Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình học kì 2
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.
* Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
* Ví dụ khi sử dụng các máy cơ đơn giản không được lợi về công, chẳng hạn như:
- Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi. Không cho lợi về công.
- Dùng mặt phẳng nghiêng để di chuyển vật lên cao hay xuống thấp, nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. công thực hiện để di chuyển vật không thay đổi.
2. Kĩ năng:
Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc.
3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác.
4. Các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh:
- Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, dự đoán, suy luận lý thuyết, phân tích.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- 1 thưước có GHĐ: 30cm; ĐCNN: 1mm - 1 giá đỡ
- 1 thanh nằm ngang - 1 ròng rọc
- 1 quả nặng 100 - 200N - 1 lực kế 2.5N - 5N
- 1 dây kéo
2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, nghiên cứu bài mới.
Mỗi nhóm: 1 thưước có GHĐ: 30cm; ĐCNN: 1mm, 1 dây kéo
III. Các hoạt động dạy học trên lớp.
1. Kiểm tra:
* Sĩ số:.
* Bài cũ:
Công cơ học phụ thuộc vào mấy yếu tố? Viết công thức tính công thức tính công cơ học. Nêu tên và đơn vị các đại lưượng có trong công thức.
Ngày giảng:.................. Tiết 19 Bài 13. CÔNG CƠ HỌC I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công. - Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công. - Biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của tắc đường, do đường giao thông đi lại khó khăn. 2. Kĩ năng: - Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển rời của vật. 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, kiên trì trong làm việc. Có ý thức tìm các giải pháp khắc phục tình trạng tắc đường và cải thiện chất lượng đường giao thông. 4. Các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh: - Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm. - Năng lực: giải quyết vấn đề, dự đoán, suy luận lý thuyết, phân tích. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: 2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập III. Các hoạt động dạy học trên lớp. 1. Kiểm tra: * Sĩ số:............................ * Bài cũ: Không 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. Mục tiêu: Tạo sự hứng thứ, tò cho HS, bước đầu tiếp cận với kiến thức công cơ học. GV: Chiếu một số hình ảnh như phần đầu của SGK: Người nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà, em HS ngồi học bài ...đều đang thưc hiện công. HS: Quan sát và nhận xét đặc điểm của các công đó. GV: Giới thiệu vậy trong các công đó công nào là công cơ học => Bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào có công cơ học. Mục tiêu: HS nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công. HS xác định được điều kiện để có công cơ học, và công cơ học phụ thuộc vào các yếu tố nào. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, + Trường hợp lực do con bò kéo đó thực hiện một công cơ học. + Trường hợp lực của người lực sĩ đỡ quả tạ đó không thực hiện được một công cơ học nào. GV: Yêu cầu suy nghĩ để trả lời C1 HS: Trả lời câu C1 GV: Trường hợp có công cơ học có đặc điểm chung gì? Khác gì so với các trường hợp không có công cơ học? HS: Trả lời GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2 HS: Trả lời câu C2 GV: Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? HS: Trả lời GV: Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: - Lực tác dụng - Quãng đường di chuyển * Tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường. GV: Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của tắc đường, do đường giao thông đi lại khó khăn. GV: Hãy tìm các giải pháp khắc phục tình trạng trên. HS: Trả lời I. Khi nào có công