Đề khảo sát chất lượng học sinh Hóa học Lớp 12 - Mã đề 209 - Năm học 2020-2021 - Sở GD & ĐT Phú Thọ
Câu 42: Chất nào sau đây có thể làm mềm được cả nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu?
A. Ca(OH)2. B. NaCl. C. NaOH. D. Na3PO4.
Câu 43: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?
A. Cd. B. Ni. C. Cs. D. Cr.
Câu 44: Cấu hình electron của các kim loại kiềm có dạng
A. [khí hiếm]ns1. B. [khí hiếm]ns2. C. [khí hiếm]ns2 np1. D. [khí hiếm]ns2 np2.
Câu 45: lon Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn ion nào sau đây?
A. Cu2+. B. Fe2+. C. Ag+. D. Zn2+.
Câu 46: Muối nào sau đây là muối axit
A. NH4NO3. B. NaHCO3. C. Na3PO4. D. CH3COOK.
Câu 47: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện?
A. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu. B. CuO + H2 → Cu + H2O.
C. 2Al + Cr2O3 → 2Cr + Al2O3. D. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2.
Câu 48: Polime nào sau đây có tính dẻo?
A. Poli(hexametylen adipamit). B. Poli(butadien stiren).
C. Poliisopren. D. Polistiren
Câu 49: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit?
A. xenlulozơ. B. protein. C. tinh bột. D. glucozơ.
À‘‘à PAGE: Thầy Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 1 2K3 THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút;không kể thời gian phát đề Đề khảo sát có: 04 trang Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................ H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Rb=85,5; Ag=108; Ba=137. Câu 41: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. Alanin. B. Lysin. C. Metylamin. D. Axit glutamic. Câu 42: Chất nào sau đây có thể làm mềm được cả nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu? A. Ca(OH)2. B. NaCl. C. NaOH. D. Na3PO4. Câu 43: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất? A. Cd. B. Ni. C. Cs. D. Cr. Câu 44: Cấu hình electron của các kim loại kiềm có dạng A. [khí hiếm]ns1. B. [khí hiếm]ns2. C. [khí hiếm]ns2 np1. D. [khí hiếm]ns2 np2. Câu 45: lon Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn ion nào sau đây? A. Cu2+. B. Fe2+. C. Ag+. D. Zn2+. Câu 46: Muối nào sau đây là muối axit A. NH4NO3. B. NaHCO3. C. Na3PO4. D. CH3COOK. Câu 47: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện? A. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu. B. CuO + H2 → Cu + H2O. C. 2Al + Cr2O3 → 2Cr + Al2O3. D. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2. Câu 48: Polime nào sau đây có tính dẻo? A. Poli(hexametylen adipamit). B. Poli(butadien stiren). C. Poliisopren. D. Polistiren Câu 49: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit? A. xenlulozơ. B. protein. C. tinh bột. D. glucozơ. Câu 50: Các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong A. rượu. B. dầu hỏa. C. xút. D. nước. Câu 51: Thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng. Công thức hóa học của thạch cao sống là A. MgCO3. B. CaSO4.2H2O. C. CaSO4.H2O. D. CaCO3. Câu 52: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch thành Fe? A. Mg. B. Ag. C. Cu. D. Na À‘‘à PAGE: Thầy Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 2 2K3 THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY Câu 53: Amin nào sau đây là amin bậc 2? A. Etylamin. B. Anilin. C. Dimetylamin. D. Trimetylamin. Câu 54: Chất nào sau đây là anken? A. C2H2. B. C2H6. C. C6H6. D. C2H4. Câu 55. Chất nào sau đây ở trạng thái rắn gọi là nước đá khô? A. CO. B. N2. C. H2O. D. CO2. Câu 56. Kim loại nào sau đây tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo dung dịch kiềm? A. Be. B. Mg. C. Na. D. Al. Câu 57. Thủy phân hoàn toàn một