Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Bài 18: Đọc hiểu Nhớ rừng (Thế Lữ)

Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Bài 18: Đọc hiểu Nhớ rừng (Thế Lữ)

Tác giả

Thế Lữ (1907 - 1989), quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào Thơ mới.

- Hồn thơ Thế Lữ dồi dào và đầy lãng mạn.

- Tác phẩm chính: Mấy vần thơ (thơ, 1935), Vàng và máu (truyện, 1934), Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936).

- Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2003).

Xuất xứ: In trong tập “Mấy vần thơ” (1935)

Thể loại: Thơ 8 chữ (thơ mới hiện đại) - bài thơ đã góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ mới.

PTBĐ: Biểu cảm

Đại ý: Mượn lời một con hổ trong vườn bách thú để nói lên tâm sự của người dân mất nước lúc bấy giờ.

 

pptx 46 trang thuongle 4540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Bài 18: Đọc hiểu Nhớ rừng (Thế Lữ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
EM HÃY GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN CUỐI TK 19 ĐẦU TK 20?Sự thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp:- Đêm 31/8/1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tháng 6/1884, triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt, từ đó Pháp thiết lập sự thống trị ở toàn Việt Nam.+ về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đông Dương. Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp, khủng bố mọi sự chống đối; dùng chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau. Thực dân Pháp duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm công cụ tay sai để áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế. Nhân dân ta mất nước trở thành nô lệ, bị đàn áp, bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực. + về văn hoá, thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch văn hoá; xoá bỏ hệ thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế. Pháp mở nhà tù, trại giam nhiều hơn trường học; khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc. Kết quả là hơn 90% nhân dân ta bị mù chữ, bị bưng bít mọi thông tin tiến bộ từ bên ngoài.- Sự thay đối tính chất xã hội và cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam:Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, tính chất xã hội Việt Nam đã thay đổi. Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỊU SỰ ÁP BỨC: MỘT CỔ HAI TRÒNGVĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU TK 20 ĐẾN NĂM 1945 CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển theo xu hướng hiện đại hóaBộ phận văn học công khai là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng luật pháp của của chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân. Phân hóa thành nhiều xu hướngBộ phận văn học không công khai là văn học cách mạng, phải lưu hành bí mật. Xu hướng văn học lãng mạn: Thơ mới ( Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính)Xu hướng văn học hiện thực ( Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao)Hồ Chí Minh, Tố HữuThơ mới lúc đầu dùng để gọi tên 1 thể thơ: thơ tự do. Nó ra đời khoảng sau năm 1930, các thi sĩ trẻ xuất thân ''Tây học'' lên án thơ cũ (thơ Đường luật khuôn sáo, trói buộc) . Sau thơ mới không còn chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi 1 phong trào thơ có tính chất lãng mạn (1932 - 1945). Lưu Trọng Lư (1911-1991)Hàn Mặc Tử (1912-1930)Nguyễn Bính(1918-1966)Anh Thơ (1921-2005)Thơ mới: tác giả tiêu biểuXem những hình ảnh sau và nêu cảm nhận của em. Giả sử em rơi vào trường hợp đó thì em sẽ làm thế nào?Nhớ rừng_Thế Lữ_(2)Trả lời lần lượt các câu hỏi để tìm ra từ khóa, mỗi câu được nghĩ trong 30s(1)Đọc lại phần chú thích về tác giả và tác phẩm trong 2 phút(3)Lưu ý: Từ khóa có thể thay đổi/ thêm dấu Hoạt động cá nhânÔ chữ bí mật(1) Tên khai sinh của nhà thơ Thế Lữ là (2) Thể thơ của văn bản Nhớ rừngN G U Y Ễ N T H Ứ L ỄT H Ơ T Á M