cơ học? 1. Nhận xét: C1. Có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời. 2. Kết luận: C2. - Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm làm cho vật chuyển dời. - Công cơ học là công của lực (khi có một vật tác dụng lực và lực này sinh công thì ta có thể nói công đó là công của vật) - Công cơ học thường được gọi tắt là công. * Tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường. - Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không dịch chuyển thì không có công cơ học nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng. Trong giao thông vận tải, đường đi gồ ghề làm cho các phương tiện giao thông đi lại khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn mật độ tham gia giao thông nhiều làm tắc nghẽn đường đi các phương tiện giao thông cơ giới phải tiêu tốn năng lượng vô ích và xả khói ra môi trường làm ô nhiễm môi trường. - Biện pháp: Cải thiện chất lượng đường giao thông, giảm ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Hoạt động: Tìm hiểu công thức tính công cơ học. Mục tiêu: Viết được công thức tính công cơ học. Nêu được đơn vị đo công. Vận dụng công thức tính công cơ học. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK để nêu công thức tính công cơ học. Nêu tên và giải thích các đại lượng có trong công thức. Đơn vị của các đại lượng. Khi áp dụng công thức tính công cơ học ta cần chú ý gì? HS: Trả lời lần lượt các câu hỏi trên. GV: Nhận xét, chốt kiến thức nêu những điểm cần chú ý khi tính công A. GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK II. Công thức tính công cơ học 1. Công thức tính công cơ học A = F. s Trong đó: A là công của lực (J). F là lực tác dụng vào vật (N). s là quãng đường vật dịch chuyển (m) Khi F = 1N, s = 1m thì A = 1N. 1m = 1Nm = 1J. * Chú ý: - Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng công thức khác. - Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì A = 0. * Ghi nhớ (SGK). C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về công cơ học xác định được công của lực sinh ra và lực sinh công. * Vận dụng: GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để trả lời C3, C4. HS: Làm việc theo nhóm, trả lời C3, C4. Cử đại diện nhúm trả lời; nhận xột; bổ sung. C7 . Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang? HS: Thảo luận và trả lời. GV: Nhận xét, chốt các câu đúng. III. Vận dụng C3: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào có công cơ học? a. Người thợ mỏ đang đẩy xe goòng chuyển động b. Học sinh đang học bài c. Máy xúc đất đang làm việc d. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao Đáp án: a, c, d C4: Trong những trường hợp dưới đây, lực nào thực hiện công cơ học? A: Lực kéo của đầu tầu hoả. B: Lực hút của Trái đất (Trọng lượng) làm quả bưởi rơi xuống. C: Lực kéo của người công nhân. Đáp án: Lực kéo và lực hút. C7 . Vì trọng lực có phương thẳng đứng, vuông góc với phương chuyển động của hòn bi, nên không có công cơ học của trọng lực: A.p = 0 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. Mục tiêu: Vận dụng công thức tính công cơ học. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm C5, C6, C7. GV: Gọi hai HS chữa bài C5, C6 trên bảng, một HS làm C7 tại chỗ. HS: Cả lớp phần còn lại tự giải bài tập rồi so sánh kết quả với bạn. C5. Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực kéo F = 5000N làm toa xe đi được 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu. C6. Một quả dừa có khối lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực. C5. Tóm tắt: F = 5000N s = 1000m AF =? (J) Công của lực kéo của đầu tàu là: AF = F.s = 5000. 1000 = 5000000 (J) = 5000kJ C6. Tóm tắt m = 2 kg s = 6 m AP =? Công của trọng lcc là:: AP = F.s = P.s = 10 m.s = 10. 2. 