Đề khảo sát chất lượng học sinh lần 2 Ngữ văn Lớp 8

Đề khảo sát chất lượng học sinh lần 2 Ngữ văn Lớp 8

Câu 6: Câu văn “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! (Nam Cao) sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh

nhằm:

A. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. B. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề.

C. Tránh thô tục, thiếu lịch sự.

D. Phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, sự việc.

Câu 7: Từ “ạ” trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” (Nam Cao) là:

A. Trợ từ B. Thán từ C. Tình thái từ D. Quan hệ từ.

Câu 8: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn

của mình.” (O Hen-ri)

A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nói quá D. Nói giảm nói tránh

Phần II: Đọc – hiểu văn bản (3,5 điểm)

Em hãy đọc phần trích sau:

“Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức

quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm

răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô

đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ

chồng kẻ thiếu sưu ”

(Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 30-31)

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên.

3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Từ văn bản có đoạn văn được dẫn ở trên, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?

4. Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược

đãi, em sẽ ứng xử như thế nào? (Viết thành một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng).

 

pdf 10 trang thuongle 9211
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh lần 2 Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
ĐỀ 1 
ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 8 LẦN 2 
Môn: Ngữ Vĕn 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Phần I: Tiếng Việt (2 điểm) 
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án 
đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài. 
Câu 1: Từ “Này” trong phần trích: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! (Lão Hạc) thuộc từ loại 
nào dưới đây? 
A. Thán từ B. Quan hệ từ C. Trợ từ D. Tình thái từ 
Câu 2: Dấu ngoặc đơn dùng để: 
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại. 
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. D. Đánh dấu phần chú thích. 
Câu 3: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? 
A. Tôi mải mốt chạy sang. B. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. 
C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. D. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. 
Câu 4: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình? 
A. Líu lo B. Véo von C. Lon ton D. Rả rích 
Câu 5: Thành ngữ nào dưới đây sử dụng phép tu từ nói quá? 
A. Chuột sa chĩnh gạo B. Đầu voi đuôi chuột 
C. Khỏe như voi D. Lên thác xuống ghềnh. 
Câu 6: Câu vĕn “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! (Nam Cao) sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh 
nhằm: 
A. Tĕng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. B. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề. 
C. Tránh thô tục, thiếu lịch sự. 
D. Phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, sự việc. 
Câu 7: Từ “ạ” trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” (Nam Cao) là: 
A. Trợ từ B. Thán từ C. Tình thái từ D. Quan hệ từ. 
Câu 8: Câu vĕn sau sử dụng biện pháp tu từ gì? 
“Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn 
của mình.” (O Hen-ri) 
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nói quá D. Nói giảm nói tránh 
Phần II: Đọc – hiểu vĕn bản (3,5 điểm) 
 Em hãy đọc phần trích sau: 
“Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức 
quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: 
 - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! 
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm 
rĕng: 
 - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! 
 Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô 
đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ 
chồng kẻ thiếu sưu ” 
(Theo SGK Ngữ Vĕn 8, tập một, trang 30-31) 
1. Đoạn vĕn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? 
2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn vĕn trên. 
3. Nêu nội dung chính của đoạn vĕn trên? 
Từ vĕn bản có đoạn vĕn được dẫn ở trên, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống? 
4. Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược 
đãi, em sẽ ứng xử như thế nào? (Viết thành một đoạn vĕn từ 6 đến 8 dòng). 
Phần III: Tập làm vĕn (4,5 điểm) 
Ngày đầu tiên đi học luôn để lại những ấn tượng khó phai mờ trong ngĕn kí ức tuổi thơ của mỗi 
người. Bằng một bài vĕn, hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em. 
2 
ĐỀ 2 
ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 8 LẦN 2 
Môn: Ngữ Vĕn 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) 
Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1: Vĕn bản “Tức nước vỡ bờ” được viết theo thể vĕn nào? 
A. Truyện ngắn. B. Tiểu thuyết. C.Tùy bút. D. Hồi ký. 
Câu 2: Trong các vĕn bản sau, vĕn bản nào là vĕn bản nhật dụng? 
A. Tôi đi học. C. Cô bé bán diêm. 
B. Hai cây phong. D. Ôn dịch, thuốc lá. 
Câu 3 Nói giảm, nói tránh nhằm mục đích gì? 
A. Phóng đại tính chất của sự vật, hiện tượng. 
B. Tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ hoặc thô tục, mất lịch sự. 
C. Đối chiếu các sự vật, hiện tượng. 
D. Cả 3 ý trên đều đúng. 
Câu 4: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? 
A. Mẹ về khiến cả nhà đều vui. C. Chị quay đi và không nói nữa. 
B. Con bò đang gặm cỏ. D. Đêm càng khuya càng lạnh. 
Câu 5: Dấu ngoặc đơn dùng để? 
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. 
B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại. 
C. Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung). 
D. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. 
Câu 6: Nối cột A và B sao cho phù hợp và ghi kết quả ra giấy thi (Ví dụ 1- d) 
Phần II. Tự luận (8,0 điểm) 
Câu 1. (1,5 điểm) Kết thúc truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, Xiu nói: 
Chiếc lá cuối cùng chính là “kiệt tác của cụ Bơ-men”, em có đồng ý với điều đó không? 
Vì sao? 
Câu 2. (1,5 điểm) Phân biệt dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh họa. 
Câu 3. (5,0 điểm) Thuyết minh về một đồ dùng học tập. 
----------------------- Hết ----------------------- 
A B 
1. Trợ từ a) là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. 
2. Thán từ b) là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 
3. Tình thái từ c) là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. 
 d) là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh 
hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc. 
3 
ĐỀ 3 
ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 8 LẦN 2 
Môn: Ngữ Vĕn 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) 
Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. 
Câu 1. Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” thuộc thể loại nào sau đây? 
 A. Phóng sự B. Hồi ký C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn 
Câu 2. Dòng nào sau đây có các từ cùng trường từ vựng? 
 A. Chạy, áo B. Vẫy, đẹp C. Bút, tóc D. Nức nở, sụt sùi 
Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp” 
thuộc kiểu câu gì? 
 A. Câu ghép B. Câu rút gọn C. Câu đặc biệt D. Câu đơn 
Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong vĕn bản “Đánh nhau với cối xay 
gió” là gì? 
 A. Phép nhân hoá B. Phép nói quá 
 C. Phép tương phản D. Phép ẩn dụ 
Câu 5. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình? 
 A. Lò dò B. Rũ rượi C. Hu hu D. Mếu máo 
Câu 6. Ai là người kể chuyện trong truyện ngắn “Lão Hạc”? 
 A. Lão Hạc B. Binh Tư C. Tôi D. Vợ ông giáo 
Câu 7. Trong câu “Ngay tôi cũng không biết đến việc này.” từ nào là trợ từ? 
 A. Ngay B. tôi C. không D. này 
Câu 8. Cách nói nào sau đây không sử dụng phép nói quá? 
A. Không một ai có mặt B. Cười vỡ bụng 
C. Đứt từng khúc ruột D. Một tấc đến trời 
II. Tự luận (8,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn vĕn ngắn giới thiệu về nhà vĕn Nguyên Hồng. 
Câu 2. (6,0 điểm) Thuyết minh về một đồ dùng học tập. 
--------------------Hết-------------------- 
4 
ĐỀ 4 
ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 8 LẦN 2 
Môn: Ngữ Vĕn 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) 
Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. 
Câu 1. Tác giả của vĕn bản "Lão Hạc" là ai? 
A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố C. Nguyên Hồng D. Thanh Tịnh 
Câu 2. Trong truyện "Cô bé bán diêm" tác giả An-đec-xen đã làm nổi bật hoàn cảnh của 
cô bé bằng biện pháp nghệ thuật nào? 
A. Tương phản B. Hoán dụ. C. Liệt kê D. Ẩn dụ. 
Câu 3. Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ: 
A. Có chung cách phát âm B. Cùng từ loại (danh từ, động từ,...). 
