia các hoạt động và hoàn thiện nhiệm vụ vận động. - Chăm chỉ: Học sinh chủ động tích cực hoàn thành lượng vận động của bài tập. - Trách nhiệm, nhân ái: HS có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và biết giúp đỡ bạn tập luyện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Đối với giáo viên: Còi. Cầu. 2. Đối với học sinh: Vệ sinh sân bãi , mỗi học sinh một quả cầu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. Nội dung ĐL Hoạt động dạy học Hoạt động GV Hoạt động HS A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU. 1. Nhận lớp, kiểm tra sức khoẻ học sinh. 2. Khởi động: + Chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân trường. + Xoay các khớp. + Ép dọc, ép ngang. + Tập các động tác bổ trợ: Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, đá cao gót, đá lăng trước. 3. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu các động tác bổ trợ đá cầu lớp 6,7 em đã học *Sản phẩm: Chuyển trạng thái cơ thể từ hđ tĩnh sang trạng thái hoạt động vận động. 6 - 8p - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học. - Hỏi thăm sức khỏe của HS và trang phục tập luyện. - GV di chuyển và quan sát, hướng dẫn cho HS thực hiện khởi động. GV gọi 1- 2HS lên kiểm tra. GV nhận xét, đánh giá cho điểm. - Cán sự: Điểm số và báo cáo sĩ số tình hình lớp học cho giáo viên. - Cán sự lớp điều hành khởi động. HS trả lời. HS khác nhận xét chia sẻ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. * Giới thiệu nội dung nôi bài học . 1. Tập các động tác bổ trợ: Tại chỗ đá má trong má ngoài. + Học: Kĩ thuật di chuyển ngang. + TTCB: Hai chân rộng bằng vai, khuỵu gối, thân người hơi ngả về trước, mắt nhìn thẳng Có thể đứng hai chân ngang nhau + Kĩ thuật di chuyển ngang bước chéo: + Di chuyển sang phải: Từ TTCB (hai chân rộng bằng vai), chân trái bước chéo trước sang phải, sau đó chân phải đạp mạnh và đưa sang phải, hai tay co tự nhiên, mắt nhìn thẳng (H.4). + Di chuyển sang trái thực hiện ngược lại. - Kĩ thuật di chuyển ngang bước trượt: + Di chuyển sang trái: Từ TTCB, hai chân cùng nhún và bật nhẹ, trượt trên mặt sân sang bên trái cho tới vị trí thích hợp, hai tay co tự nhiên để giữ thăng bằng, mắt nhìn hướng cầu (H.5). + Di chuyển sang phải thực hiện ngược lại. 2. Tâng cầu các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân) * Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức. HS biết cách thưc hiện di chuyển ngang, tâng cầu bằng các điểm chạm. 10p GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. – GV thị phạm, phân tích kĩ thuật di chuyển ngang theo trình tự: + Thị phạm toàn bộ kĩ thuật hai lần, tạo cảm giác trực quan cho HS về kĩ thuật động tác. – GV tổ chức tập luyện: + GV cho HS thực hiện theo hàng ngang các kĩ thuật di chuyển. Tâng cầu cá nhân - GV lưu ý một số lỗi sai HS thường mắc: + Trọng tâm không ổn định + Sai hướng quan sát. + Gò bó khi di chuyển. HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS lắng nghe GV hướng dẫn về động tác. - Quan sát giáo viên thị phạm. - Lĩnh hội kiến thức từ hình ảnh trựcquan - Hình thành khái niệm động tác và từng bước hoàn thành kĩ thuật. - HS thực hiện theo còi của GV. - HS chủ động tự tâng cầu cá nhân bằng các điểm chạm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. 1. Luyện tập các động tác bổ trợ và tâng cầu các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân) - Luyện tập: Kĩ thuật di chuyển ngang. + Kĩ thuật di chuyển ngang bước chéo: + Kĩ thuật di chuyển ngang bước trượt: + Di chuyển ngang bước chéo theo đường kẻ sẵn - Luyện tập: Kĩ thuật tâng cầu bằng các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân) *Sản phẩm: HS thực hiện được kĩ thuật di chuyển ngang và tâng cầu bằng các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân) Trò chơi: “Tâng cầu tiếp sức”. + Chuẩn bị: Chia học sinh trong lớp thành các đội, đứng hàng dọc sau vạch xuất phát. + Cách chơi: Các thành viên của mỗi đội luân phiên chạy nhanh tới ô tròn nhặt cầu và tâng cầu bằng đùi một lần, sau đó chạy về chạm tay vào người tiếp theo. Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng cuộc 15- 20p GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV phổ biến nội dung và yêu cầu luyện tập. - GV hướng dẫn HS Tập luyện theo cá nhân, cặp đôi và theo nhóm. - Quan sát, đánh giá, chỉ dẫn học sinh tập luyện. - Sửa sai cho học sinh. - GV hướng dẫn HS tập luyện theo cá nhân, cặp đôi và theo nhóm. - Quan sát, đánh giá, chỉ dẫn học sinh tập luyện. - Sửa sai cho học sinh. GV hướng dẫn HS cách chơi và giao nhiệm vụ cho HS làm trọng tài. HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS lắng nghe - Tập luyện theo cá nhân - Tập luyện theo cặp đôi - Tập luyện theo nhóm HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. - Đội hình chơi trò chơi. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. *Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. - HS sử dụng các bài tập đã học để luyện tập ở nhà, trong giờ ra chơi. - Tự luyện tập các động tác di chuyển đã học ở nhà. - Luyện tập tâng cầu bằng đùi, bằng mu, má trong má ngoài - Tập luyên đá cầu ở nhà có tác dụng gì? *Sản phẩm: HS hiểu biết vận dụng các bài tập ngoài giờ, ở nhà... 4-5p GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn học sinh vận dụng bài tập đã học vào thực tiễn. + Chơi các trò chơi đã học trong giờ ra chơi hoặc tại công viên lúc ngoài giờ lên lớp. + Luyên tập các động tác thể dục cùng bạn trong giờ ra chơi hoặc ở nhà. - Đặt câu hỏi? HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS lĩnh hội kiến thức từ giáo viên. - Tự luyện tập ở nhà và trong giời ra chơi. - HS trả lời câu hỏi. E. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC. 1. Hồi tĩnh: Thực hiện các động tác thả lỏng. 2. Nhận xét về các hoạt động học tập và giao nhiệm vụ học tập về nhà. Chuẩn bị cầu tiết sau học đá cầu. 3. Xuống lớp. 4-5p - Hướng dẫn học sinh thả lỏng - Nhận xét đánh giá, nhắc nhở dặn dò. - HS thả lỏng tích cực, chú ý lắng nghe nhiệm vụ được giao. Soạn ngày : 27/11/2021 Giảng ngày: 29/11-4/12/2021 CHỦ ĐỀ 6: TIẾT 26 – ĐÁ CẦU I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: HS biết cách thực hiện các động tác bổ trợ kĩ thuật đá cầu, tâng cầu các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân) 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động quan sát GV hướng dẫn động tác phục vụ bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác chia sẻ để trình bày thông tin về động tác và biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS thực hiện được các nhiệm vụ học tập. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực chăm sóc sức khỏe: Học sinh biết chọn vị trí, vệ sinh sân tập luyện. - Năng lực vận động cơ bản: Học sinh thực hiện được các động tác bổ trợ kĩ thuật đá cầu, tâng cầu các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân) - Năng lực hoạt động TDTT: Học sinh tham gia tập luyện, trò chơi có trách nhiệm. 3. Phẩm chất: - Trung thực: HS tự giác tham gia các hoạt động và hoàn thiện nhiệm vụ vận động. - Chăm chỉ: Học sinh chủ động tích cực hoàn thành lượng vận động của bài tập. - Trách nhiệm, nhân ái: HS có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và biết giúp đỡ bạn tập luyện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Đối với giáo viên: Còi. Cầu. 2. Đối với học sinh: Vệ sinh sân bãi , mỗi học sinh một quả cầu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. Nội dung ĐL Hoạt động dạy học Hoạt động GV Hoạt động HS A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU. 1. Nhận lớp, kiểm tra sức khoẻ học sinh. 2. Khởi động: + Chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân trường. + Xoay các khớp. + Ép dọc, ép ngang. + Tập các động tác bổ trợ: Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, đá cao gót, đá lăng trước. Đá má trong má ngoài. 