6 = 120(J) E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG. Mục tiêu: HS hiểu thêm về công của trái tim, để từ đó có ý thức bảo vệ và chắm sóc trái tim của bản thân đúng cách. GV: Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết ở cuối SGK, hoặc tìm hiểu thông qua mạng Internet để tìm hiểu về công do trái tim của con người thực hiện => từ đó có ý thức tập luyện và giữ gìn cho 1 trái tim khỏe. HS: Tìm hiểu thêm ở nhà và báo cáo kết quả vào giờ học sau. 3. Hướng dẫn học sinh tự học: - Học thuộc phần ghi nhớ (SGK). Trả lời lại các câu hỏi trong SGK. - Làm các bài tập trong SBT. - Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”. - Đọc và tìm hiểu trước bài 14. Định luật về công. Ngày giảng: .................... Tiết 20 Bài 14. ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa. * Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. * Ví dụ khi sử dụng các máy cơ đơn giản không được lợi về công, chẳng hạn như: - Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi. Không cho lợi về công. - Dùng mặt phẳng nghiêng để di chuyển vật lên cao hay xuống thấp, nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. công thực hiện để di chuyển vật không thay đổi. 2. Kĩ năng: Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc. 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác. 4. Các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh: - Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm. - Năng lực: giải quyết vấn đề, dự đoán, suy luận lý thuyết, phân tích. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - 1 thước có GHĐ: 30cm; ĐCNN: 1mm - 1 giá đỡ - 1 thanh nằm ngang - 1 ròng rọc - 1 quả nặng 100 - 200N - 1 lực kế 2.5N - 5N - 1 dây kéo 2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, nghiên cứu bài mới. Mỗi nhóm: 1 thước có GHĐ: 30cm; ĐCNN: 1mm, 1 dây kéo III. Các hoạt động dạy học trên lớp. 1. Kiểm tra: * Sĩ số:....................... * Bài cũ: Công cơ học phụ thuộc vào mấy yếu tố? Viết công thức tính công thức tính công cơ học. Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức. 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức đã học về máy cơ đơn giản và dự đoán nếu sử dụng máy cơ có được lợi về công không? GV: Nêu các máy cơ đơn giản đã được học. - Khi sử dụng các máy cơ đơn giản ta được lợi gì? - Liệu các máy cơ có cho ta lợi về công không? Hãy dự đoán. HS: Trả lời - Ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng. - Khi sử dụng các máy cơ đơn giản ta được lợi về lực. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 1: Làm thí nghiệm để rút ra định luật về công Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm và tính và so sánh được công thực hiện trong hai trường hợp kéo vật lên trực tiếp và kéo vật lên bằng ròng rọc động. GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 14.1a, 14.1b. Sau đó giới thiệu dụng cụ thí nghiệm. HS: Quan sát GV: Yêu cầu các nhóm HS nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm, sau đó báo cáo kết quả trước lớp. HS: Nhận dụng cụ, tiến hành làm TN Thí nghiệm 1: Kéo vật nặng trực tiếp lên theo phương thẳng đứng. B1: Móc quả nặng vào lực kế, đọc số chỉ của lực kế ta được trọng lượng của quả nặng (P) B2: Kéo vật nặng từ từ lên cao theo phương thẳng đứng (sao cho số chỉ của lực kế không đổi) lên một đoạn s1 B3: Đọc độ dài quãng đường đi được (s1) của lực kế ghi vào bảng kết quả thí nghiệm. Thí nghiệm 2: Kéo vật lên bằng ròng rọc động. B1: Móc quả nặng vào ròng rọc động. B2: Một đầu dây móc vào lực kế đầu còn lại buộc vào giá đỡ. B3: Đọc số chỉ trên lực kế. B4: Kéo vật nặng từ từ lên cao (sao cho số chỉ của lực kế không đổi) lên cùng một đoạn s1. B5: Đọc độ dài quãng đường đi được (s2) của lực kế ghi vào bảng kết quả thí nghiệm. GV: Từ bảng kết quả hãy trả lời C1, C2, C3, C4 C1: Hãy so sánh hai lực F1 và F2. C2. Hãy so sánh hai quãng đường đi được s1, s2 C3. Hãy so sánh công của lực F1 (A1 = F1. s1) và công của lực F2 (A2 = F2. s2). I. Thí nghiệm 1. Dụng cụ: H14.1 - SGK. 2. Cách tiến hành: a. Thí nghiệm 1: Kéo vật nặng trực tiếp lên theo phương thẳng đứng. b. Thí nghiệm 2: Kéo vật lên bằng ròng rọc động. * Kết quả TN: Các đại lượng cần xác định Kéo trực tiếp Dùng ròng rọc động Lực F (N) F1 = F2= Quóng đường đi được s (m) s1 = s2= Công A (J) A1= A2= C1: F1 = 2F2. C2: s2 = 2s1 C3: A1 = A2 C4. Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi nghĩa là không được lợi gì về công Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật về công Mục tiêu: HS dựa vào kết quả của thí nghiệm và nêu được định luật về công. GV: Gợi ý HS dựa vào kết quả và nhận xét của các câu trả lời ở phần trên để phát biểu thành định luật. HS: Trả lời. GV: Yêu cầu HS đọc kỹ nội dung định luật trong SGK. GV: Phát biểu lại định luật về công. II. Định luật về công Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. Mục tiêu: HS vận dụng định luật về công để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc. GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C5, C6. C5. Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500N lên sàn ô tô cách mặt đất 1m bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát khong đáng kể). Kéo thùng thứ nhất, dựng tấm ván dài 4m. Kéo thùng thứ hai, dựng tấm ván dài 2m. a. Trong trường hợp nào người ta kéo với lực nhỏ hơn và nhỏ hơn bao nhiêu lần? b. Trường hợp nào thì tốn công nhiều hơn? c. Tính công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ô tô III. Vận dụng. C5: Tóm tắt P1 = P2 = 500N; h = 1m; s1 = 4m; s2 = 2m So sánh F1 với F2. So sánh A1 với A2. Tính A1; A2. Đáp án: a. Vì l1 = 2l2 nên: F1 =F2 b. Công thực hiện trong hai trường hợp là như nhau. A1 = A2. c. Công kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng đúng bằng công của lực kéo trực tiếp thùng hàng theo phương thẳng đứng. A = P. h = 500. 1 = 500 (J) D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. Mục tiêu: HS vận cồn thức tính công và định luật về công để giải các bài tập về sử dụng các máy cơ đơn giản trong thực tế. C6. Để đưa một vật có trọng lượng P = 420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, theo hình 13.3 người công nhân phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8m. (Bỏ qua ma sát). a. Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên. b. Tính công nâng vật lên. HS1: Tóm tắt đề bài. HS2: Làm câu a. HS3: Làm câu b. GV: Theo dõi và HD HS dưới lớp cùng làm bài. GV: Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. HS: Nhận xét, bổ sung (nếu có) GV: Nhận xét cách làm và đánh giá. C6: Tóm tắt P = 420N. s = 8m. a. F = ?; h =? b. A = ?(J) a. Kéo vật lên cao nhờ ròng rọc động thì lực kéo chỉ bằng một nửa trọng lượng của vật. F = = = 210 (N). Dựng một cái ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì phải thiệt hai lần về đường đi (theo định luật về công) nên: s = 2h = 8 => h = = 4 (m) b. Công nâng vật lên: A = P. h = 420. 4 = 1680 (J). Hoặc A = F. s = 210. 8 = 1680 (J) E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG. Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về hiệu suất của một số máy cơ đon giản. GV: Yêu cầu HS đọc phần “có thể em chưa biết” trong SGK, hoặc có thể tìm hiểu thêm qua sách, báo, Internet về hiệu suất của các máy cơ đơn giản, để hiểu thêm kiến thức về công toàn phần và công có ích. HS: Đọc thông tin tại lớp (nếu còn thời gian) hoặc tìm hiểu thông tin về hiệu suất của náy cơ đơn giản [r nhà vfa báo cáo kết quả. 3. Hướng dẫn học sinh tự học. - Học thuộc phần ghi nhớ (SGK). Trả lời lại các câu hỏi trong SGK - Làm các bài tập trong SBT. - Đọc và tìm hiểu trước bài mới: Công suất Ngày giảng:.................. Tiết 21 Bài 15. CÔNG SUẤT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm công suất. Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất. - Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị. 2. Kĩ năng: Sử dụng thành thạo công thức tính công suất để giải được các bài tập đơn giản. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. * Các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh: - Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm. - Năng lực: giải quyết vấn đề, dự đoán, suy luận lý thuyết, phân tích. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài giảng điện tử 2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, nghiên cứu bài mới III. Các hoạt động dạy học trên lớp. 1. Kiểm tra: * Sĩ Số:........................ * Bài cũ: Không – Kết hợp trong giờ. 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Mục tiêu: HS nhớ lại được nội dung kiến thức đã học, kích thích học sinh sự tìm tòi khám phá kiến thức, từ đó tiếp cận nội dung kiến thức của bài. Tình huống 1: GV: Yêu cầu HS đọc thông báo/SGK/52 và yêu cầu HS dự đoán xem ai làm việc khỏe hơn ai? HS: Thực hiện và dự đoán. (tùy HS) Tình huống 2: GV: Khi nào có công cơ học? Lấy ví dụ về công cơ học. HS: Trả lời và lấy ví dụ. GV: Giới thiệu nội dung: Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. Cơ năng là dạng năng lượng đơn giản nhất. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu các dạng cơ năng trong bài học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Mục tiêu: Thông qua bài toán HS hình thành khái niệm công suất bằng việc xác định ai làm việc khỏe hơn ai. GV: Yêu cầu HS đọc thông báo trong SGK HS: Đọc thông báo trong SGK. GV: Ghi tóm tắt thông tin để trả lời câu hỏi ai làm việc khỏe hơn? GV:Hãy đưa ra phương án đi tìm kết quả. GV: Để biết kết quả nào đúng hãy trả lời C1. HS: Một em lên bảng tính công thực hiện của anh An và anh Dũng. HS: Nhận xét. HS: Trả lời C2. GV: Chốt lại. GV: Em hãy tìm phương pháp chứng minh phương án c là đúng. HS: Chứng minh GV: Hãy chứng minh phương án d là đúng. HS: Chứng minh. GV: Qua hai phương án c và d thì phương án nào dễ thực hiện hơn? HS: Trả lời HS: Đọc nội dung C3. GV: Hãy tìm từ thích hợp điền vào C3. HS: Trả lời câu C3 I. Ai làm việc khỏe hơn? Cho biết: h = 4m P = 16N F = 10 viên. P; t1 = 50s F = 15 viên. P; t2 = 60s. C1: Công của anh An thực hiện : A = 10.16. 4 = 640 (J) Công của anh Dũng thực hiện : A = 15.16.4 = 960 (J) C2: a) Không được. Vì thời gian thực hiện của hai người khác nhau. b) Không được. Vì công thực hiện của hai người khác nhau. c) Đúng. Vì ; Cùng thực hiện một công là 1J thì anh Dũng thực hiện trong thời gian ngắn hơn anh Dũng khỏe hơn. d) Trong một giây anh An thực hiện được một công là: = (J) Trong một giây anh Dũng thực hiện được một công là: (J) Vậy anh Dũng khỏe hơn C3: Anh Dũng làm việc khỏe hơn, vì trong thời gian một giây anh Dũng thực hiện công lớn hơn anh An. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. Mục tiêu: HS vận dụng được công thúc tính công suất để giải BT. GV: Để biết người nào thực hiện công nhanh hơn thì cần phải so sánh các đại lượng nào? So sánh như thế nào? Công suất là gì? Xây dựng biểu thức tính công suất. HS: Trả lời các câu hỏi GV: Đưa ra khái niệm công suất và gợi ý để cựng HS xây dựng công thức GV: Gợi ý theo các ý nhỏ + Công sinh ra ký hiệu là gì? + Thời gian thực hiện công là gì? + Công thực hiện trong 1 giây là gì? Giá trị đó gọi là gì? HS: Dựa vào gợi ý của GV Biểu thức tính công suất. II. Công suất: Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. : là công suất, A: là công thực hiện (J), T: là thời gian thực hiện công (s) D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. Mục tiêu: HS sử dụng thành thạo công thức tính công và công suất để giải được một số bài toán trong thực tế. GV: Giới thiệu đơn vị tính công suất. GV: Đơn vị của công là gì? Đơn vị của thời gian là gì? GV: Nêu lưu ý cho HS: (- Công suất của động cơ ô tô cho biết công mà