Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiếng việt: Luyện tập Câu phân loại theo mục đích nói (Tiếp theo)

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiếng việt: Luyện tập Câu phân loại theo mục đích nói (Tiếp theo)

VD: Xác định kiểu câu của mỗi câu trong VD sau:

a) Hỡi ơi lão Hạc!(1) Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết (2)

Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?(3) Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn (4)

- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (5)

Câu nghi vấn:

- Câu cầu khiến:

- Câu cảm thán:

- Câu trần thuật:

1/ Câu cảm thán:

- Dấu hiệu hình thức:

+ Có các từ bộc lộ trực tiếp cảm xúc: ôi, chao ôi, a, ái, ối, trời ơi, hỡi ơi, than ôi, xiết bao, biết bao, làm sao, thay

+ Khi viết kết thúc bằng dấu chấm than.

- Chức năng: Bộc lộ trực tiếp cảm xúc.

- Sử dụng: Dùng trong giao tiếp, trong văn chương; không dùng VB KH, hành chính

2/ Câu trần thuật:

- Dấu hiệu hình thức:

+ Không có từ chuyên biệt của kiểu câu.

+ Khi viết kết thúc bằng dấu chấm, đôi khi bằng dấu chấm lửng, chấm than.

- Chức năng:

+ Chính: kể, tả, nhận định, thông báo

+ Chức năng khác: đề nghị, bộc lộ cảm xúc.

- Sử dụng: Được dùng phổ biến nhất.

 

ppt 10 trang thuongle 8890
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiếng việt: Luyện tập Câu phân loại theo mục đích nói (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 8LUYỆN TẬP Câu phân loại theo mục đích nói (tiếp)CÂU THEO MỤC ĐÍCH NÓICâu nghi vấnCâu cầu khiếnCâu cảm thánCâu Trần thuật(Mẹ về chưa?)(Mẹ về đi nhé!)(Ôi, mẹ về rồi!)(Mẹ về rồi.)mẹ vềVD: Xác định kiểu câu của mỗi câu trong VD sau:a) Hỡi ơi lão Hạc!(1) Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết (2) Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?(3) Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn (4)- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (5)I. NỘI DUNG KIẾN THỨC:- Câu nghi vấn: - Câu cầu khiến: - Câu cảm thán: - Câu trần thuật: 1/ Câu cảm thán: - Dấu hiệu hình thức:+ Có các từ bộc lộ trực tiếp cảm xúc: ôi, chao ôi, a, ái, ối, trời ơi, hỡi ơi, than ôi, xiết bao, biết bao, làm sao, thay + Khi viết kết thúc bằng dấu chấm than.- Chức năng: Bộc lộ trực tiếp cảm xúc. - Sử dụng: Dùng trong giao tiếp, trong văn chương; không dùng VB KH, hành chính2/ Câu trần thuật:- Dấu hiệu hình thức: + Không có từ chuyên biệt của kiểu câu.+ Khi viết kết thúc bằng dấu chấm, đôi khi bằng dấu chấm lửng, chấm than.- Chức năng: + Chính: kể, tả, nhận định, thông báo + Chức năng khác: đề nghị, bộc lộ cảm xúc.- Sử dụng: Được dùng phổ biến nhất.3512, 4I. LUYỆN TẬP:1/Bài 1: Thêm từ cảm thán vào mỗi cách diễn đạt sau đây để tạo thành câu cảm thán.a) Anh đến muộn quá.b) Tôi đau bụng.c) Vườn hoa này thật rực rỡ.d) Quả xoài này chua thế! e) Sao ông ta lại có thể độc ác thế chứ?a) Ôi, anh đến muộn quá!b) Trời ơi, tôi đau bụng quá!c) Chao ôi, vườn hoa này thật rực rỡ!d) Eo ôi, quả xoài này chua thế!e) Trời ơi, ông ta độc ác quá!Bài 2: Đặt câu cảm thán hoặc câu trần thuật theo nội dung những bức ảnh sau?Bài 2: Đặt câu cảm thán, câu trần thuật phù hợp nội dung mỗi bức ảnhÔi, màn biểu diễn xiếc thật là đẹp mắt!Những nghệ sĩ xiếc thật khéo léo trong từng động tác.Phải tập luyện gian khổ lắm mới có được tiết mục xiếc đẹp mắt như vậy đấy.Đây là những thửa ruộng bậc thang của người dân vùng cao.Ôi, những thửa ruộng bậc thang trông xa như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời!Những thửa ruộng bậc thang phản ánh trí tuệ và tinh thần lao động sáng tạo của ông cha ta xưa kia.Chao ôi, những trò chơi hồn nhiên của tuổi thơ không bao giờ tôi quên!Có lẽ tuổi thơ của chúng ta ai cũng từng chơi trò này.Đây là trò chơi nhảy cao.Bài 2: Đặt câu cảm thán, câu trần thuật phù hợp với mỗi bức ảnhĐây là cảnh họp chợ trên vùng sông nước Cà Mau.Ô, lại có cả chợ ở trên sông kìa!Ôi, cảnh chợ trên sông thật là nhộn nhịp!Đây là nếp sinh hoạt độc đáo của người dân miền Tây Nam Bộ.Hành động chở đồ cồng kềnh thản nhiên đi trên đường phố thật sự nguy hiểm cho người tham gia giao thông.Cần phải xử phạt nghiêm những trường hợp chở đồ cồng kềnh, vi phạm trật tự ATGT.Trời ơi, chở đồ kiểu này nguy hiểm quá!Chao ôi, con người cứ xả rác bừa bãi thế này thì sinh vật nào sống nổi! Thật là kinh khủng! Hành động xả rác bừa bãi như thế này cho thấy ý thức bảo vệ môi trường của con người thật đáng lên án! Các bức ảnh còn lại HS tự hoàn thành với câu cảm thán.BÀI 3: Từ thực tế tình trạng dịch bệnh Covid-19 toàn cầu hiện nay, em hãy viết một đoạn văn 8 -> 10 câu (theo cách diễn dịch) trình bày suy nghĩ của em về một khía cạnh mà em quan tâm xung quanh nạn đại dịch này. Trong đoạn văn có sử dụng các kiểu câu theo mục đích nói mà em đã học. (chú thích kiểu câu)a) Tìm hiểu đề: - Nội dung: + trình bày suy nghĩ + một khía cạnh xung quanh tình hình đại dịch Covid + Giới hạn : một khía cạnh của vấn đề- Hình thức:+ một đoạn văn + phương pháp: diễn dịch + giới hạn: từ 8 đến 10 câu- Kiến thức tích hợp: + Kiểu câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật) b) Gợi ý một số khía cạnh của vấn đề (tham khảo): Sự quan tâm chỉ đạo của chính phủ; tinh thần trách nhiệm của các y bác sĩ (chiến sĩ an ninh, quân đội); thái độ,ý thức trách nhiệm của người dân (tích cực, tiêu cực);những suy nghĩ, đánh giá của người nước ngoài về Việt Nam trong việc phòng chống dịch; hậu quả của đại dịch mà các nước đang phải gánh chịu .vv c) HS viết đoạn văn. Hướng dẫn: Hướng dẫn học tập Ghi nhớ đặc điểm hình thức, chức năng và cách sử dụng của các kiểu câu : nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật. Hoàn thành bài tập 3 (chỉnh sửa bổ sung nếu cần)- Xem trước văn bản Chiếu dời đô

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_8_tieng_viet_luyen_tap_cau_phan_lo.ppt