C. Có ít nhất một nét chung về nghĩa D. Có chung nguồn gốc 
Câu 4. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, 
giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân... 
A. Con người. B. Nghề nghiệp. C. Môn học. D.Tính cách. 
Câu 5. Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? 
A. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. B. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 
C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. D. Câu hát cĕng buồm cùng gió khơi. 
Câu 6. Các từ tượng hình và từ tượng thanh thường được dùng trong các kiểu vĕn bản: 
A. Tự sự và nghị luận. B. Tự sự và miêu tả. 
C. Miêu tả và nghị luận. D. Nghị luận và biểu cảm. 
Câu 7. Trong câu “Chính anh ta cũng không biết việc này” từ nào là trợ từ? 
A. Chính B. anh ta C. không D. này 
Câu 8. Vĕn bản “Thông tin về ngày trái đất nĕm 2000” chủ yếu sử dụng phương thức 
biểu đạt nào? 
A. Tự sự B. Nghị luận C. Thuyết minh D. Biểu cảm 
II. Tự luận (8,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) Chép theo trí nhớ bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác". Cho 
biết bài thơ trên của ai? Viết theo thể thơ nào? 
Câu 2. (6,0 điểm) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. 
----------------- Hết ----------------- 
5 
ĐỀ 5 
ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 8 LẦN 2 
Môn: Ngữ Vĕn 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1 (2,0 điểm) 
a) Thế nào là câu ghép? Chỉ ra những quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép? 
b) Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu sau: 
- Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thấy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. 
- Để môi trường được trong sạch thì chúng ta nên hạn chế sử dụng bao bì ni lông. 
Câu 2 (3,0 điểm) 
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết Một người 
như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ĕn để lại tiền 
làm ma, bởi không muốn liên lụy hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy giờ 
cũng theo gót Binh Tư để có ĕn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng 
buồn ” 
a) Đoạn vĕn trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại của tác phẩm 
ấy. 
b) Đoạn vĕn trên là suy nghĩ của nhân vật nào? 
c) Qua tác phẩm vừa xác định ở câu a, em hiểu về cuộc đời và phẩm chất của người nông 
dân trong xã hội cũ như thế nào? (Viết đoạn vĕn ngắn từ 3 đến 5 câu) 
Câu 3 (5,0 điểm) 
Một nhà báo đã viết: “Đôi dép cao su đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng vì 
dân, vì nước của Bác Hồ. Ngày nay, đôi dép ấy đã trở thành kỉ vật thiêng liêng và vô giá 
của dân tộc ta". Em hãy thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến. 
----------------- Hết ----------------- 
6 
ĐỀ 6 
ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 8 LẦN 2 
Môn: Ngữ Vĕn 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1. (3,0 điểm) 
Đọc đoạn vĕn và thực hiện các yêu cầu: 
Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai 
tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm 
can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà 
đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ 
tôi và cĕm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để 
sinh nở một cách giấu giếm. 
(SGK Ngữ vĕn 8- Tập 1, NXBGD, 2004, trang 16) 
a) Đoạn vĕn trên được trích trong tác phẩm nào? Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm 
đó. 
b) Trình bày hiểu biết của em về tâm trạng, tình cảm của nhân vật “tôi” được thể hiện 
trong đoạn vĕn trên. 
Câu 2. (3,0 điểm) 
Đọc bài ca dao: 
Cày đồng đang buổi ban trưa, 
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. 
Ai ơi bưng bát cơm đầy, 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. 
 (SGK Ngữ vĕn 8- Tập 1, NXBGD, 2004, trang 101) 
 a) Xác định các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao trên. 
b) Phân tích một biện pháp tu từ có giá trị biểu đạt nội dung hay nhất trong bài ca dao 
trên. 
Câu 3. (4,0 điểm) 
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. 
----------------- Hết ----------------- 
7 
ĐỀ 7 
ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 8 LẦN 2 
Môn: Ngữ Vĕn 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 2,0 điểm 
Đập đá ở Côn Lôn 
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, 
Lừng lẫy làm cho lở núi non. 
Xách búa đánh tan nĕm bảy đống, 
Ra tay đập bể mấy trĕm hòn. 