động cơ ô tô thực hiện trong một đơn vị thời gian. - Công suất ghi trên các thiết bị dùng điện là biểu thị điện năng tiêu thụ trong một đơn vị thời gian) GV: Yêu cầu HS đọc phần thông báo của mục I. Trả lời câu hỏi: Khi nào vật có cơ năng? Đơn vị đo cơ năng. HS: Thực hiện yêu cầu, nhận xét. III. Đơn vị công suất P = J/s Đơn vị công suất là J/s gọi là Oát, kí hiệu: W. 1W = 1 J/s 1kW = 1 000W 1 MW = 1 000kW = 1 000 000W IV. Cơ năng: Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. - Cơ năng được đo bằng Jun (J) E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG. Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về công suất của một số động cơ, công suất của đồ dùng điện, công suất của người lao động, của một số máy thủy điện, và hiểu thêm về đơn vị đo công suất ngoài đơn vị oát. GV: Yêu cầu HS đọc phần “có thể em chưa biết” thông qua SGK hoặc tìm hiểu thông qua mạng Internet về đơn vị đo của công suất là mã lực, công suất của một số động cơ (như máy bay, máy khoan) công suất của đồ dùng điện (nồi cơm điện, bàn là điện), công suất của người lao động, công suất của một số nhà máy thủy điện (Thủy điện Hòa Bình, thủy điện Tuyên Quang) và để tìm hiểu động năng của trái đất, của một cầu thủ, của con ong, của con ốc sên và một số năng lượng khác của một số sự vật, tình huống trong đời sống. HS: Tìm hiểu them ở nhà thông qua phần “có thể em chưa biết” và thông qua sách báo, mạng Internet và báo cáo chia se kết quả. 3. Hướng dẫn học sinh tự học. - Học thuộc phần ghi nhớ (SGK) - Làm bài tập trong SBT - Đọc có thể em chưa biết. - Đọc và chuẩn bị bài mới: Ôn tập và trả lời câu hỏi phần tổng kết chương I Ngày giảng: ............... Tiết 22 Bài 16. CƠ NĂNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn. + Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. Cơ năng tồn tại dưới hai dạng động năng và thế năng. + Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. - Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng. + Cơ năng của vật đàn hồi bị biến dạng gọi là thế năng đàn hồi. + Lấy được ví dụ chứng tỏ vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng (khi lò xo, dây chun bị biến dạng thì chúng xuất hiện thế năng đàn hồi) - Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm rút ra nhận xét. 3. Thái độ: - Hứng thú môn học. - Có thói quen quan sát các hiện tượng trong thực tế vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản. - Có ý thức tuân thủ các qui tắc an toàn giao thông và an toàn lao động * Các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh: - Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm. - Năng lực: giải quyết vấn đề, dự đoán, suy luận lý thuyết, phân tích. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Lò xo được làm bằng thép uốn thành vòng tròn. Lò xo đó được nén bởi một sợi dây len, 1 miếng gỗ nhỏ Cả lớp: 1 hòn bi thép, 1 máng nghiêng, 1 miếng gỗ. 2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới III. Các hoạt động dạy học trên lớp. 1. Kiểm tra: * Sĩ số: ........................... * Bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: HS nhớ lại được nội dung kiến thức đã học, từ đó tiếp cận nội dung kiến thức của bài. GV: Khi nào có công cơ học? HS: Trả lời GV: Giới thiệu nội dung: Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. Cơ năng là dạng năng lượng đơn giản nhất. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu các dạng cơ năng trong bài học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: HS được tìm hiểu về cơ năng * Tìm hiểu về cơ năng. GV: Yêu cầu HS đọc phần thông báo của mục I. Trả lời câu hỏi: Khi nào vật có cơ năng? Đơn vị đo cơ năng. HS: Thực hiện yêu cầu, nhận xét. I. Cơ năng: Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. - Cơ năng được đo bằng Jun. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến thế năng, động năng * Khái niệm thế năng. