Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 37: Nói quá - Phạm Thị Lân

Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 37: Nói quá - Phạm Thị Lân

Mục tiêu bài học

 1- Nắm chắc thế nào là nói quá.

 2- Tác dụng của nói quá trong văn bản nghệ thuật cũng như trong giao tiếp hàng ngày.

 3- Phân biệt nói quá với nói khoác.

 4- Có kĩ năng sử dụng nói quá phù hợp với tình huống giao tiếp và tạo lập văn bản.

CẤU TRÚC BÀI HỌC

Phần 1: Giới thiệu bài mới

Phần 2: Tìm hiểu nói quá và tác dụng của nói quá

 - Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ

 - Hoạt động 2: Kết luận

 - Hoạt động 3: Ghi nhớ

 Phân biệt nói quá với nói khoác

 - Hoạt động 4: Bài tập nhanh

Phần 3: Luyện tập: (Bài tập 1, 2, 3, 4, 5)

Phần 4: Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức toàn bài

Phần 5: Hướng dẫn về nhà và Thư mục tài liệu tham khảo

 

pptx 20 trang Hà Thảo 22/10/2024 530
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 37: Nói quá - Phạm Thị Lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN NGỮ VĂN 7 
BỘ GD & ĐT - QUỸ LAWRENCE S.TING 
Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-learning lần thứ 4 
 Giáo viên: Phạm Thị Lân 
Email:c2ttyenlac.yenlac@vinhphucedu.vn 
Điện thoại di động: 0946512278 
Trường THCS Thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 
 Tháng 10/2016 
BÀI GIẢNG 
TIẾT 3 7 – NÓI QUÁ 
Mục tiêu bài học 
 1 - Nắm chắc thế nào là nói quá . 
 2- Tác dụng của nói quá trong văn bản nghệ thuật cũng như trong giao tiếp hàng ngày. 
 3- Phân biệt nói quá với nói khoác . 
 4- Có kĩ năng sử dụng nói quá phù hợp với tình huống giao tiếp và tạo lập văn bản. 
CẤU TRÚC BÀI HỌC 
Phần 1 : Giới thiệu bài mới 
Phần 2: Tìm hiểu nói quá và tác dụng của nói quá 
 - Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ 
 - Hoạt động 2: Kết luận 
 - Hoạt động 3: Ghi nhớ 
 Phân biệt nói quá với nói khoác 
 - Hoạt động 4: Bài tập nhanh 
Phần 3: Luyện tập: (Bài tập 1, 2, 3, 4, 5) 
Phần 4: Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức toàn bài 
Phần 5: Hướng dẫn về nhà và Thư mục tài liệu tham khảo 
a/ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. 
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
 (Tục ngữ) 
b/ Cày đồng đang buổi ban trưa 
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày . 
 Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. 
 (Ca dao) 
 Nói quá sự thật 
(cách nói phóng đại) 
Cách nói đúng sự thật 
 Tiết : 37 NÓI QUÁ 
Nói quá và tác dụng của nói quá 
1. Tìm hiểu ví dụ: 
Nói “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” và “ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là cách nói quá sự thật . 
Thực chất các câu này muốn nói đêm tháng năm, ngày tháng mười rất ngắn và mồ hôi rơi rất nhiều. 
 SO SÁNH HAI CÁCH NÓI 
 a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. 
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
 b. Cày đồng đang buổi ban trưa 
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày . 
 Ai ơi bưng bát cơm đầy 
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần 
 Mồ hôi rơi rất nhiều 
Đêm tháng năm rất ngắn 
Ngày tháng mười rất ngắn 