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, 
Mưa nắng càng bền dạ sắt son. 
Những kẻ vá trời khi lỡ bước, 
Gian nan chi kể việc con con! 
Phan Châu Trinh - Sách Ngữ vĕn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015 
Em hãy đọc kỹ vĕn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 
1) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 
2) Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế 
nào? (Không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc) 
3) Nêu ý nghĩa của bài thơ. 
4) Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ vĕn 8, tập một - Nhà 
xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này. 
II. PHẦN LÀM VĔN 8,0 điểm 
Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích. 
----------------- Hết ----------------- 
8 
ĐỀ 8 
ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 8 LẦN 2 
Môn: Ngữ Vĕn 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1: (1,0 điểm) 
Cho đoạn trích sau: 
“ Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! 
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những 
người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người 
gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã 
chứng minh rất rõ ” 
a) Cho biết đoạn trích trên được trích từ vĕn bản nào? Tác giả là ai? 
b) Nêu ý nghĩa của vĕn bản em vừa xác định. 
Câu 2: (2,0 điểm) 
Em hãy viết một đoạn vĕn ngắn (khoảng 8 - 10 dòng) thuyết phục một người thân 
của mình không hút thuốc lá. 
Câu 3: (2,0 điểm) 
a) Trình bày cách nối các vế trong câu ghép. 
b) Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau: 
- Nếu thì 
- Càng càng 
Câu 4: (5,0 điểm) 
Thuyết minh về chiếc bàn học của em. 
----------------- Hết ----------------- 
9 
ĐỀ 9 
ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 8 LẦN 2 
Môn: Ngữ Vĕn 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau: 
“...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó 
kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ĕn ở với lão như thế 
mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Lão Hạc-Nam Cao) 
a. Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì? 
b. Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên? 
c. Đặt một câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao lão Hạc gởi tiền cho ông giáo? 
Câu 2: (2 điểm) Nêu đặc điểm nổi bật của vĕn thuyết minh? Hãy liệt kê các phương pháp 
thuyết minh đã học? 
Câu 3: (5 điểm) Dựa vào nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, hãy 
tưởng tượng em là người chứng kiến tình huống chị Dậu chống trả lại cai lệ và tên người 
nhà lý trưởng. Hãy kể lại bằng lời vĕn của mình. 
----------------- Hết ----------------- 
10 
ĐỀ 10 
ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 8 LẦN 2 
Môn: Ngữ Vĕn 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1: (3,0 điểm) 
1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: 
(...) 
 “Phải bé lại và lĕn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn 
tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một 
êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã 
trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại: 
 - Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa 
cho và bế em bé chứ. 
 Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì 
nữa...” 
a) Đoạn vĕn trên được trích từ vĕn bản nào? Vĕn bản đó nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
Thuộc thể loại gì? Kể theo ngôi thứ mấy? 
b) Đoạn vĕn trên kể lại sự việc gì? 
2. Nguyên nhân sâu xa nào đã tác động đến tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi trong truyện “Chiếc lá 
cuối cùng” của O.Hen-ri? Tại sao nhà vĕn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho 
Giôn-xi phản ứng gì thêm? 
Câu 2: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
( ) 
 “Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như 
dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây 
mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... ” 
 (Theo Vũ Tú Nam - Biển đẹp) 
a) Xác định các câu ghép trong đoạn vĕn trên. 
b) Phân tích cấu trúc của các câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ấy. 
Câu 3: (5,0 điểm) 
Nhập vai nhân vật chị Dậu kể lại câu chuyện trong vĕn bản “Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm 
“Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. 
----------------- Hết ----------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_lan_2_ngu_van_lop_8.pdf