Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình học kì II
I/ MỤC TIÊU HS nắm được các chuẩn kiến thức:
1. Kiến thức
- Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ bản, thế năng, động năng.
- Thấy được một cách định tính thế năng hập dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
2. Kỹ năng
- Tìm được ví dụ minh hoạ.
3.Thái độ
Hứng thú học tập bộ môn
Có thói quen quan sát hiện tượng trong thực tế và vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng đơn giản
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
II/ CHUẨN BỊ
* Cả lớp:
- Tranh phóng to mô tả thí nghiệm (hình 16.1a và 16.1b SGK)
- Tranh phóng to hình 16.4 SGK , hòn bi thép, máng nghiêng, miếng gỗ, cục đất nặn
* Mỗi nhóm:
* Mỗi nhóm:
- Lò xo được làm bằng hình thép uốn thành vòng tròn. Lò xo đã được nén bởi một sợi dây len
- Miếng gỗ nhỏ, bao diêm
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (45 phút)
1/ Ổn định tổ chức SS - TT - VS (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (4 phút)
Hỏi: - Khái niệm công suất, công thức tính công suất, đơn vị từng đại lượng trong công thức?
HỌC KỲ II Tiết 19 Bài 15 CÔNG SUẤT -------*** ------ I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biết lấy ví dụ minh hoạ. - Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất. Vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản. 2. Kỹ năng Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất. 3. Thái độ: Tích cực tìm hiểu bài 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát. + Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán II/ CHUẨN BỊ GV: Chuẩn bị tranh 15.1 và một số tranh về cần cẩu, palăng III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (45 phút) 1/ Ổn định tổ chức SS - TT - VS (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (4 phút) HS1: Phát biểu định luật về công Chũa bài tập 14.1 HS 2: Chữa bài tập 14.2 Trình bày phương pháp làm bài HS2: Tóm tắt: h = 5, l = 40m, Fms = 20N m = 60 kg ® P = 10.m = 600N Cách 2: Có thể như sau A = Ací + A hp = P.h + Fms.l = 600.5 +20.40 = 3800 (J) Cách 1: A = Fk.l Fk thực tế của người đạp xe Fk = F + Fms F là lực khi không có ma sát Theo định luật về công P.h = F.l F =P.h/l = 6000.5/40 = 75(N) Fk = 75 + 20 = 95(N) A = 95.40 = 3800 (J) A = ? GV cần chuẩn lại cách giải và cách trình bày của HS 3/ Bài mới (35 phút) Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Tổ chức tình huống học tập HS đọc thông báo, ghi tóm tắt thông tin để trả lời: Ai làm việc khoẻ hơn? công của lực nâng vật có lợi không ? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biết lấy ví dụ minh hoạ. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. HĐ 1 (10 phút) Ai làm việc khoẻ hơn ? Để xét kết quả nào đúng, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1: yêu cầu HS làm việc cá nhân Kiểm tra 2 HS ở 2 đối tượng khá và trung bình Câu C2: Dành 5 phút để HS nghiên cứu chọn đáp án đúng. Yêu cầu HS phải phân tích được tại sao đáp án sai, đáp án đúng. Yêu cầu HS tìm phương pháp chứng minh phương án c và d là đúng rút ra phương án dễ thực hiện hơn? Hs: Dưới lớp nhận xét Yêu cầu HS điền vào C3 HĐ 2 (10 phút) Thông báo kiến thức mới GV thông báo cho HS: Khái niệm, biểu thức, đơn vị của công suất. Nếu HS yếu thì GV gợi ý theo các ý nhỏ: - Công sinh ra kí hiệu là gì? - Thời gian thực hiện công là gì ? Công thực hiện trong 1 giây là gì ? Giá trị đó gọi là gì ? Biểu thức tính công suất. Đơn vị chính của công là gì ? GV thông báo thêm đơn vị kW, MW C1: AA= FkA.h =10.P1.h = 10.16.4 = 640(J) AD= FkD.h = 15.16.4 = 960(J) C2: Phương án d đúng vì so sánh công thực hiện được trong 1 giây A1/ t1=640J/50s = 12,8J/s 1 giây anh An thực hiện 1 công là 12,8 J A2/t2= 960J/60s = 16J/s 1 giấy anh Dũng thực hiện 1 công là 16J Vậy anh Dũng khoẻ hơn. C3: (1) Dũng (2) anh Dũng thực hiện công lớn hơn. Giải a) 1 giờ (3600s) ngựa đi dược 9km = 9000m A = F.s = 200. 9000 = 1800000(J) P = A/t = 1800000/3600 = 500 (W) b) Chứng minh P = A/t = F.s/t= F.v Cách 2 P = 200. 2,5 = 500 (W) I. Ai làm việc khoẻ hơn II. Công suất - Công suất là công thực hiện được trong 1 giây P = A/t Trong đó Công sinh ra là A Thời gian sinh công là t Công suất P III. Đơn vị công suất Oát là đơn vị chính của công suất 1oát (W) = 1J/1s 1kW = 1000 W 1MW = 1000 kW = 1.000.000 W HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Yêu cầu cả lớp làm câu C4, gọi 1 HS trung bình lên bảng Câu C5: yêu cầu HS tóm tắt đầu bài. GV gọi 1 HS lên bảng. HS khác làm vào vở. HS có thể theo đổi đơn vị là giây Kết quả đúng GV công nhận kết quả chấm điểm GV có thể gợi ý cho HS nếu so sánh thì đưa đơn vị của các đại lượng là thống nhất. GV kiểm tra vở của một số học sinh chấm điểm Câu C6: yêu cầu HS tương tự như các câu trên Gợi ý cho HS vận dụng theo đúng biểu thức Khi tính toán phải đưa về đơn vị chính HS có thể trả lời ý nào trước cũng được . C4: PAn = 12,8J/s = 12,8W PDũng = 16J/s = 16W C5 Cho biết tt = 2h tm= 20phút = 1/ 3h At= Am= A Pt/Pm = ? Giải : Pt/Pm = (A/t1)/(A/tm) = A/t1.tm/A = ⅓h/2h =1/ 6 -> công suất của máy gấp 6 lần công suất của trâu. C6: V = 9km/h = 2,5m/s, F = 200N a) P = ? b) P = F.V Giải a) 1 giờ (3600s) ngựa đi dược 9km = 9000m A = F.s = 200. 9000 = 1800000(J) P = A/t = 1800000/3600 = 500 (W) b) Chứng minh P = A/t = F.s/t= F.v Cách 2 P = 200. 2,5 = 500 (W) HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Người ta dùng một palăng gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cố định để kéo một vật lên cao 4 mét trong thời gian 2 phút, với lực kéo là 800N. Hiệu suất của palăng là 72%. a) Vẽ sơ đồ vào biểu diễn các lực b) Tính công và công suất của người kéo Học sinh làm bài theo hướng dẫn của giáo viên a) Vẽ hình như hình bên b) Tính công của dây kéo, công suất. Vì dùng ròng rọc động lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi nên quãng đường dịch chuyển của dây là: s= 2h = 8m Công của người kéo dây là: A= F.s =800.8=6400J Công suất của người kéo dây là: P==53,3w HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học Biểu thức tính công suất, đơn vị đo các đại lượng trong biểu thức? Công suất của máy bằng 80W có nghĩa là gì? 4. Hướng dẫn về nhà: - Học phần ghi nhớ, hướng dẫn HS đọc phần “Có thể em chưa biết. - Làm bài tập 15.1 -> 15.3 SBT * Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Tiết 20 Bài 16 CƠ NĂNG ----***---- I/ MỤC TIÊU HS nắm được các chuẩn kiến thức: 1. Kiến thức - Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ bản, thế năng, động năng. - Thấy được một cách định tính thế năng hập dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. 2. Kỹ năng - Tìm được ví dụ minh hoạ. 3.Thái độ Hứng thú học tập bộ môn Có thói quen quan sát hiện tượng trong thực tế và vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng đơn giản 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát. + Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán II/ CHUẨN BỊ * Cả lớp: - Tranh phóng to mô tả thí nghiệm (hình 16.1a và 16.1b SGK) - Tranh phóng to hình 16.4 SGK , hòn bi thép, máng nghiêng, miếng gỗ, cục đất nặn * Mỗi nhóm: * Mỗi nhóm: - Lò xo được làm bằng hình thép uốn thành vòng tròn. Lò xo đã được nén bởi một sợi dây len - Miếng gỗ nhỏ, bao diêm III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (45 phút) 1/ Ổn định tổ chức SS - TT - VS (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (4 phút) Hỏi: - Khái niệm công suất, công thức tính công suất, đơn vị từng đại lượng trong công thức? - Bài tập 15.2 3/ Bài mới (35 phút) Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay GV thông báo khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. Cơ năng là dạng năng lượng đơn giản nhất. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu các dạng cơ năng trong bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ bản, thế năng, động năng. - Thấy được một cách định tính thế năng hập dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. * Tình huống: Đặt vấn đề như SGK Thông báo khái niệm cơ năng Cho HS tìm ví dụ GV nhận xét. Đọc phần đặt vấn đề Nghe khái niệm cơ năng. Ghi vào vở. Ví dụ: quyển sách trên bàn, quả táo trên cây... I- Cơ năng: Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng. Vật có khả năng sinh công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn Đơn vị cơ năng là jun (J) Cho HS xem hình 16.1 Hình nào thì quả nặng A có khả năng sinh công? ->Khái niệm thế năng hấp dẫn. Nếu vật nằm trên mặt đất thì có thế năng hấp dẫn không? HS trả lời C1 Càng đưa vật lên cao so mặt đất thì thì thế năng hấp dẫn có thay đổi không? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao mà ta chọn trước( mặt đất, mặt bàn,...) Cùng độ cao nhưng các vật có khối lượng khác nhau thì thế năng hấp dẫn có khác nhau không? Yêu cầu HS cho ví dụ. GV giới thiệu thí nghiệm H16.2 Cho HS làm thí nghiệm H16.2 vàtrả lời C2 theo nhóm. Lò xo bị nén tức là nó bị biến dạng so với lúc đầuà thế năng Nếu lò xo bị nén càng nhiều thì sao? =>Thế năng đàn hồi và sự phụ thuộc của nó. H16.1b vật có khả năng sinh công. Vậy nó có cơ năng Vị trí của vật càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. Nghe- ghi nhận Cho ví dụ vật có thế năng hấp dẫn. Nghe hướng dẫn TN Làm TN và thảo luận nhóm C2 Đại diện nhóm trình bày Thế năng của lò xo càng lớn. II- Thế năng: 1/ Thế năng hấp dẫn: Cơ năng của vật có được do vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng 0. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao, vật ở vị trí càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. Khối lượng vật càng lớn thì thế năng hấp dẫn càng lớn. 2/ Thế năng đàn hồi: Cơ năng củavật có được do vật bị biến dạng gọi là thế năng đàn hồi. Vật bị biến dạng càng nhiều thì thế năng đàn hồi càng lớn. Ví dụ: lò xo thép bị nén. Hình thành khái niệm động năng: Vật nằm trên mặt đất thì không có thế năng, nếu vật chuyển động trên mặt đất có cơ năng không? Đó là một dạng khác của cơ năng gọi là động năng Vậy khi nào vật có động năng? Làm thí nghiệm như H16.3 Yêu cầu HS trả lời C3,C4,C5 và hoàn thành kết luận Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào? GV làm TN như trên nhưng thay đổi vị trí của quả cầu A trên mặt phẳng nghiêng( cao hơn, thấp hơn), thay quả cầu khác có khối lượng lớn hơn. Yêu cầu HS trả lời C6,C7,C8 Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng. Vật chuyển động trên mặt đất có cơ năng Nghe giới thiệu và quan sát thí nghiệm Trả lời C3,C4,C5 Quan sát thí nghiệm Trả lời C6, C7,C8 III-Động năng: 1/Khi nào vật có động năng? Một vật chuyển động có khả năng sinh công tức là có cơ năng. Cơ năng của vật do chuyển động gọi là động năng. 2/Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật. *Chú ý: thế năng và động năng là hai đại lượng của cơ năng. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Bài 1: Vật có cơ năng khi: A. Vật có khả năng sinh công. B. Vật có khối lượng lớn. C. Vật có tính ì lớn. D. Vật có đứng yên. Hiển thị đáp án Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng ⇒ Đáp án A Bài 2: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất. A. Khối lượng. B. Trọng lượng riêng. C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất. D. Khối lượng và vận tốc của vật. Hiển thị đáp án - Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. - Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. ⇒ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất và khối lượng của nó. ⇒ Đáp án C Bài 3: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Độ biến dạng của vật đàn hồi. C. Khối lượng và chất làm vật. D. Vận tốc của vật. Hiển thị đáp án Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. ⇒ Đáp án B Bài 4: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. Hiển thị đáp án Hòn bi đang lăn trên mặt đất ⇒ Không có thế năng và có động năng Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất ⇒ Có thế năng đàn hồi ⇒ Đáp án C Bài 5: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)? A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà. B. Chiếc lá đang rơi. C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà. D. Quả bóng đang bay trên cao. Hiển thị đáp án Chiếc bàn không có thế năng do đang đứng yên trên mặt đất ⇒ Đáp án A Bài 6: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Vận tốc của vật. C. Khối lượng và chất làm vật. D. Khối lượng và vận tốc của vật. Hiển thị đáp án Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn ⇒ Đáp án D Bài 7: Trong các vật sau, vật nào không có động năng? A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà. C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay. Hiển thị đáp án Hòn bi nằm yên trên mặt sàn không chuyển động nên không có động năng ⇒ Đáp án A Bài 8: Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ năng? Hãy chọn câu đúng nhất. A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. Hiển thị đáp án - Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. - Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. ⇒ Đáp án D Bài 9: Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo có cơ năng? A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn. B. Vì lò xo có khả năng sinh công. C. Vì lò xo có khối lượng. D. Vì lò xo làm bằng thép. Hiển thị đáp án Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại có cơ năng vì lò xo có khả năng sinh công ⇒ Đáp án B Bài 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất. A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay. B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe. C. Một máy bay đang bay trên cao. D. Một ô tô đang chuyển động trên đường. Hiển thị đáp án - Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay, một ô tô đang chuyển động trên đường ⇒ có động năng. - Một ô tô đang đỗ trong bến xe ⇒ không có động năng vì ô tô đang đỗ. - Một máy bay đang bay trên cao ⇒ có cả động năng và thế năng. ⇒ Đáp án C HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. +Vận dụng: cho HS trả lời C9,C10 cá nhân, HS khác nhận xét. GV thống nhất câu trả lời +Củng cố: Khi nào vật có cơ năng? Trường hợp nào thì cơ năng của vật gọi là thế năng? Trường hợp nào thì cơ năng là động năng? Trả lời C9,C10 HS khác nhận xét Trả lời theo sự hướng dẫn của GV Nêu các ví dụ chứng minh Trình bày câu trả lời cá nhân, lớp nhận xét thống nhất câu trả lời C9: thí dụ: vật đang chuyển động trong không trung; con lắc lò xo đang chuyển động... C10:hình a) thế năng b) động năng c) thế năng HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà: - Học phần ghi nhớ, hướng dẫn HS đọc phần “Có thể em chưa biết” - Làm bài tập 16.1 -> 16.3 SBT RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: ... Ngày soạn: Tiết: 21 Ngày dạy: Bài 18: TỔNG KẾT CHƯƠNG I CƠ HỌC I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản trong chương CƠ HỌC Trả lời được các câu hỏi ôn tập. Làm được các bài tập. 2.Kỹ năng đổi các đơn vị 3.Thái độ tích cực khi ôn các kiến thức cơ bản.. 