 Cách nói của ca dao, tục ngữ hay hơn vì cách nói này vừa nhấn mạnh vừa gây ấn tượng cho người đọc (người nghe) . 
 - Câu a (nhấn mạnh về tính chất ): đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn, ngắn đến mức độ chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối, nói vậy là để nhấn mạnh về thời gian giúp mọi người chú ý mà điều chỉnh công việc cho phù hợp. 
 - Câu b (nhấn mạnh về mức độ): Mồ hôi rơi rất nhiều như thế để mọi người thấy được người nông dân vất vả như thế nào khi làm ra hạt gạo. 
Ca dao, tục ngữ 
Nói đúng sự thật 
 Tiết : 37 NÓI QUÁ 
Nói quá và tác dụng của nói quá 
1 . Tìm hiểu ví dụ: 
Nhằm 
nhấn mạnh, 
gây ấn tượng, 
tăng sức 
biểu cảm 
BIỆN PHÁP 
 TU TỪ 
 NÓI QUÁ 
Cách nói 
 phóng đại 
mức độ, quy mô 
tính chất 
của sự vật, 
hiện tượng 
 Tiết : 37 NÓI QUÁ 
Nói quá và tác dụng của nói quá 
 1. Tìm hiểu ví dụ 
2. Kết luận 
Nói quá và tác dụng của nói quá 
 Tiết : 37 NÓI QUÁ 
1. Tìm hiểu ví dụ 
2. Kết luận 
3. Ghi nhớ 
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức 
độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được 
 miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức 
 biểu cảm. 
 Tiết : 37 NÓI QUÁ 
I. Nói quá và tác dụng của nói quá 
1. Tìm hiểu ví dụ : 
2. Kết luận : 
3. Ghi nhớ 
 Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm . 
 Xác định phép nói quá trong những câu sau và cho biết tác dụng của chúng: 
Nhớ, nhớ, tôi nhớ đến chết cũng không quên. 
-> khẳng định chắc chắn 
b. Bác ơi tim Bác mênh mông thế 
 Ôm cả non sông mọi kiếp người 
 (Tố Hữu) 
-> Tình yêu bao la của Bác dành cho Tổ quốc, dành cho nhân dân 
 c. Bao giờ chạch đẻ ngọn đa 
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.  ( Ca dao ) 
->Chuyện ta lấy mình khó có thể trở thành hiện thực 
4. Bài tập nhanh: 
 Tiết : 37 NÓI QUÁ 
I. Nói quá và tác dụng của nói quá 
QUẢ BÍ KHỔNG LỒ 
 Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí, anh A thấy quả bí to vội kêu lên : 
Chà quả bí to thật ! 
	Anh B cười mà rằng : 
- Thế thì lấy gì làm to ! Tôi đã từng thấy quả bí to hơn nhiều . Có lần tôi trông thấy quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa . 
 Anh A nói ngay : 
Thế thì lấy gì làm lạ ! Tôi nhớ có bận tôi còn trông thấy cái nồi to bằng cả cái đình làng ta . 
 (Theo Truyện cười dân gian ) 
LƯU Ý: Phân biệt nói quá với nói khoác . 
 Giống 
Đều phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. 
 Khác 
(Mục đích) 
NÓI QUÁ 
Là biện pháp tu từ nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm ( có tác động tích cực ) . 
NÓI KHOÁC 
 Nhằm phô trương bản thân, tạo sự hiểu nhầm cho người khác ,làm cho người khác tin vào điều không có thật, người nói bị chê cười(mang tính tiêu cực) 
 Tiết : 37 NÓI QUÁ 
I. Nói quá và tác dụng của nói quá 
II. Luyện tập 
Bài tập 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng biện pháp tu từ nói quá? 
Đúng - Click chột bất cứ đâu để tiếp tục. 
 Không đúng - Click chột bất cứ đâu để tiếp tục. 
Bạn đã hoàn thành tốt câu hỏi này. 
Câu trả lời của bạn là: 
Câu trả lời đúng là: 
Bạn chưa hoàn thành câu hỏi này 
Bạn cần hoàn thiện câu hỏi này để tiếp tục 
Trả lời 
Làm lại 
A) 
Đồn rằng bác mẹ anh hiền 