C H Ữ(3) Ngành nghệ thuật sân khấu mà Thế Lữ là người có công đầu tiên trong việc xây dựngK Ị C H N Ó I (4) Tác phẩm Bên đường thiên lôi (1936) thuộc thể loại nào?T R U Y Ệ N N G Ắ N(5) Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, thuộc phong trào thơ nào?T H Ơ M Ớ I(6) Tác giả của Thi nhân Việt Nam, người đã nhận xét: “Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” là ai?H O À I T H A N H(7) Tên giải thưởng mà Nhà nước đã trao tặng cho Thế Lữ là H Ồ C H Í M I N H1234567Từ khóa: Tên bút pháp chính được sử dụng trong văn bản “Nhớ rừng” là LÃNG MẠNTác giả- Thế Lữ (1907 - 1989), quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào Thơ mới. - Hồn thơ Thế Lữ dồi dào và đầy lãng mạn.- Tác phẩm chính: Mấy vần thơ (thơ, 1935), Vàng và máu (truyện, 1934), Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936).- Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2003).Tác phẩmNhớ rừngThể loại: Thơ 8 chữ (thơ mới hiện đại) - bài thơ đã góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ mới.PTBĐ: Biểu cảmXuất xứ: In trong tập “Mấy vần thơ” (1935) Đại ý: Mượn lời một con hổ trong vườn bách thú để nói lên tâm sự của người dân mất nước lúc bấy giờ. -Năm 1934 “Lời con hổ ở vườn bách thú”- trích tập “Mấy vần thơ”. -Năm 1940 đổi thành “Nhớ rừng”- trích tập “Mấy vần thơ tập mới”.Bố cụcKhổ 1+4: Tâm trạng của con hổ trong cảnh tù giam 1Khổ 2+3: Hồi tưởng quá khứ oanh liệt ngày xưa23Khổ 5: Nỗi niềm thực tại của hổ trong vườn bách thúHình ảnh con hổ trong vườn bách thú (Khổ 1+4) Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua, Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm. Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi, Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.trong cũi sắt,Gậmbị nhục nhằn tù hãm,khối căm hờnnằm dài trôngKhinhlàm trò lạ mắt, thứ đồ chơiGạch chân dưới những từ ngữ chỉ hoàn cảnh và tâm trạng của con hổKhổ 1Hoàn cảnhThành thứ đồ chơi Nhục nhằn tù hãm Bị nhốt trong cũi sắtTâm trạngBất bình Ngao ngán Căm hờn, uất hận Cam chịu, bất lực+ Gặm một khối căm hờn → sự căm hờn, uất hận tạo thành khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan. + Ta nằm dài trông → cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể → Sự ngao ngán, nằm buông xuôi bất lực. + Khinh lũ người... → sự khinh thường, bất bình khi sống với những kẻ tầm thường bé nhỏ, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng tầm thường. + Sa cơ...bị..để...chịu → Vì sa cơ lỡ vận nên phải cam chịu cuộc sống tù hãm, làm những việc tầm thường, vô vị.Sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọcGiọng thơ linh hoạt, tiết tấu phong phúTâm trạng ngao ngán căm uất, chỉ đành bất lực buông xuôi tuy nhiên bên trong vẫn ngùn ngụt một ngọn lửa căm hờn.Khổ 1Cảnh vườn bách thú hiện ra trước mắt chúa sơn lâm như thế nào? Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu, Ghét những cảnh không đời nào thay đổi, Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối: Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng; Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng Len dưới nách những mô gò thấp kém; Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm, Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.Khổ 4 không đời nào thay đổi,cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;Dải nước đen giả suối, mô gò thấp kém; vừng lá hiền lành, không bí hiểm,Cảnh vườn thúNhân tạo một cách đơn điệu, nhàm tẻ Tầm thường, giả dốiCảnh tù túng đáng chán, đáng khinh, đáng ghétGiọng thơ giễu cợt ở 2 câu đầuTừ ngữ liệt kêNhịp thơ ngắn, dồn dậpGiọng thơ như kéo dài hơn ở những câu tiếp theo Từ tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú, em có liên tưởng, suy nghĩ gì đến tình hình đất nước, nhân dân ta trong thời bấy giờ?Cảnh vườn bách thú là thực tại xã hội đương thờiThái độ của hổ là thái độ của người dân đối với xã hội đó.TIẾT 2Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩThảo luận nhómĐọc thầm đoạn 2 Hoàn thiện PBT số 1Nhận xétChi tiếtTừ ngữCảnh núi rừngHình ảnhÂm thanhHình ảnh con hổHành độngTư thếGiọng điệu, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnha/ Cảnh núi rừng hùng vĩChi tiếtTừ ngữCảnh núi rừngHình ảnhÂm thanhNhận xétCảnh núi rừng hùng vĩ với: “bóng cả, cây già” đầy vẻ thâm nghiêmÂm thanh dữ dội: “tiếng gió gào ngàn”,“giọng nguồn hét núi”,“thét khúc trường ca dữ dội”→ Từ ngữ chọn lọc, phong phú và gợi tả Nổi bật cảnh đại ngàn hùng vĩ, mạnh mẽ, hoang dã, bí ẩn linh thiêng, nơi giang sơn mà hổ đã từng ngự trị.b/ Hình ảnh con hổChi tiếtTừ ngữHình ảnh con hổHành độngTư thế+ Bước chân lên+ Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng → so sánh làm nổi bật sự mềm mại của thân hình hổ.+ Vờn bóng âm thầmOai phong; mạnh mẽ; uy nghiêm: dõng dạc đường hoàng; mắt thần quắc (khiến mọi vật đều im hơi) Câu thơ sống động, giàu chất tạo hình, diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm.Đêm vàng bờ suốiNgày mưa Bình minhChiều lênh láng máu Thảo luận 3’: Có ý kiến cho rằng khổ thơ 3 là một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp. Em hãy chỉ ra và trình bày cảm nhận của em về bộ tranh ấy.Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đững uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển 4 phương ngànTa lặng ngắm giang san ta đổi mới→ Hình ảnh con hổ mang dáng dấp của một bậc Đế vương→ Cảnh đẹp diễm lệ con hổ say mồi đứng uống ánh trăng đầy lãng mạn tựa 1 thi sĩĐâu những bình minh cây xanh nắng gộiTiếng chim ca giấc ngủ ta từng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắtĐể ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Cảnh chan hòa ánh sáng rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm hổ trở thành chúa tể muôn loài - một con mãnh thú săn mồi đầy quyền uy Bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ Nổi bật hình ảnh chúa sơn lâm với tư thế lẫm liệt, uy nghi, kiêu hùng.Bộ tranh tứ bìnhCâu hỏi tu từ kết hợp điệp ngữ “nào đâu? đâu?” → Diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó. Điệp từ “ta” Khí phách ngang tàng, tư thế kiêu hùng, ý thức được uy quyền của vị chúa tể SL; tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng. Và giấc mơ huy hoàng đã khép trong tiếng than u uất:“ - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” Khát vọng tự do mãnh liệt (Khổ 5) Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ ! Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị, Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa, Nơi ta không còn được thấy bao giờ ! Có biết chăng trong những ngày ngao ngán, Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn Để hồn ta phảng phất được gần ngươi, - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi ! Nhận xét về cách sử dụng câu trong khổ cuối của tác giả và nêu tác dụngCâu cảm thán liên tiếp, lời gọi thiết tha → Khát vọng tự do mãnh liệt nhưng bất lực.Bất hòa với thực tạiKhao khát tự do mãnh liệt to lớn nhưng bế tắc, bất lựcTâm sự của con hổTâm trạng chung của người dân VN mất nước khi đó .Phải sống trong cuộc đời gò bó, tối tăm nhưng đành bất lực.III. Tổng kếtBAMượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khát khao tự do mãnh liệt.Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thủa ấy.- Cảm hứng lãng mạn, hình ảnh thơ giàu chất tạo hìnhNghệ thuậtNội dung- Ngôn ngữ nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm. - Biểu tượng thích hợp đẹp đẽ thể hiện chủ đề bài thơ.Theo em, tại sao tác giả lại lựa chọn hình ảnh con hổ để thể hiện tư tưởng của mình? Việc lựa chọn đó nói lên điều gì? Vẽ/ sưu tầm tranh về con hổ và ghi lời đề từ bằng 1 vài câu thơ trong văn bản Nhớ rừng mà em thíchSoạn bài “Ông đồ”Ôn lại bài010203Hướng dẫn tự học

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_khoi_8_bai_18_doc_hieu_nho_rung_the_lu.pptx