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 16.1 và thông báo quả nặng A nằm trên mặt đất, không có khả năng sinh công. HS: Quan sát hình 16.1b GV: Nêu câu hỏi C1 HS: Trả lời. GV: Vật có khả năng thực hiện công càng lớn nghĩa là thế năng của nó càng lớn. Như vậy vật ở vị trí càng cao thì thế năng của vật càng lớn. - Thế năng của vật A vừa nói tới được xác định bởi vị trí của vật so với trái đất gọi là thế năng hấp dẫn. Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng không. HS: Đọc chú ý SGK. GV: Phát cho mỗi nhóm một lò xo lá tròn được nén bằng sợi len GV: Đưa lò xo tròn đã được nén bằng sợi len. Nêu câu hỏi: + Lúc này lò xo có cơ năng không? + Bằng cách nào để biết lò xo có cơ năng? GV: Cơ năng của lò xo trong trường hợp này cũng gọi là thế năng. Muốn nhận biết thế năng của lò xo tăng ta làm thế nào? Vì sao? HS: Trả lời. GV: Lấy ví dụ nhấn mạnh khái niệm thế năng đàn hồi. Khi ta ấn tay vào cục đất nặn, cục đất biến dạng. Cục đất nặn này có thế năng đàn hồi không? Vì sao? *Khái niệm động năng. GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm như hình 16.3. HS: Quan sát GV làm thí nghiệm HS: Mô tả hiện tượng xảy ra GV: Yêu cầu HS trả lời C4, C5. HS: Trả lời GV: Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng. Vậy động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. GV: Theo các em dự đoán động năng phụ thuộc vào yếu tố nào? Làm thế nào để kiểm tra được điều đó? HS: Nêu dự đoán. GV: Làm thí nghiệm. HS: Quan sát, suy nghĩ trả lời C6, C7, C8. * ND tích hợp GD và bảo vệ môi trường. GV: Các vật có vận tốc lớn (có động năng lớn) khi tham gia giao thông nếu gặp sự cố thì việc xử lí sẽ như thế nào? Vì sao một vật nếu rơi từ trên cao xuống sẽ gây nhiều nguy hiểm nghiêm trọng hơn? Nêu các giải pháp khắc phục các sự cố trên. HS: Trả lời GV: Kết luận II. Thế năng: 1. Thế năng hấp dẫn: C1: Quả nặng A chuyển động xuống phía dưới làm căng sợi dây. Sức căng của sợi dây làm thỏi gỗ B chuyển động, tức là thực hiện công. Như vậy quả nặng A khi đưa lên độ cao nào đó nó có khả năng sinh công, tức là có cơ năng gọi là thế năng. * Thế năng được xác định bởi độ cao của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. Chú ý: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào + Mốc tính độ cao. + Khối lượng của vật. 2. Thế năng đàn hồi: C2: Lò xo có cơ năng vì nó có khả năng sinh công cơ học. - Cách nhận biết: Đặt miếng gỗ lên trên lò xo và dùng diêm đốt cháy sợi dây len (hoặc dùng kéo cắt đứt sợi len). Khi len đứt lò xo đẩy miếng gỗ lên cao, tức là thực hiện công. Lò xo có cơ năng. * Thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi, nên được gọi là thế năng đàn hồi. III. Động năng: 1. Khi nào vật có động năng? C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B làm miếng gỗ B chuyển động một đoạn. C4: Quả cầu A tác dụng vào thỏi gỗ B một lực làm thỏi gỗ B chuyển động Quả cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công C5: Một vật chuyển động có khả năng sinh công (thực hiện công) tức là có cơ năng. * Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng. 2. Động năng của vật phụ thuộc những yếu tố nào? C6: Động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của nó. Vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn. C7: Công của quả cầu A'thực hiện công lớn hơn công của quả cầu A. C8: Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của nó. * ND tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường. * Khi tham gia giao thông các phương tiện có vận tốc lớn (có động năng lớn) nếu gặp sự cố thì việc xử lí sẽ gặp khó khăn, tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng. - Các vật nếu rơi từ trên cao xuống có động năng lớn sẽ gây nhiều nguy hiểm nghiêm trọng hơn đến tính mạng con người và các công trình. - Cần tuân thủ quy tắc giao thông, an toàn lao động D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS vận dụng quan sát thí nghiệm để xác định các dạng năng lượng của vật. GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C9, C10 HS : Đọc câu hỏi C9, quan sát tranh hình 16.4 SGK để trả lời câu C10 HS : Trả lời. IV. Vận dụng: C9: Vật đang chuyển động trong không trung, con lắc lò xo dao động... C10: a) Thế năng đàn hồi b) Thế năng + Động năng. c) Thế năng. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Mục tiêu: HS được tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức. HS: đọc phần có thể em chưa biết trong SGK. Làm thêm một số bài tập trong SBT 3. Hướng dẫn học sinh tự học. - HS: Lấy ví dụ một vật có cả động năng và thế năng. - Học thuộc phần ghi nhớ SGK (58). - Làm bài tập trong SBT. - Chuẩn bị bài mới: Các chất được cấu tạo như thế nào? Ngày giảng:.................... Tiết 23 Bài 18: TỔNG KẾT CHƯƠNG I I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Ôn tập, hệ thống hóa và củng cố các kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập. 2. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản trong thực tế cuộc sống. 4. Các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh: - Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm. - Năng lực: giải quyết vấn đề, dự đoán, suy luận lý thuyết, phân tích. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: GV vẽ bảng phụ chữ của trò chơi ô chữ. 2. Học sinh: Ôn tập ở nhà theo 17 câu hỏi của phần ôn tập, trả lời vào vở bài tập, làm các bài tập trắc nghiệm. III. Các hoạt động dạy học trên lớp. 1. Kiểm tra: * Sĩ số:............................ * Bài cũ: Kiểm tra 15 phút Câu 1: Viết công thức tính công, giải thích ký hiệu và ghi rõ đơn vị của từng đại lượng trong công thức. Tính công của lực kéo một vật dịch chuyển một quãng đường 10m, biết cường độ của lực kéo là 200N. Câu 2: Viết công thức tính công suất, giải thích ký hiệu và ghi rõ đơn vị của từng đại lượng trong công thức. Một cần cẩu làm việc với công suất là 2,5kW để nâng một vật chuyển động đều lên cao 10m. Tính công của lực nâng vật. Biết thời gian làm việc của cần cẩu là 15 phút. Tính khối lượng của vật. Đáp án: Câu 1: Công thức tính công A = F. s Trong đó: A là công của lực (J). F là lực tác dụng vào vật (N). s là quãng đường vật dịch chuyển (m) - 1 điểm Tóm tắt: F = 200N; s = 10m 0,5 điểm A =? Giải Áp dụng công thức A = F. s - 0,5 điểm Công của lực kéo vật là: A = 200. 10 = 2000 (J) Đỏp số: 2000J - 1 điểm Câu 2: Công thức tính công suất: P , trong đó: A là công của lực thực hiện t là thời gian thực hiện công P là công suất - 1 điểm Cho biết: P = 2,5kW = 2500W s = h = 10m t = 15 phút = 900s A = ? - 1 điểm - Công của cần cẩu thực hiện trong 15 phút là: A = P.t = 2500. 900 = 2250000 (J) – 1 điểm - Độ lớn của lực nâng vật lên: Từ công thức A = F. s = F. h => F = - 1 điểm F = (N) – 1 điểm - Trọng lượng của vật: Lực nâng vật lên bằng trọng lượng của vật F = P = 225000N – 0,5 điểm - Khối lượng của vật: Từ công thức P = 10m => m = - 0,5 điểm Vậy khối lượng của vật là . - 1 điểm 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. Mục tiêu: HS hệ thống được nội dung kiến thức cơ bản phần cơ học thông qua trả lời câu hỏi. GV: Hệ thống hóa kiến thức phần cơ học dựa trên 17 câu hỏi ôn tập mà HS đó được chuẩn bị trả lời ở nhà. Hoạt động cá nhân(GV gọi từng HS trả lời từng câu hỏi) GV: Chuyển động cơ học là gì? Lấy ví dụ? HS: Trả lời. GV: Lấy VD về tính tương đối của chuyển động? HS: Trả lời. GV: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của CĐ? Công thức tính vận tốc? HS: Trả lời. GV: Chuyển động không đều là gì? Viết công thức? HS: Trả lời GV: Lực có tác dụng thế nào với vận tốc? Lấy ví dụ? HS: Trả lời. GV: Nêu các yếu tốc của lực? Cách biểu
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc