Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 3, Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều-Chuyển động không đều - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 3, Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều-Chuyển động không đều - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức: So với quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động. Nắm vững công thức tính vận tốc.

Phát biểu được chuyển động đều, nêu ví dụ. Phát biểu được chuyển động không đều, nêu ví dụ.

- Kỹ năng: Biết vận dụng công thức tính quãng đường, thời gian.

Làm được thí nghiệm, vận dụng được kiến thức để tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường.

- Thái độ: Cẩn thận, suy luận trong quá trình tính toán.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:Năng lực tính toán, năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

Chuẩn bị hình vẽ 3.1, kẻ sẵn bảng kết quả mẫu như bảng 3.1 SGK.

2. Học sinh:

Chuẩn bị bài trước ở nhà

 

docx 3 trang Phương Dung 2730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 3, Tiết 3, Bài 3: Chuyển động đều-Chuyển động không đều - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3	 Ngày soạn: 14/9/2020
Tiết 3	 Ngày dạy: 24/9/2020
Bài 2. VẬN TỐC
Bài 3. CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức: So với quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động. Nắm vững công thức tính vận tốc.
Phát biểu được chuyển động đều, nêu ví dụ. Phát biểu được chuyển động không đều, nêu ví dụ.
- Kỹ năng: Biết vận dụng công thức tính quãng đường, thời gian.
Làm được thí nghiệm, vận dụng được kiến thức để tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường.
- Thái độ: Cẩn thận, suy luận trong quá trình tính toán.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:Năng lực tính toán, năng lực hợp tác. 
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
Chuẩn bị hình vẽ 3.1, kẻ sẵn bảng kết quả mẫu như bảng 3.1 SGK.
2. Học sinh: 
Chuẩn bị bài trước ở nhà
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài :
* Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
-GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi
Em hãy phát biểu kết luận của bài Vận tốc. Làm bài tập 2.1 SBT
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét và cho điểm
* Dẫn dắt vào bài: (2 phút)
GV: Vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động. Thực tế khi em đi xe đạp có phải nhanh hoặc chậm như nhau? Để hiểu rõ hôm nay ta tiếp tục bài học: “vận tốc” “Chuyển động đều và chuyển động không đều”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 4: Tìm hiểu định nghĩa (12 phút)
Mục tiêu: HS hiểu được chuyển động đều , chuyển động không đều
-GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu trong 3 phút.
-HS: Tiến hành đọc.
-GV: Chuyển động đều là gì?
-HS: trả lời: như ghi ở SGK
-GV: Hãy lấy VD về vật chuyển động đều?
-HS: Kim đồng hồ, trái đất quay 
-GV: Chuyển động không đều là gì?
-HS: trả lời như ghi ở SGK
-GV: Hãy lấy VD về chuyển động không đều?
-HS: Xe chạy qua một cái dốc 
-GV: Trong chuyển động đều và chuyển động không đều, chuyển động nào dễ tìm VD hơn?
-HS: Chuyển động không đều.	
-GV: đưa bảng phụ vẽ xe lăn chuyển động trên máng nghiêng và máng ngang
-HS: Quan sát
D
C
B
A
F
E
-GV: Cho HS quan sát bảng 3.1 SGK và trả lời câu hỏi: trên quãng đường nào xe lăng chuyển động đều và chuyển động không đều?
HS: trả lời
IV/ Định nghĩa:
 - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
 - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
 C1: Chuyển động của trục bánh xe trên máng nghiêng là chuyển động không đều.
Chuyển động của trục bánh xe trên quãng đường còn lại là chuyển động đều.
C2: a: là chuyển động đều
 b,c,d: là chuyển động không đều.
Hoạt động 5: Tìm hiểu vận tốc trung bình của chuyển dộng không đều.(8 phút)
Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là vận tốc trung bình và viết được công thức tính
-GV: Dựa vào bảng 3.1 em hãy tính độ lớn vận tốc trung bình của trục bánh xe trên quãng đường A và D.
-HS: trả lời
-GV: Trục bánh xe chuyển động nhanh hay chậm đi?
-HS: trả lời
-GV: Thông báo công thức tính vận tốc trung bình
 -HS:Lắng nghe và ghi vào vở 
V/ Vận tốc trung bình của chuyển động không đều:
 C3: vAB = 0,017 m/s
 vBC = 0,05 m/s
 vCD = 0,08m/s
Trục bánh xe chuyển động nhanh lên
vtb = S/t
Trong đó: Slà quãng đường đi được 
t là thời gian đi hết quãng đường đó
3. Hoạt động luyện tập:( củng cố kiến thức) ( 2 phút)
Mục tiêu: HS hệ thống lại kiến thức nội dung bài học
- GV: yêu cầu một vài hs đọc phần ghi nhớ
- HS: đọc phần ghi nhớ theo yêu cầu của giáo viên.
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
 - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Công thức tính vận tốc trung bình
vtb = S/t
Trong đó: S là quãng đường đi được 
t là thời gian đi hết quãng đường đó
4. Hoạt động vận dụng: Vận dụng ( 14 phút)
Mục tiêu: HS vận kiến thức đã học để giải một số bài tập
-GV: Cho HS thảo luận C4
-HS: thảo luận trong 3 phút
-GV: Hướng dẫn HS tóm tắt và giải thích bài này?
-HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
-GV: Cho HS thảo luận C5
-HS: Thảo luận trong 2 phút
-GV: Hướng dẫn HS tóm tắt và giải bài này?
-HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
 -GV: Một đoàn tàu chuyển động trong 5 giờ với vận tốc 30 km/h. Tính quãng đường tàu đi được?
-GV: Cho HS thảo luận và tự giải
-HS: Thảo luận và giải câu C6
III/ Vận dụng:
C4: Là CĐ không đều vì ô tô chuyển động lúc nhanh, lúc chậm.
50km/h là vận tốc trung bình
 C5: Tóm tắt:
S1 = 120m, t1 = 30s
S2 = 60m, t2= 24s
vtb1 =?;vtb2 =?;vtb=?
Giải:
Vân tốc trung bình trên quãng đường dốc
vtb1= 120m/30s =4 (m/s)
Vận tốc trung bình trên quãng đường năm ngang
vtb2 = 60m/24s = 2,5 (m/s)
Vận tố trung bình trên cả hai quảng đường
 vtb = S1 + S2 / t1 + t2 = 120m + 60m /30s + 24s = 3,3 (m/s)
- HS: Thảo luận trong 2 phút
C6:
Tóm tắt
t= 5h
vtb = 30 km/h
s =?
Gỉải:
Quãng đường tàu đi được là:
vtb= S/t => S = v.t = 30km/h .5h = 150 km
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 2 phút)
Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về vận tốc trung bình
- Gv yêu cầu hs về nhà đọc phần “có thể em chưa biết”
- Làm các bài tập trong sbt
BT 3.1 đến 3.6 SBT
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 .
 .
Hòa Thành, ngày tháng năm 2020
KÝ DUYỆT TUẦN 3
Vũ Minh Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tuan_3_tiet_3_bai_3_chuyen_dong_deu_chu.docx