3. Kiểm tra bài cũ: Em hãy thực hiện động tác bổ trợ di chuyển ngang, di chuyển chéo. *Sản phẩm: Chuyển trạng thái cơ thể từ hđ tĩnh sang trạng thái hoạt động vận động. 6 - 8p - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học. - Hỏi thăm sức khỏe của HS và trang phục tập luyện. - GV di chuyển và quan sát, hướng dẫn cho HS thực hiện khởi động. GV gọi 1- 2HS lên kiểm tra. GV nhận xét đánh giá, xếp loại. - Cán sự: Điểm số và báo cáo sĩ số tình hình lớp học cho giáo viên. - Cán sự lớp điều hành khởi động. HS thực hiện, HS khác nhận xét chia sẻ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. * Nhắc lại các nội dung nôi bài học 1. Tập các động tác bổ trợ: : Kĩ thuật di chuyển ngang bước chéo, di chuyển ngang bước trượt. 2. Tâng cầu các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân) * Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức. HS biết cách thưc hiện di chuyển ngang, tâng cầu bằng các điểm chạm. 4-5p GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Nhắc lại kĩ thuật động tác - Cho HS thực hiện đồng loạt - GV quan sát nhắc nhỡ HS sai lầm thường mắc HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS lắng nghe GV nhắc lại kĩ thuật động tác. - Lĩnh hội kiến thức từ hình ảnh trục quan - Củng cố hình ảnh kiến thức động tác và từng bước hoàn thành kĩ thuật. - HS thực hiện theo còi của GV. Đội hình luyện tập đồng loạt. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. 1. Luyện tập các động tác bổ trợ và tâng cầu các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân) - Luyện tập: Kĩ thuật di chuyển ngang. + Kĩ thuật di chuyển ngang bước chéo: + Kĩ thuật di chuyển ngang bước trượt: + Di chuyển ngang bước chéo theo đường kẻ sẵn - Luyện tập: Kĩ thuật tâng cầu bằng các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân) *Sản phẩm: HS thực hiện được kĩ thuật di chuyển ngang và tâng cầu bằng các điểm chạm ( bằng đùi, má trong má ngoài, mu bàn chân) Trò chơi: “Thi tâng cầu ai nhiều nhất Cách chơi: GV cho HS thi tâng cầu đồng loạt xem ai tâng được nhiều nhất. ( Tâng cầu theo 3- 4 đợt) 15- 20p GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV phổ biến nội dung và yêu cầu luyện tập. - Quan sát, đánh giá, chỉ dẫn học sinh tập luyện. - Sửa sai cho học sinh. - GV hướng dẫn HS tập luyện theo cá nhân, cặp đôi và theo nhóm. - Quan sát, đánh giá, chỉ dẫn học sinh tập luyện. - Sửa sai cho học sinh. GV nêu yêu cầu trò chơi và giao nhiệm vụ cho HS làm trọng tài. HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS lắng nghe - Tập luyện theo cá nhân - Tập luyện theo cặp đôi - Tập luyện theo nhóm - HS chơi trò chơi theo yêu cầu của giáo viên. - HS nào tâng được số lần chạm nhiều nhất là thắng cuộc. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. *Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. - HS sử dụng các bài tập đã học để luyện tập ở nhà, trong giờ ra chơi. - Tự luyện tập các động tác di chuyển đã học ở nhà. - Luyện tập tâng cầu bằng đùi, bằng mu, má trong má ngoài Khi tâng cầu nếu sử dụng tay đỡ cầu thì có phạm lỗi không? *Sản phẩm: HS hiểu biết vận dụng các bài tập ngoài giờ, ở nhà... 4-5p GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn học sinh vận dụng bài tập đã học vào thực tiễn. + Chơi các trò chơi đã học trong giờ ra chơi hoặc tại công viên lúc ngoài giờ lên lớp. + Luyên tập các động tác thể dục cùng bạn trong giờ ra chơi hoặc ở nhà. HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS lĩnh hội kiến thức từ giáo viên. - Tự luyện tập ở nhà và trong giời ra chơi. - HS trả lời câu hỏi. E. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC. 1. Hồi tĩnh: Thực hiện các động tác thả lỏng. 2. Nhận xét về các hoạt động học tập và giao nhiệm vụ học tập về nhà. Chuẩn bị cầu tiết sau học đá cầu. 3. Xuống lớp. 4-5p - Hướng dẫn học sinh thả lỏng - Nhận xét đánh giá, nhắc nhở dặn dò. - HS thả lỏng tích cực, chú ý lắng nghe nhiệm vụ được giao.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_the_duc_lop_8_tiet_25_da_cau.docx