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát. + Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán B - CHUẨN BỊ -HS: xem lại tất cả các bài trong chương; trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập SGK. -GV: bảng phụ trò chơi ô chữ - Đề kiểm tra 15’ (4 mã đề) C – CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HĐ1: Kiểm tra,: Kiểm tra vở chuẩn bị ở nhà của HS. HS nộp vở cho GV kiểm tra Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức Do đã có ôn tập ở tiết 17 nên GV cho HS nhắc lại những câu hỏi cần thiết trong 17 câu hỏi ôn tập SGK mà HS còn mắc sai lầm trong khi kiểm tra HKI Nhận xét câu trả lời của HS từ đó khắc sâu kiến thức HS chưa vững. Trả lời những câu hỏi ôn tập theo yêu cầu của GV Nhận xét bổ sung A- ÔN TẬP: HS tự bổ sung phần trả lời vào vở đã chuẩn bị trước ở nhà. Hoạt động 3: Vận dụng Cho HS thảo luận 6 câu hỏi trắc nghiệm ở mục I và 6 câu hỏi ở mục II Cho HS trình bày phần trả lời của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét Hoàn chỉnh câu trả lời đúng. Thảo luận theo nhóm Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét. B- VẬN DỤNG: I-Khoanh tròn chữ cái đứng đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: 1. D 4. A 2. D 5. D 3. B 6. D II- Trả lời câu hỏi: Vì nếu chọn ôtô làm mốc thì cây sẽ chuyển động tương đối so ôtô và người Tăng lực ma sát lên nút chai giúp nút chi dễ xoay ra khỏi miệng chai. Lúc đó xe đang lái sang phải. Dùng dao sắc lưỡi mỏng đồng thời ấn mạnh lên dao để tăng áp suất à vật bị cắt dễ hơn FA = Pvật = d.V a) Cậu bé trèo cây b) Nước chảy xuống từ đập chắn Hoạt động 4: Tổ chức trò chơi Giải thích cách chơi trò chơi ô chữ trên bảng kẻ sẳn. Mỗi nhóm chọn một câu hỏi từ 1 đến 9 điền vào ô chữ hàng ngang. Mỗi câu đúng 1 điểm, thời gian không quá 1 phút cho mỗi câu. Đoán đúng ô chữ hàng dọc số điểm tăng gấp đôi (2 điểm), nếu sai sẽ loại khỏi cuộc chơi. - Xếp loại các tổ sau cuộc chơi Các nhóm cử đại điện bốc thăm câu hỏi Đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi. C- TRÒ CHƠI Ô CHỮ: 1 C U N G 2 K H Ô N G Đ Ổ I B Ả O T O À N 4 C Ô N G S U Ấ T 5 A C S I M E T 6 T U Ơ N G Đ Ố I 7 B Ằ N G N H A U 8 D A O Đ Ộ N G 9 L Ự C C Â N B Ằ N G 4/ Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Xem nội dung ôn tập, - Làm tiếp các bài tập trong mục III RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... NHIỆT HỌC Tiết 22 Bài 19 CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ? ---------- *** ---------- I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. 2. Kỹ năng - Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích. Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. 3. Thái độ - Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống. 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát. + Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán II/ CHUẨN BỊ * Cho GV - 2 bình chia độ đường kính 20mm + 1 bình đựng 50cm3 rượu + 1 bình đựng 50 cm3 nước - ảnh chụp kính hiển vi điện tử. * Mỗi nhóm HS - 2 bình chia độ GHĐ: 100cm3, ĐCNN: 2cm3 + 1 bình đựng 50 cm3 ngô + 1 bình đựng 50 cm3 cát khô và mịn. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (45 phút) 1/ Ổn định tổ chức SS - TT - VS (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ (Linh động trong quá trình học) 3/ Bài mới (40 phút) Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. GV làm thí nghiệm đổ nhẹ 50cm3 rượu (có nồng độ không quá cao) theo thành bình vào bình chia độ đựng 50cm3 nước để thấy thể tích hỗn hợp rượu và nước là 100cm3, sau đó lắc mạnh hoặc dùng que khuấy cho rượu và nước hoà lẫn vào nhau. GV: Gọi 2,3 HS đọc lại kết quả thể tích hỗn hợp GV ghi kết quả thể tích hỗn hợp trên bảng. GV: Gọi HS so sánh thể tích hỗn hợp và tổng thể tích ban đầu của rượu và nước GV