 Cắn hạt cơm không vỡ cắn hạt tiền vỡ tư. 
B) 
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn. 
C) 
Người ta là hoa đất. 
D) 
Cưới nàng anh xin dẫn voi 
 Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn. 
Bài tập 2: Trong giao tiếp hằng ngày hoặc trong thơ văn, để nhấn mạnh ý, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm, người ta hay dùng biện pháp tu từ nói quá, đúng hay sai? 
Đúng - Click chột bất cứ đâu để tiếp tục. 
 Không đúng - Click chột bất cứ đâu để tiếp tục. 
Bạn đã hoàn thành tốt câu hỏi này. 
Câu trả lời của bạn là: 
Câu trả lời đúng là: 
Bạn chưa hoàn thành câu hỏi này 
Bạn cần hoàn thiện câu hỏi này để tiếp tục 
Trả lời 
Làm lại 
A) 
Đúng 
B) 
Sai 
Bài tập 3: Điền từ thích hợp vào ô trống. 
Đúng - Click chột bất cứ đâu để tiếp tục. 
 Không đúng - Click chột bất cứ đâu để tiếp tục. 
Bạn đã hoàn thành tốt câu hỏi này. 
Câu trả lời của bạn là: 
Câu trả lời đúng là: 
Bạn chưa hoàn thành câu hỏi này 
Bạn cần hoàn thiện câu hỏi này để tiếp tục 
Trả lời 
Làm lại 
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại 
được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn 
tượng, tăng sức biểu cảm. 
sự vật, hiện tượng 
của 
Bài tập 4: Nối cột A với cột B để có đáp án đúng. 
Cột A 
Cột B 
a. 
Trẻ em như búp trên cành... 
b. 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. 
c. 
Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. 
d. 
Mặt cắt không ra máu 
c 
Nhân hóa 
a 
So sánh 
d 
Nói quá 
b 
Ẩn dụ 
Đúng - Click chột bất cứ đâu để tiếp tục. 
 Không đúng - Click chột bất cứ đâu để tiếp tục. 
Bạn đã hoàn thành tốt câu hỏi này. 
Câu trả lời của bạn là: 
Câu trả lời đúng là: 
Bạn chưa hoàn thành câu hỏi này 
Bạn cần hoàn thiện câu hỏi này để tiếp tục 
Trả lời 
Làm lại 
Tổng hợp 
Số đ iểm bạn đạt được 
{score} 
Điểm tối đa 
{max-score} 
Số câu trả lời sai 
{total-attempts} 
Question Feedback/Review Information Will Appear Here 
Review Quiz 
Continue 
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC 
Phóng đại 
Nói quá 
Tác dụng 
Mức độ 
Quy mô 
Tính chất 
Nhấn mạnh 
Gây ấn tượng 
Tăng sức biểu cảm 
 Sự vật hiện tượng 
 Tiết : 37 NÓI QUÁ 
Lưu ý: Cần phân biệt nói quá với nói khoác. 
1- Học bài cũ: 
 - Học thuộc ghi nhớ SGK/102. 
 - Xem lại các ví dụ đã phân tích. 
 - Hoàn thành các bài tập vào vở soạn. 
2 - Chuẩn bị bài mới : 
 - Ôn tập truyện kí Việt Nam. 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
Tư mục tài liệu tham khảo 
1. Sách giáo viên ngữ văn 8 NXB Giáo dục. 
2. Sách giáo khoa ngữ văn 8 NXB Giáo dục. 
3. Từ điển Tiếng Việt. 
4. Ngân hàng bài tập Tiếng Việt THCS lớp 8 - NXB Giáo dục. 
5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt- NXB Giáo dục. 
6. Bài tập cơ bản và nâng cao Ngữ văn 8- Đỗ Việt Hùng- NXB Giáo dục. 
7. Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn - NXB Giáo dục. 
8. 99 Phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt- Đinh Trọng Lạc- NXB Giáo dục 
CHÀO TẠM BIỆT! 
 CHÚC CÁC EM 
LUÔN MẠNH KHỎE, HỌC GIỎI. 
HẸN GẶP LẠI ! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_37_noi_qua_pham_thi_lan.pptx
  • docbai thuyet min t37 lop 8. doc.doc
  • docTHUYETMINH.doc