Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 24, Tiết 24: Bài tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 24, Tiết 24: Bài tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức: - Củng cố khắc sâu kiến thức đã học về công và công suất, cơ năng nắm vững các đại lượng vật lí, đơn vị của các đại lượng đó.

- Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng xảy ra trong đời sống. Áp dụng công thức để giải các bài tập vật lí.

- Thái độ: - Rèn kỹ năng phân tích, tính tỉ mĩ và chính xác khi tính toán

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

Năng lực tính toán, năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:Chuẩn bị một số câu lí thuyết và bài tập có liên quan.

2. Học sinh:chuẩn bị bài trước ở nhà

 

docx 2 trang Phương Dung 01/06/2022 2970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 24, Tiết 24: Bài tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24	Ngày soạn: 22/02/2021
Tiết 24	Ngày dạy: 04/3/2021
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức: - Củng cố khắc sâu kiến thức đã học về công và công suất, cơ năng nắm vững các đại lượng vật lí, đơn vị của các đại lượng đó.
- Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng xảy ra trong đời sống. Áp dụng công thức để giải các bài tập vật lí.
- Thái độ: - Rèn kỹ năng phân tích, tính tỉ mĩ và chính xác khi tính toán
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tính toán, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:Chuẩn bị một số câu lí thuyết và bài tập có liên quan.
2. Học sinh:chuẩn bị bài trước ở nhà
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài 
a.Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)
GV: Thế nào là thế năng trọng trường? Thế năng đàn hồi? Động năng? Lấy ví dụ một vật vừa có cả thế năng và có cả động năng?
HS: Lên bảng trả lời
GV: Nhận xét và cho điểm.
b. Dẫn dắt vào bài : ( 2 phút)
GV: giới thiệu vào bài : Hôm nay chúng ta ôn tập lại các kiến thức công, công suất và cơ năng. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ	
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động luyện tập: ( Củng cố kiến thức) ( 36 ph)
Mục tiêu: Rèn luyện cho hs cách giải bài tập về tính công, công suất và cơ năng.
Bài tập 1: Một đầu máy kéo một đoàn tàu với 1 lực là 30 000N đi được quãng đường 10000m trong 600 giây. Tính công và công suất của đầu máy.
HS: Đọc đề và lên bảng tóm tắt đề bài.
GV: Hãy nêu công thức tính công và công suất?
HS: Trả lời.
GV: Cho HS hoạt động nhóm giải bài tầp trong bảng nhóm.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện.
GV: Nhận xét bài làm của vài nhóm.
Bài tập 2: Một xe gắn máy có công suất 7kW.
a/Tính công của xe thực hiện được trong 1,5 giờ.
b/Biết vận tốc của xe là 20m/s. Tính lực kéo của động cơ.
GV: Cho HS lên bảng ghi tóm tắt của đề bài.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV:Muốn tính công của xe khi đã biết công suất và thời gian ta tính như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Hướng dẫn HS vận dụng công thức P=F.v để tìm lực kéo của động cơ
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Phải đổi đơn vị về đúng đơn vị chuẩn của các đại lượng trong công thức.
Bài tập 3: 
Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?
HS: Cá nhân học sinh trả lời.
Bài tập 4: 
Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào? Đó là dạng năng lượng gì?
HS: Cá nhân học sinh trả lời.
Bài tập 1:
Cho biết:
F = 30 000 N
s = 10 000 m
t = 600s
A = ?J
P = ?W
Giải:
Công của đầu máy là:
A=F.s=30000 . 10000 = 300000000 (J)
Công suất của đầu máy là:
P= = = (W)
Vây công của đầu máy là 300000000 J và công suất của đầu máy là 500000 W.
Bài tập 2:
Cho biết:
P=7 kW= 7000W.
a/A=?(J)
t=1,5 h = 5400 s.
b/v=20 m/s
F=? (N)
Giải:
a/Công của xe thực hiện được là:
A= P. t = 7000. 5400 = 37800000 (J)
b/Lực kéo của động cơ:
F= P : v=7000: 20 =350 (N)
Vậy:a/Công của xe thực hiện được là 37800000J
 b/Lực kéo của động cơ là 350 N
Bài tập 3:
Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của cánh cung. Đó là dạng thế năng đàn hồi.
Bài tập 4:
Đinh ngập sâu vào gỗ đó là nhờ năng lượng của búa. Đó là dạng động năng.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (2 phút)
Mục tiêu: giúp hs chuẩn bị bài tốt hơn
- GV: Yêu cầu HS tiếp tục rèn luyện kỹ năng tính toán thông qua một số bài tập cần hoàn thành ở nhà.
Bài tập 16.5; 16.7; 16.8; 16.9 SBT
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tuan_24_tiet_24_bai_tap_nam_hoc_2020_20.docx