đặt vấn đề: Vậy phần thể tích hao hụt của hỗn hợp đó đã biến đi đâu ? Bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. HĐ1 (15 phút) Tìm hiểu về cấu tạo của các chất Các chất nhìn có vẻ như liền một khối nhưng có thực chúng liền một khối không? Ta tìm hiểu phần I. Yêu cầu HS đọc phần thông tin Thông báo nguyên tử, phân tử Treo tranh phóng to hình 19.2, giới thiệu kính hiển vi hiện đại cho HS biết kính này có thể phóng to lên hàng triệu lần. Tiếp tục treo tranh hình 19.3 giới thiệu cho HS biết hình ảnh của các nguyên tử Silic. Qua ảnh 19.3 ta thấy vật chất được cấu tạo như thế nào? Chính vì các hạt rất nhỏ nên mắt thường không nhìn thấy được. Thông báo những hạt này gọi là nguyên tử – phân tử HĐ2 (15 phút) Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử Để tìm hiểu giữa các phân tử này có khoảng cách hay không ta nghiên cứu phần II. Thông báo thí nghiệm trên rượu với nước là thí nghiệm mô hình. Yêu cầu HS làm thí nghiệm như C1. Yêu cầu các nhóm HS tập trung thảo luận cách thực hiện thí nghiệm. Kiểm tra theo từng bước Sau đó các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm. Tiến hành thí nghiệm. Ghi kết quả hỗn hợp ngô và cát. Tại sao thể tích hỗn hợp không đủ 100cm3? Ta có thể coi mỗi hạt cát, mỗi hạt ngô là mỗi nguyên tử của 2 chất khác nhau. Dựa vào giải thích C1 cho biết tại sao hỗn hợp rượu và nước mất đi 5cm3. Lưu ý: Nhấn mạnh cho HS giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách, khoảng cách này rất nhỏ chỉ khi dùng kính hiển vi hiện đại mới thấy rõ. Hoạt động theo lớp Đọc phần thông tin Theo dõi sự trình bày của GV. Quan sát Quan sát Cá nhân làm việc Vật chất cấu tạo từ các hạt riêng biệt nhỏ bé Nêu các bước tiến hành thí nghiệm HS tiến hành thí nghiệm Thảo luận nhóm trả lời Vì cát đã xen kẽ vào những hạt ngô 2 chất khác nhau Nhóm thảo luận trả lời HS rút ra kết luận ghi vào vở I. Các chất có cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? Kết luận: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt nhỏ hơn (gọi là nguyên tử, phân tử) II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không? 1.Thí nghiệm: Mô hình 2.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách Kết luận: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Bài 1: Các chất được cấu tạo từ A. tế bào B. các nguyên tử, phân tử C. hợp chất D. các mô Hiển thị đáp án Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử ⇒ Đáp án B Bài 2: Chọn phát biểu sai? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất. C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách. Hiển thị đáp án Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách ⇒ Đáp án D Bài 3: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Hiển thị đáp án Quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài ⇒ Đáp án D Bài 4: Chọn phát biểu đúng? A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được. B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được. C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách. D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau. Hiển thị đáp án Bài 5: Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa? A. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu. B. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh. C. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại. D. Tất cả các ý đều sai. Hiển thị đáp án Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu ⇒ Đáp án A Bài 6: Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa? A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu. B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn. C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng. D. Tấ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_ii.doc