Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 90+91: Bài thơ Lá đỏ

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. ĐỌC – KHÁM PHÁ CHUNG
1. Đọc văn bản
2. Tác giả
- Nguyễn Đình Thi (1924–2003), quê ở Hà Nội.
- Là người đa tài: vừa sáng thơ, vừa viết truyện, tiểu luận, soạn kịch, nhạc nhưng thành công nhất là thơ.
- Thơ ông tự do, phóng khoáng, đồng thời cũng hàm súc, giàu chất suy tư, dạt dào cảm xúc yêu nước.
- Các tác phẩm chính:
+ Truyện, văn xuôi: Xung kích (1951); Thu đông năm nào (1954); Bên bờ sông Thao (tập truyện ngắn, 1957); Cái Tết của mèo con (truyện thiếu nhi, 1961);
+ Tiểu luận: Mấy vấn đề văn học (1956); Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)
+ Thơ: Người chiến sĩ (1958); Bài thơ Hắc Long (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Đất nước (1948 - 1955); Việt Nam quê hương ta;
+ Kịch: Con nai đen (1961); Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979); Người đàn bà hóa đá (1980);
2. Bài thơ Lá đỏ
a. Hoàn cảnh sáng tác
Được sáng tác vào tháng 12/1974 – thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn cuối, toàn quân và dân ta dồn sức cho tiền tuyến.
b. Đặc điểm về thể thơ của bài thơ
* Thể thơ: Tự do
* Đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện qua bài thơ
- Số tiếng trong một dòng: tự do, linh hoạt, dòng sáu tiếng, dòng bảy tiếng
- Số dòng trong mỗi khổ: Bốn khổ, số dòng linh hoạt trong mỗi khổ.
- Gieo vần: hai khổ đầu gieo vần chân và vần liền (gió - đỏ, đường - hương - trường); hai khổ cuối không gieo vần.
- Nhịp thơ: Nhịp thơ linh hoạt, phù hợp với cảm xúc của nhà thơ cũng như đối tượng miêu tả: dòng ngắt nhịp 2/2/2, dòng ngắt nhịp 4/3, dòng ngắt nhịp 3/3,.
LÁ ĐỎ (NGUYỄN ĐÌNH THI) HOẠT ĐỘNG 1 KHỞI ĐỘNG Xem video Video khơi gợi cho các em những cảm xúc gì ? HOẠT ĐỘNG 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. ĐỌC – KHÁM PHÁ CHUNG 1. Đọc văn bản 2. Tác giả Nguyễn Đình Thi Trò chơi “Giải mã tác giả văn học” CỐ LÊN! 1. Nguyễn Đình Thi sinh ra ở đâu? D. Băng Cốc A. Hà Nội. C. Viêng Chăn. B. Luông Pha Băng. HU HU... 2. Thông tin nào sau đây chưa chính xác về tác giả Nguyễn Đình Thi ? D. Ông từng là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam. A. Ông sinh năm 1924 C. Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài : một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình. B. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. HU HU... 3. Phong cách thơ của Nguyễn Đình Thi là : D. Thơ mang cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên một nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi. A. Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại. C. Thơ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén. Mang màu sắc trữ tình chính luận. B. Thơ luôn hướng đến cái chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. HU HU... 4. Hình tượng thơ xuyên suốt trong thơ Nguyễn Đình Thi là gì? D. Hình tượng người lính. A. Hình tượng người phụ nữ. C. Hình tượng đất nước và con người Việt Nam. B. Hình tượng người nông dân yêu nước. HU HU... 5. Đâu không phải là tác phẩm thơ của Nguyễn Đình Thi? D. Lá đỏ A. Đất nước C. Ngọn đèn đứng gác B. Việt Nam quê hương ta HU HU... Chuyên mục “Người nổi tiếng” Đóng vai phỏng vấn 1 MC – 1 HS để tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. + Thân thế, sự nghiệp + Vị trí văn học + Phong cách viết + Tác phẩm chính - Nguyễn Đình Thi (1924–2003), quê ở Hà Nội. - Là người đa tài: vừa sáng thơ, vừa viết truyện, tiểu luận, soạn kịch, nhạc nhưng thành công nhất là thơ. - Thơ ông tự do, phóng khoáng, đồng thời cũng hàm súc, giàu chất suy tư, dạt dào cảm xúc yêu nước. - Các tác phẩm chính: + Truyện, văn xuôi : Xung kích (1951); Thu đông năm nào (1954); Bên bờ sông Thao (tập truyện ngắn, 1957); Cái Tết của mèo con (truyện thiếu nhi, 1961); + Tiểu luận : Mấy vấn đề văn học (1956); Công việc của người viết tiểu thuyết (1964) + Thơ : Người chiến sĩ (1958); Bài thơ Hắc Long (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Đất nước (1948 - 1955); Việt Nam quê hương ta ; + Kịch: Con nai đen (1961); Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979); Người đàn bà hóa đá (1980); - Được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996 2. Bài thơ Lá đỏ a. Hoàn cảnh sáng tác Được sáng tác vào tháng 12/1974 – thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn cuối, toàn quân và dân ta dồn sức cho tiền tuyến. b. Đặc điểm về thể thơ của bài thơ * Thể thơ : Tự do * Đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện qua bài thơ - Số tiếng trong một dòng: tự do, linh hoạt, dòng sáu tiếng, dòng bảy tiếng - Số dòng trong mỗi khổ: Bốn khổ, số dòng linh hoạt trong mỗi khổ. - Gieo vần: hai khổ đầu gieo vần chân và vần liền (gió - đỏ, đường - hương - trường); hai khổ cuối không gieo vần. - Nhịp thơ: Nhịp thơ linh hoạt, phù hợp với cảm xúc của nhà thơ cũng như đối tượng miêu tả: dòng ngắt nhịp 2/2/2, dòng ngắt nhịp 4/3, dòng ngắt nhịp 3/3,... c. Nhân vật trữ tình Nhân vật trữ tình là một người lính t rên đường hành quân thần tốc vào chiến trường, chuẩn bị cho chiến dịch mùa xuân năm 1975. Bài thơ kể lại cuộc gặp gỡ giữa người lính với một cô thanh niên xung phong đang làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn. d. Bố cục - Bốn câu đầu : Cuộc gặp gỡ trên đỉnh Trường Sơn - Bốn câu sau : Cuộc chia tay trên đỉnh Trường Sơn II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN 1. Cuộc gặp gỡ và chia tay trên đỉnh Trường Sơn Mật thư 1_ PHT 1.1: Không gian rừng Trường Sơn 1. Tìm các chi tiết miêu tả không gian gặp gỡ - rừng Trường Sơn. 2 . Nhận xét về khung cảnh Trường Sơn. Không gian đó giúp em hiểu gì về bối cảnh lịch sử, về những con đường hành quân ra trận những năm chiến tranh? - Hình ảnh 1.1. Không gian gặp gỡ - rừng Trường Sơn + Đỉnh Trường Sơn lộng gió – không gian trên cao + Rừng lạ ào ào lá đỏ + Bụi nhòa trời lửa - Ý nghĩa : Khung cảnh thiên nhiên Trường Sơn góp phần gợi lên bối cảnh lịch sử hào hùng của những năm tháng chống Mỹ ác liệt khi cả nước đang dồn sức cho tiền tuyến, quyết tâm thống nhất đất nước. 1.2. Vẻ đẹp con người nơi Trường Sơn - Nhịp thơ 2/2/2 Gợi lên những bước chân nhanh, mạnh, dồn dập, dứt khoát của những người lính, *Hình ảnh đoàn quân ra trận: “Đoàn quân vẫn đi vội vã ” - Từ láy “vội vã” làm nổi bật tinh thần khẩn trương, tranh thủ từng phút giây hành quân * Hình ảnh người em gái tiền phương - Tư thế, trang phục : Em đứng bên đường như quê hương; Vai áo bạc quàng súng trường Gợi hình ảnh của cô gái thanh niên xung phong vừa thân thương, dịu dàng, gần gũi, giản dị; vừa kiên cường, dũng cảm, vững vàng khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh so sánh : “em gái tiền phương” được so sánh “như quê hương” Vẻ đẹp của người em gái tiền phương trở thành biểu tượng của quê hương, đất nước. - Tình cảm của người lính đối với em gái tiền phương: + Ngắt nhịp 4/3 ở dòng thơ “Em đứng bên đường/ như quê hương ” Nhấn mạnh niềm mến thương, tâm trạng xúc động của người lính khi gặp lại quê hương qua hình ảnh người em gái tiền phương. + Yêu mến, tự hào về những người vô danh đã và đang dồn sức cho cuộc chiến cuối cùng, âm thầm cống hiến, hi sinh thẩm lặng cho Tổ quốc,... 1.3. Lời hẹn khi chia tay “Chào em em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn” - Cuộc gặp gỡ giữa người lính và cô gái thanh niên xung phong chỉ diễn ra trong chốc lát. - Lời chào thay lời hứa hẹn sẽ gặp lại nhau giữa Sài Gòn khi nước nhà đã hoàn toàn độc lập, thống nhất. - Niềm tin của người lính dựa trên cơ sở thực tế vững chắc, đó là sự đồng lòng quyết tâm dồn sức mạnh toàn quân, toàn dân vào cuộc chiến. 2. Mạch cảm xúc, ý nghĩa nhan đề, cảm hứng chủ đạo * Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình Mến thương người em gái nhỏ Yêu mến, tự hào về những người anh hùng vô danh; biết ơn những cống hiến, hi sinh lớn lao, thẩm lặng của hàng triệu người con cho Tổ quốc Niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng cuối cùng của cuộc kháng chiến. * Ý nghĩa nhan đề Lá đỏ - Mỗi chiếc lá gợi liên tưởng tới một cá nhân, cả rừng lá đỏ ào ào gợi lên hình ảnh hào hùng của cả dân tộc, đất nước. - Tô đậm hình ảnh lá đỏ, nhà thơ như muốn nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa sự đóng góp của mỗi cá nhân vào thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh nhân dân. *Cảm hứng chủ đạo Ngợi ca tinh thần yêu nước, những đóng góp lớn lao của những người anh hùng chưa biết tên III. TỔNG KẾT - Bài thơ viết theo thể tự do. - Giọng thơ hào hùng, nhịp thơ chắc khỏe. - Hình ảnh thơ mang sức khái quát cao. 1. Đặc sắc nghệ thuật 2. Đặc sắc nội dung - Bài thơ tái hiện cả một cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. - Ngợi ca tinh thần yêu nước, những đóng góp lớn lao của những người anh hùng chưa biết tên HOẠT ĐỘNG 3 LUYỆN TẬP Bài tập 1 . HS vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các hình ảnh chính trong bài thơ Lá đỏ. Bài tập 2. Viết đoạn văn (7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ. Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn STT Tiêu chí Đạt Chưa đạt 1 Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 7 – 9 câu. 2 Đoạn văn đúng chủ đề: suy nghĩ về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ: - Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa qua những chi tiết nào? - Qua những chi tiết đó, hình ảnh “em gái tiền phương” hiện lên như thế nào? - Ý nghĩa của hình ảnh “em gái tiền phương”? 3 Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn. 4 Đoạn văn đảm bảo về yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp. HOẠT ĐỘNG 4 VẬN DỤNG 1. Bài tập 1: Chia sẻ Yêu cầu: Qua bài thơ Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi), em rút ra thông điệp ý nghĩa gì cho bản thân? 2. Bài tập 2: Dự án đọc hiểu VB Nhóm 1: Tập làm hoạ sĩ, nhạc sĩ Yêu cầu: HS vẽ tranh minh hoạ nội dung bài thơ hoặc phổ nhạc cho bài thơ. Nhóm 2: Tập làm hoạt cảnh Yêu cầu: HS có thể làm nhạc kịch/ tiểu phẩm ngắn để minh hoạ cho văn bản thơ . 1. Bài tập 1: Thông điệp rút ra từ văn bản - Mỗi người cần có ý thức trách nhiệm đối với đất nước, sẵn sàng cống hiến hết mình cho đất nước. - Niềm tin và hi vọng là động lực làm nên sức mạnh to lớn giúp ta vượt qua mọi khó khắn, rào cản. - Cần biết ơn đối với thế hệ đi trước – những người anh hùng đã không tiếc tuổi xuân, cống hiến và hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc. 2. Bài tập 2: HS tiếp nối dự án mà GV đã giao từ sau khi đọc hiểu VB “Đồng chí” (Chính Hữu). THANK YOU
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_9091_bai_tho_la_do.pptx