Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 87: Đọc hiểu Ngắm trăng (Vọng nguyệt - Hồ Chí Minh)

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 87: Đọc hiểu Ngắm trăng (Vọng nguyệt - Hồ Chí Minh)

 Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969 ) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung

 Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang.

 Người không chỉ là chiến sĩ cách mạng kiệt suất mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới.

Bài thơ Vọng nguyệt (trích trong tập “Nhật ký trong tù”) sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam ở Quảng Tây- Trung Quốc ( 8/1942 – 9/1943 )

Nhật ký trong tù (tên Hán là Ngục trung nhật ký) là một tác phẩm văn học gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943

I Tìm hiểu chung:

 1. Tác giả:

 Hồ Chí Minh (1890-1969).

 2. Tác phẩm:

 - Xuất xứ: rút ra từ tập thơ “Nhật kí trong tù”.

 - Hoàn cảnh sáng tác: Bác Hồ viết tại nhà tù ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), từ tháng 8 -1942 đến tháng 9 -1943.

 - Thể loại: thơ thất ngôn tứ tuyệt.

 - Bố cục: 4 phần( Khai, thừa, chuyển hợp.) chia theo thể thơ

( Nếu chia theo nội dung: 2 phần

+ 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng

+ 2 câu cuối: Cuộc ngắm trăng.

 

ppt 15 trang thuongle 8570
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 87: Đọc hiểu Ngắm trăng (Vọng nguyệt - Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨCâu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ “TỨC CẢNH PÁC BÓ”?Câu 2: Qua bài thơ, em thấy Bác Hồ là người như thế nào?Đáp án:Câu 1: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang.Câu 2: Bác Hồ là người luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.Hãy nêu hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm Vọng nguyệt ? Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969 ) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang. Người không chỉ là chiến sĩ cách mạng kiệt suất mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Tìm hiểu chung1. Tác giả , tác phẩm TIẾT 87: Ngắm trăng(Vọng nguyệt) -Hồ Chí Minh -* Bài thơ Vọng nguyệt (trích trong tập “Nhật ký trong tù”) sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam ở Quảng Tây- Trung Quốc ( 8/1942 – 9/1943 ) TÁC PHẨM "NHẬT KÝ TRONG TÙ" Nhật ký trong tù (tên Hán là Ngục trung nhật ký) là một tác phẩm văn học gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 Phiên âmNgục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt ,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.*Đọc, hiểu chú thích Dịch nghĩaTrong tù không rượu cũng không hoa,Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ. Dịch thơ ( bản dịch của Nam Trân)Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.I Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969). 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: rút ra từ tập thơ “Nhật kí trong tù”. - Hoàn cảnh sáng tác: Bác Hồ viết tại nhà tù ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), từ tháng 8 -1942 đến tháng 9 -1943. - Thể loại: thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Bố cục: 4 phần( Khai, thừa, chuyển hợp.) chia theo thể thơ( Nếu chia theo nội dung: 2 phần+ 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng+ 2 câu cuối: Cuộc ngắm trăng. ? Hãy cho biết thể loại bài thơ. Xác định bố cục của bài. I. Tìm hiểu chung:II. Tìm hiểu chi tiết 1. Hai câu đầu: Tâm hồn nghệ sĩ của Bác Phiên âm:Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Dịch thơ:Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;- Hoàn cảnh trong tù, không rượu, hoa. Điệp từ “vô” nhấn mạnh sự thiếu thốn về vật chất. Bác bối rối, xao xuyến trước trăng đẹp.Tình yêu với trăng đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ đầu? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Qua câu thơ thứ hai, em thấy tâm trạng của Bác Hồ như thế nào? Theo em,Bác là người như thế nào với trăng? Tình yêu trăng có giúp được gì cho Bác trong hoàn cảnh này hay không? Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ngắm trăng: trong tù, bị đày đọa khổ sởKhông rượu, không hoa để thưởng lãm, khơi gợi nguồn thiHứngCâu nghi vấn thể hiện tâm trạng xốn xang, bối rối trước cảnhtrăng đẹpTâm hồn nghệ sĩ đích thực của Người: tình yêu thiên nhiên sayđắm, dù là thân tù nhưng vẫn rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của trăngI. Tìm hiểu chung:II. Tìm hiểu chi tiết 1. Hai câu đầu: Tâm hồn nghệ sĩ của Bác. 2. Hai câu thơ cuối – tinh thần lạc quan của BácNhận xét cấu trúc của hai câu cuối Nhân hướng song tiền khán minh nguyệtNguyệt tòng song khích khán thi giaNgười ngắm trăng soi ngoài của sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.NhânNguyệt SongSongMinh nguyệtThi gia-> Cấu trúc đối xứngSự hài hòa giữa chất THÉP và chất TÌNH Cuộc vượt ngục về tinh thần=> chất THÉPTình cảm giao hòa giữa trăng và người=> chất TÌNHNHÀ TÙ ĐEN TỐI THẾ GIỚI CỦA SỰ TÀN BẠO Song SắtVẦNG TRĂNG THƠ MỘNG THẾ GIỚI CỦA TỰ DO VÀ CÁI ĐẸPSong sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa- Sức mạnh tinh thần kỳ diệu, phong thái ung dung của người chiến sĩ vượt lên cảnh ngục tù Tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, tâm hồn thi nhân say đắm của một nghệ sĩ đích thực2. Hai câu thơ cuối – tinh thần lạc quan của Bác- Cấu trúc đối xứng : + Người vượt song sắt nhà tù để đến với vầng trăng tự do + Trăng cũng vượt song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ - Cuộc vượt ngục về tinh thần => chất thép- Tình cảm giữa trăng và người => chất tìnhNghệ thuật nhân hóa “ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” => Kẻ tri âm tìm đến người tri kỉ ( Bác và trăng là đôi bạn tri âm đã vượt qua song sắt nhà tù để đến với nhau.-> Bác là người yêu thiên nhiên, có tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường. I. Tìm hiểu chung.II. Tìm hiểu chi tiết. III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt- Điệp từ, nghệ thuật đối, nhân hóa- Sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển- hiện đại; thi sĩ-chiến sĩ 2. Nội dung chính: Ngắm trăng là bài thơ giản dị mà hàm xúc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. 3. Ý nghĩa văn bản: Tác phẩm thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù. ? Hãy nêu đặc điểm nghệ thuật, giá trị nội dung chính của văn bản?Qua bài thơ, ta thấy Bác vừa là người rất yêu thiên nhiên, vừa là người chiến sĩ với chất thép sáng ngời, một phong thái ung dung tự tại, vượt lên trên sự khắc nghiệt của nhà tù.? Qua bài thơ ta thấy Bác là người như thế nào.? Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: Thơ của Bác đầy trăng. Hãy sưu tầm một số bài thơ của Bác viết về trăng mà em biết: Trung thu Đêm thu Đêm lạnh Cảnh khuya Rằm tháng giêng Tin thắng trận Đi thuyền trên sông Đáy ...Hướng dẫn học sinh học ở nhà + Học thuộc lòng bài thơ (phần phiên âm và dịch thơ). + Nắm lại nội dung và nghệ thuật của văn bản. + Soạn bài tiếp theo: ĐI ĐƯỜNG.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_8_tiet_87_doc_hieu_ngam_trang_vong.ppt