lượng triolein trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 1 mol glyxerol và A. 3 mol axit oleic. B. 1 mol natri oleat. C. 1 mol axit oleic. D. 3 mol natri oleat. Câu 58. Este CH3COOC2H5 có tên gọi là A. metyl axetat. B. etyl fomat. C. metyl propionat. D. etyl axetat. Câu 59. Kim loại X tan trong dung dịch HCl nhưng không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội. Kim loại X là A. Zn. B. Mg. C. Al. D. Cu. Câu 60. Để tráng một lớp Ag lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. Chất X là A. glucozơ. B. tinh bột. C. etyl axetat. D. saccarozơ. Câu 61: Tiến hành thí nghiệm sau: Lấy ba ống nghiệm sạch, thêm vào mỗi ống 2 ml nước cất, sau đó cho vào mỗi ống vài giọt anillin, lắc kĩ. - Ống nghiệm thứ nhất: Để nguyên. - Ống nghiệm thứ hai: Nhỏ từng giọt dung dịch HCl đặc, lắc nhẹ. - Ông nghiệm thứ ba: Nhỏ từng giọt dung dịch nước brom, lắc nhẹ. Cho các phát biểu sau: (a) Ở ống nghiệm thứ nhất, anilin hầu như không tan và nổi trên nước. (b) Ở ống nghiệm thứ hai, thu được dung dịch đồng nhất. (c) Ở ống nghiệm thứ ba, nước brom mất màu và có kết tủa trắng. (d) Phản ứng ở ống nghiệm thứ hai chứng tỏ anilin có tính bazơ. (e) Ở ống nghiệm thứ ba, nếu thay anilin bằng phenol thì thu được hiện tượng tương tự. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 62: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch muối sunfat của một kim loại M (hoá trị II) với cường độ dòng điện không đổi 1,93A, cho đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì hết 6400 giây và khối lượng catot tăng 3,712 gam. Kim loại M là A. Fe. B. Ni. C. Cu. D. Zn. À‘‘à PAGE: Thầy Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 3 2K3 THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY Câu 63: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4. Khử m gam hỗn hợp X bằng khí CO dư (đun nóng) thu được 0,798m gam hỗn hợp kim loại. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl lấy dư thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 427,44 gam kết tủa và V lít khí NO (đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,75V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 85,5. B. 81,2. C. 83,2. D. 79,2. Câu 64: Chất X là một amin bậc 3 điều kiện thường ở thể khí. Lấy 7,08 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối thu được là A. 12,82 gam. B. 14,38 gam. C. 10,73 gam. D. 11,46 gam. Câu 65: Nung nóng 11,84 gam hỗn hợp Fe, Cu trong bình kín chứa oxi, thu được 15,84 gam hỗn hợp X. Hoà tan X trong dung dịch HCl, không thấy có khí thoát ra và thu được dung dịch Y (gồm ba muối). Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch Z chứa 44,08 gam chất tan và m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 71,75. B. 29,16. C. 73,91. D. 100,91. Câu 66: Hỗn hợp X chứa một axit đơn chức, một ancol hai chức và một este hai chức (các chất đều no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol X cần 10,752 lít khí O2. Sau phản ứng thấy khối lượng của CO2 lớn hơn khối lượng của H2O là 10,84 gam. Mặt khác, 0,09 mol X tác dụng vừa hết với 0,1 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan và một ancol Y, có tỉ khối hơi so với không khí là 2,62. Giá trị của m là A. 8,4. B. 8,2. C. 9,8. D. 6,8. Câu 67: Hỗn hợp X gồm hai este có cùng công thức phân tử C9H10O2 đều chứa vòng benzen. Để phản ứng hết với 22,5 gam hỗn hợp X cần tối đa 11,2 gam KOH trong dung dịch, cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được chất rắn E chỉ gồm hai muối Y, Z (biết 90 < MY < MZ). Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 67%. B. 71%. C. 52%. D. 65%. Câu 68: Chất X, Y và Z là những cacbohiđrat có đặc điểm: X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng. Y là loại đường phổ biến nhất, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường. Sự dư thừa Z trong máu người là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Chất X, Y và Z lần lượt là: A. tinh bột, saccarozơ và fructozơ. B. tinh bột, saccarozơ và glucozơ. C. xenlulozơ, fructozơ và glucozơ. D. xenlulozơ, saccarozơ và fructozơ. Câu 69: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và hiđrocacbon Y (số mol X lớn hơn số mol Y). Đốt cháy hết 0,26 mol E cần dùng vừa đủ 2,51 mol O2, thu được N2, CO2 và 1,94 mol H2O. Mặt khác, nếu cho 0,26 mol E tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng HCl phản ứng tối đa là 0,28 mol. Phần trăm khối lượng của X trong E là A. 54,34. B. 53,85. C. 51,52. D. 55,35. Câu 70: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: (a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O (đun nóng) À‘‘à PAGE: Thầy Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 4 2K3 THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY (b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4 (c) nX3 + nX4 → Poli(etilen terephtalat) + 2nH2O (đun nóng, xúc tác) (d) X3 + 2X2 ↔ X5 + 2H2O (đun nóng, H2SO4 đặc xúc tác) Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C9H8O4; X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X5 là: A. 194. B. 222. C. 118. D. 90. Câu 71: Cho các loại tơ: capron, xenlulozơ axetat, tơ tằm, nitron, nilon-6,6. Số tơ thuộc loại poliamit là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 72: Ngâm thanh Cu vào dung dịch AgNO3, thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào X, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.C. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3. Câu 73: Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ. Cho m gam X thực hiện phản ứng tráng bạc, thu được 0,2 mol kết tủa. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X thì cần a mol O2, thu được CO2 và 1,26 mol H2O. Giá trị của a là A. 0,16. B. 1,92. C. 1,32. D. 1,26. Câu 74: Cho các phát biểu sau: (a) Poli(vinyl clorua) được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, da nhân tạo... (b) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất giấy viết, tơ nhân tạo. (c) Dùng giấm ăn có thể làm sạch được các vết gỉ kim loại hoặc làm tan cặn trong phích nước. (d) Có thể tận dụng dầu ăn, mỡ phế thải để sản xuất glixerol và xà phòng. (e) Khi nấu riêu cua, gạch cua nổi lên là hiện tượng hoá học. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 75: Phát biểu nào sau đây sai? A. Ancol metylic được dùng trong chế biến thực phẩm. B. Trong thành phần của sữa chua có chứa axit lactic. C. Fomalin được dùng để ngâm xác động vật. D. Uống nhiều rượu rất có hại cho sức khỏe. Câu 76: Cho các phát biểu sau: (a) Để tinh chế Ag bị lẫn tạp chất Fe, có thể dùng dung dịch FeCl3. (b) Khi vỡ nhiệt kế thuỷ ngân, để loại bỏ thủy ngân thì phương pháp hiệu quả nhất là dung bột lưu huỳnh. (c) Gắn những khối kẽm lên vỏ tàu bằng thép (phần ngâm trong nước) để bảo vệ vỏ tàu là phương pháp điện hoá. (d) Sắt tây là sắt trang thiếc được dùng làm đồ hộp đựng thực phẩm. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì sắt bị ăn mòn trước. (e) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4, thu được kim loại Cu bám vào mẩu Na. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. À‘‘à PAGE: Thầy Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 5 2K3 THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY Câu 77: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol Ba và 0,12 mol Al2O3 vào nước dư. (b) Cho 0,2 mol Na vào 100 ml dung dịch chứa 0,2 mol CuSO4. (c) Cho lượng dư dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho a mol hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch chứa 3a mol HCl. (e) Cho a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 2,4a mol NaOH. Khi phản ứng trong các thí nghiệm trên kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 78: Cho 9,15 gam hỗn hợp Na, Ba tan hết trong nước dư, thu được dung dịch X và 2,24 lít khí H2. Thể tích dung dịch HCl 2M cần để trung hoà X là A. 200 ml B. 100 ml. C. 50 ml. D. 150 ml. Câu 79: Hợp chất hữu cơ X có chứa C, H, O, N. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X bằng lượng vừa đủ 0,0875 mol O2. Sau phản ứng cháy, sục toàn bộ sản phẩm vào nước vôi trong dư. Sau các phản ứng hoàn toàn, thấy tách ra 7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 2,39 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu, đồng thời có 0,336 lít khí thoát ra ở đktc. Khi lấy 4,46 gam X tác dụng vừa đủ với 60ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa m gam 3 chất tan gồm một muối axit hữu cơ đơn chức và hai muối của hai amino axit (đều chứa một nhóm –COOH và một nhóm -NH2, phân tử khối hơn kém nhau 14 đvC). Giá trị của m là: A. 5,80. B. 6,14. C. 6,48. D. 5,44. Câu 80: Phát biểu nào sau đây đúng? A. 1 mol axit glutamic tác dụng vừa đủ với 1 mol NaOH hoặc 2 mol HCl. B. Có 4 amin đều có công thức phân tử là C3H9N. C. Cho dung dịch anbumin (lòng trắng trứng) tác dụng với Cu(OH)2, xuất hiện màu xanh. D. Peptit Ala-Gly-Val-Gly thuộc loại tripeptit. ----------- HẾT ---------- ĐÁP ÁN À‘‘à PAGE: Thầy Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 6 2K3 THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY 41A 42D 43D 44A 45C 46B 47A 48D 49B 50B 51B 52A 53C 54D 55D 56C 57D 58D 59C 60A 61C 62B 63A 64D 65C 66B 67A 68B 69A 70A 71D 72A 73C 74B 75A 76C 77D 78B 79A 80B HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 41: Alanin không làm đổi màu quỳ tím Chọn A Câu 42: Na3PO4có thể làm mềm được cả nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu Chọn D Câu 43: Cr có độ cứng lớn nhất Chọn D Câu 44: Cấu hình electron của các kim loại kiềm có dạng [khí hiếm]ns1 Chọn A Câu 45: lon Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Ag+ Chọn C Câu 46: Muối NaHCO3 là muối axit Chọn B Câu 47: Phản ứng Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu không thuộc phương pháp nhiệt luyện Chọn A Câu 48: Polime Polistiren có tính dẻo Chọn D Câu 49: Trong phân tử hợp chất protein có liên kết peptit Chọn B Câu 50: Các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa Chọn B Câu 51: Công thức hóa học của thạch cao sống là CaSO4.2H2O Chọn B Câu 52: Mg khử được ion Fe2+ trong dung dịch thành Fe Chọn A Câu 53: Dimetylamin là amin bậc 2 Chọn C Câu 54: C2H4 là anken Chọn D Câu 55. CO2 ở trạng thái rắn gọi là nước đá khô Chọn D Câu 56. Na tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo dung dịch kiềm (NaOH) À‘‘à PAGE: Thầy Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 7 2K3 THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY Chọn C Câu 57. (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H33COONa + C3H5(OH)3 Chọn D Câu 58. Este CH3COOC2H5 có tên gọi là etyl axetat Chọn D Câu 59. Al tan trong dung dịch HCl nhưng không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội. Chọn C Câu 60. Để tráng một lớp Ag lên ruột phích, người ta cho glucozơ phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. Chọn