Đề cương ôn tập học kì I Địa lí Lớp 8
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
a. Đặc điểm địa hình
- Châu Á có nhiều hệ thống núi (Hi-ma-lay-a, Côn Luân, An-tai.), sơn nguyên cao, đồ sộ (Tây Tạng, I-ran.) và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới (Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Trung.).
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính:
+ Đông - tây hoặc gần đông - tây
+ Bắc - nam hoặc gần bắc - nam
→Làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
b. Khoáng sản
- Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn.
- Các khoảng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,.
I.Châu Á 1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục - Châu Á là một bộ phận của lục địa Á - Âu. - Diện tích phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2. - Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn. - Đây là châu lục rộng nhất thế giới. 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản a. Đặc điểm địa hình - Châu Á có nhiều hệ thống núi (Hi-ma-lay-a, Côn Luân, An-tai...), sơn nguyên cao, đồ sộ (Tây Tạng, I-ran...) và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới (Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Trung...). - Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: + Đông - tây hoặc gần đông - tây + Bắc - nam hoặc gần bắc - nam →Làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp. - Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm. b. Khoáng sản - Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. - Các khoảng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,... c.Khí hậu Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau - Từ Bắc xuống Nam có 5 đới khí hậu: + Đới khí hậu cực và cận cực + Đới khí hậu ôn đới + Đới khí hậu cận nhiệt + Đới khí hậu nhiệt đới + Đới khí hậu xích đạo => Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. D,Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau Ví dụ: Đới khí hậu ôn đới phân hoá thành các kiểu khí hậu sau: + Kiểu ôn đới lục địa + Kiểu ôn đới gió mùa + Kiểu ôn đới hải dương - Nguyên nhân: Lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên khí hậu còn thay đổi theo chiều cao. 3. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa a. Các kiểu khí hậu gió mùa + Gió mùa nhiệt đới ở Đông Nam Á và Nam Á + Gió mùa cận nhiệt và ôn đới Đông Á - Đặc điểm về mùa hè : Nóng ẩm mưa nhiều - Đặc điểm về mùa đông : Khô lạnh ít mưa b. Các kiểu khí hậu lục địa - Chiếm diện tích lớn v,trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. - Đặc điểm về mùa hè: khô, rất nóng. Biên độ nhiệt ngày, năm rất lớn, cảnh quan hoang mạc phát triển. - Đặc điểm về mùa đông: khô, rất lạnh. 4. Đặc điểm sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công ...), nhưng phân bố không đều. - Sông ngòi châu Á có chế độ nước khá phức tạp, thể hiện: + Khu vực Bắc Á: mạng lưới sông dày đặc chảy theo hướng từ nam lên bắc, đóng băng vào mùa đông, mùa xuân có lũ do băng tan. + Khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á: mạng lưới dày có nhiều sông lớn, lượng nước lớn vào mùa mưa. + Khu vực Tây Nam Á và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan. * Sông ngòi Bắc Á có giá trị về giao thông, thủy điện, còn sông các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. 5. Các đới cảnh quan tự nhiên - Cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa rất đa dạng với nhiều loại: + Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới. + Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. Trong rừng có nhiều gỗ tốt, nhiều loại động vật quý hiếm. - Ngày nay, cảnh quan rừng còn lại rất ít, bởi vậy việc bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á. 6. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc - Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, Môn-gô-lô-ít, Ôxtra-lô-ít. - Các luồng di dân và việc mở rộng giao lưu đã dẫn đến sự hợp huyết giữa người thuộc các chủng tộc, các dân tộc trong mỗi quốc gia. Họ chung sống bên nhau và cùng góp sức xây dựng quê hương đất nước. 7. Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay Sau chiến tranh thế giới lần II nền kinh tế các nước Châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, biểu hiện: xuất hiện cường quốc kinh tế Nhật Bản và một số nước công nghiệp mới (NIC). Nhóm nước Đặc điểm phát triển kinh tế Tên nước – vùng phân bố Phát triển cao. Nền kinh tế - xã hội toàn diện Nhật Bản Công nghiệp mới. Mức độ công nghiệp hoá cao, nhanh. Xi- ga- po, Hàn Quốc Đang phát triển. Nông nghiệp phát triển chủ yếu. Việt Nam, Lào Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Công nghiệp phát triển nhanh, nông nghiệp có vai trò quan trọng. Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan Trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao. Khai thác dầu khí xuất khẩu. Arập- Xêút, Bru- nây. Kết luận: Sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước và vùng lãnh thổ của châu Á không đều. Còn nhiều nước đang phát triển có thu nhập thấp, nhân dân còn nghèo khổ. Tình hình phát triển: 8. Nông nghiệp - Có 2 khu vực có cây trồng vật nuôi khác nhau: khu vực gió mùa ẩm và khu vực khí hậu lục địa khô hạn. - Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất: + Lúa gạo: 93% sản lượng thế giới + Lúa mì: 39% sản lượng thế giới - Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo - Thái Lan, Việt Nam đứng thứ nhất và thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. - Vật nuôi cũng đa dạng: + Vùng khí hậu ẩm ướt: trâu, bò, lợn, gà, vịt,... + Vùng khí hậu tương đối khô hạn: dê, bò, ngựa, cừu,... Ở Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc 9. Công nghiệp - Hầu hết các nước châu Á đều ưu tiên phát triển công nghiệp. - Công nghiệp bao gồm công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến; các ngành rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều. Bảng số liệu về sản xuất, tiêu dùng than và dầu mỏ của một số nước châu Á năm 2015 - Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,... - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu khắp các nước. 10. Dịch vụ Ngày nay hoạt động dịch vụ rất được các nước coi trọng, đặc biệt các nước có trình độ phát triển cao: Nhật, Hàn Quốc, Xingapo. II.khu vực nam á 1. Khí hậu, sông ngòi ,cảnh quan tự nhiên và kinh tế-xã hội: - Khí hậu: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng: + Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh, khô, mùa hạ nóng, ẩm. + Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao. + Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan có khí hậu nhiệt đới khô. - Sông ngòi: dày đặc, có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Ba-ra-pút. - Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao. -kinh tế, xã hội nam á: - Trước đây khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ. - Tuy nhiên nền kinh tế- xã hội trong khu vực thiếu ổn định. - Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực: + Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới. + Cơ cấu ngành đa dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,...còn phát triển đòi hỏi các ngành công nghệ cao, vi tính, điện tử, máy tính,... + Nông nghiệp: phát triển với cuộc "cách mạng Xanh" và cuộc "cách mạng Trắng". III.Tây Nam Á A,vị trí: Nằm ở phía Tây Nam của châu Á. - Vị trí tiếp giáp: + Châu Âu, châu Phi. + Khu vực Trung Á, khu vực Nam Á. + Vịnh biển: biển Ả- rập, biển Đỏ, Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi, vịnh Pec-xich. -> Vị trí chiến lược quan trọng, vị trí ngã ba châu lục Á, Phi, Âu, giữa các vùng biển và đại dương. B,
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_dia_li_lop_8.docx