A Câu 61: (a) Sai: anilin hầu như không tan nhưng chìm xuống. (b) Đúng. (c) Đúng. (d) Đúng. (e) Đúng. Chọn C Câu 62: ne = It/2F = 0,064 M = 3,712/0,064 = 58 → M là Ni Chọn B Câu 63: À‘‘à PAGE: Thầy Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 8 2K3 THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY Chọn A Câu 64: X là amin bậc 3 điều kiện thường ở thể khí → đó là N(CH3)3 → namin = 0,12 mol = nmuối ( muối : (CH3)3NHCl ) → mmuối = 11,46g Chọn D Câu 65: nH2O = no = (mx – mkim loại)/16 = 0,25 → nHCl = 2nH2O = 0,5 nAgNO3pư = nNO3-(z) = 0,52 → Kết tủa gồm AgCl (0,5) và Ag( 0,52 - 0,5 = 0,02) → m↓ = 73,91 Chọn C Câu 66: MY = 2,62 x 29 = 76: Y là C3H6(OH)2 Quy đổi thành X thành HCOOH (0,1), CH2 (a), C3H6(OH)2 (b), H2O (c) nx = 0,1 + b + c = 0,09 nO2 = 0,1 x 0,5 + 1,5a + 4b = 0,48 mCO2 - mH2O = 44 x (0,1 + a + 3b) – 18 x (0,1 + a + 4b + c) = 10,84 → a = 0,1; b = 0,07; c = -0,08 Muối gồm HCOONa (0,1) và CH2 (0,1) → m = 8,2 (g) Chọn B Câu 67: nx = 0,15; nKOH = 0,2 nx < nKOH < 2nx nên gòm 1 este của ancol và 1 este của phenol Mặt khác xà phòng hóa thu X thu được 2 muối có 90 < MY < Mx nên X gồm: CH3COO-C6H4-CH3 (0,05) và CH3COO-CH2-C6H5 (0,1) Y là CH3COOK (0,15) và Z là CH3-C6H4-OK (0,05) → %Y = 66,82% Chọn A Câu 68: X là tinh bột, Y là saccarozơ Z là glucozơ. Chọn B Câu 69: Bảo toàn O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nCO2 = 1,54 nN = nHCl = 0,28 X dạng CnH2n+2+xNx (0,28/x mol) Do nY < nX < 0,26 → 0,13 < 0,28/x < 0,26 → 2 < x < 2,15 → x = 2 là nghiệm duy nhất, khi đó nX = 0,14 và nY = 0,12 À‘‘à PAGE: Thầy Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 9 2K3 THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY Y dạng CmHy → nc = 0,14n + 0,12m = 1,54 → 7n + 6m = 77 → n = 5 và m = 7 là nghiệm duy nhất. X là C5H14N2 (0,14) → mx = 14,28 nH = 0,14 x 14 + 0,12y = 1,94 x 2 → y = 16 → Y là C7H16 (0,12) → mY = 12 gam →%X trong E = Chọn A Câu 70: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: (b) (c) → X1 là C6H4(COONa)2; X3: C6H4(COOH)2; X4: C2H4(OH)2 (a) có H2O nên X chứa chức axit → X: CH3-OOC-C6H4-COOH và X2: CH3OH (d) → X5 là C6H4(COOCH3)2: Mx5 = 194 Chọn A Câu 71: Tơ thuộc loại poliamit là capron, tơ tằm, nitron, nilon-6,6. Chọn D Câu 72: Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag Dung dịch X chứa Cu(NO3)2, có thể có AgNO3 dư. X + Fe dư: AgNO3 + Fe → Fe(NO3)2 + Ag Cu(NO3)2 + Fe → Fe(NO3)2 + Cu → Y chứa Fe(NO3)2. Chọn A Câu 73: nAg = 0,2 → nC6H12O6 = 0,1 Bảo toàn H → nC12H22O11 = 0,06 → nO2 = 0,1 x 6 + 0,06 x 12 = 1,32 Chọn C Câu 74: (a) Đúng (b) Đúng (c) Đúng (d) Đúng (e) Sai: đây là hiện tượng vật lý (đông tụ bởi nhiệt) Chọn B Câu 75: A sai Chọn A Câu 76: Cho các phát biểu sau: (a) Đúng (b) Đúng (c) Đúng. (d) Đúng À‘‘à PAGE: Thầy Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 10 2K3 THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY (e) Sai: Thu được khí và kết tủa xanh Chọn C Câu 77: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Thu được Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2. (b) Thu được Na2SO4 và CuSO4 dư (c) Thu được Na2CO3 và NaHCO3 (d) Thu được CuCl2 và FeCl2 (e) Thu được Na2CO3 và NaOH dư Chọn D Câu 78: nH2 = 0,1 → nHCl = 0,2 → vH2 = 100ml Chọn B Câu 79: Chọn A Câu 80: Có 4 amin có công thức phân tử C3H9N: À‘‘à PAGE: Thầy Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 11 2K3 THAM GIA HỌC SỚM VỚI THẦY ĐỂ 8+ HÓA ĐĂNG KÍ HỌC EM INBOX FB THẦY CH3-CH2-CH2NH2 CH3-CH(NH2)-CH3 CH3-NH-CH2-CH3 (CH3)3N Chọn B
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_hoa_hoc_lop_12_ma_de_209_nam.pdf