Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

 (Trích Tuổi thơ im lặng– Duy Khán)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1( 2đ): Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu?

Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống?

 

docx 7 trang thuongle 53721
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thiết kế: 2-1-2021
Tiết 70,71 KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I.
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 Học sinh biết làm bài kiểm tra tổng hợp cả ba phân môn.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về Văn, TV, TLV.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng TV khi nói, khi viết , rèn kĩ năng viết bài văn tự sự, bài văn thuyết minh.
3. Thái độ:
- HS nhận ra cái hay, sự phong phú của môn Ngữ văn và yêu thích môn học.
 4, Năng lực: Tổng hợp các kiến thức, tư duy, sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản.
CHUẨN BỊ.
- GV: Đề bài.
- HS: Ôn kiến thức đã học.
Hình thức tổ chức:Tự luận
Cách thức tổ chức: Chung cả khối.
Thời gian: 90 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn ngữ văn 8, học kì I.
- Chọn nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra
- Xác định khung ma trận:
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
 Vận dụng cao
Phần I
Đọc - Hiểu
( Ngữ liệu là đoạn văn ngoài SGK)
Phần văn bản.
Phần tiếng Việt
- Nhận biết phương thức biểu đạt.
- Nhận diện đúng từ loại, câu ghép đã học trong chương trình NV 8. 
Hiểu được nội dung của đoạn trích.
- Hiểu tác dụng của một số nội dung phần tiếng Việt đã học trong chương trình NV lớp 8 
hoặc phân tích được cấu tạo, mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của một câu ghép có trong đoạn trích.
Tổng
Số câu:02
Số điểm: 03
Tỉ lệ:30%
Câu số:02
Số điểm: 02
Tỉ lệ%: 20%
Câu số: 01
Số điểm: 01
Tỉ lệ%: 10%
Phần II:
Tập làm văn
Câu1: Cảm nhận về một chi tiết, hình ảnh,nhân vật trong đoạn trích ở phần đọc-hiểu.
- Viết đoạn văn(có giới hạn độ dài) nêu cảm nhận một chi tiết hoặc một hình ảnh đặc sắc trong đoạn văn.
Số câu:02
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20%
Câu 2: 
- Văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
- Văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm từ các văn bản đã học hoặc trong đời sống.
- Lão Hạc.
- Trong lòng mẹ.
- Tức nước vỡ bờ.
- Chiếc lá cuối cùng .
- Nhận diện đúng kiểu bài, đúng đối tượng.
- Hiểu được yêu cầu của bài ra: - Đối tượng thuyết minh.
-Nhân vật, các sự việc...
Tạo lập văn bản TS hoặc TM có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Tạo lập thành văn bản có tính thống nhất, nội dung chặt chẽ, thuyết phục, vận dụng được các PPTM hiệu quả.
Số câu:0 1
Số điểm: 05
Tỉ lệ: 50%
Câu số 2
Số điểm:01
Tỉ lệ%: 10%
Câu số 2
Số điểm:02
Tỉ lệ%:20%
Câu số 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ 10%: 
Câu số:2
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Tổng số câu: 4
Tổng số điểm:10
Tổng tỉ lệ :100%
Số câu : 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ : 30%
Số câu :1 
Số điểm:03
Tỉ lệ: 30%
Số câu:1 
Sốđiểm:03
Tỉ lệ: 30%
Số câu :1 
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Đề số 1:
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
 (Trích Tuổi thơ im lặng– Duy Khán) 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1( 2đ): Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu? 
Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống?
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Đề số 1
 Phần
 Nội dung cần đạt
Điểm.
Phần I Đọc- hiểu: (3đ)
Phần II:Làm văn( 7đ)
Hs nêu được:
Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính: tự sự.
Nội dung: Sự vất vả của bố.
Câu 2: Từ tượng hình: Khum khum; lỗ rỗ; xám xịt; lấm tấm.
Tác dụng: Làm cho hình ảnh về bàn chân của bố hiện lên trọn vẹn hơn bởi những sự vất vả.
Câu 3:Câu ghép: Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm.
Câu 1
Hs diễn đạt đúng hình thức của đoạn văn và bộc lộ được tình cảm của mình với bố chân thành, có cảm xúc: Quan tâm, yêu thương, thấu hiểu nỗi đau của đôi chân bị bệnh, đồng thời là sự trân trọng, yêu quý, biết ơn bố vô cùng vì sự vất vả, khó nhọc mà bố phải trải qua để lo cho con có cuộc sống đủ đầy....
Câu 2: Yêu cầu cần đạt:
Nhận diện được đúng kiểu bài TM về một đồ dùng quen thuộc.
Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của đồ dùng mà em yêu thích.
Thân bài: 
Trình bày lần lượt từng đặc điểm tiêu biểu của đối tượng:
- Nguồn gốc, xuất xứ.
- Nêu cấu tạo, chất liệu: Cụ thể, chi tiết.
- Phân loại : Có nhiều loại thì cách phân biệt như thế nào?
- Nguyên lí hoạt động.
- Cách sử dụng.
- Cách bảo quản.
- Cách chọn mua.
- Ưu điểm
- Hạn chế.
- vai trò , ý nghĩa của nó trong đời sống con người.
Kết bài: Nhấn mạnh, khẳng định tầm quan trọng của đối tượng trong hiện tại và tương lai.
Tình cảm của em đối với đồ dùng đó như thế nào?
Tạo lập bài văn hoàn chỉnh: Diễn đạt , trình bày nội dung rõ ràng chính xác, khách quan. Câu chữ viết đúng chính tả, ngữ pháp,mạch lạc, trình bày sạch sẽ.
GV tuỳ mức độ bài làm của học sinh để cho điểm.
0.5 điểm
0.5 điểm
1 điểm
0.5đ
0.5 điểm
2 điểm
0.5 điểm
4 điểm 
0.5 điểm.
Đề số 2
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là nhường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.
 ( Trích: Những tấm lòng cao cả- Ét-môn-đô Đơ Ami-xi chương 8 – Học đường)
Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2đ) Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận tình yêu thương , lời khuyên và mong ước của người bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu?
Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống?
Hướng dẫn chấm và thang điểm: 
Phần
Nội dung cần đạt
Điểm.
Phần Đọc – Hiểu
 (2 điểm)
Phần II:Làm văn( 7đ)
 Hs nêu được:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Nội dung: Lời khuyên của bố về việc học tập dành cho đứa con của mình.
Câu 2: Từ tượng hình: Quả quyết; hớn hở; cặm cụi.
Tác dụng: Làm cho tình yêu, lòng mong muốn của bố về việc học tập của đứa con được thể hiện một cách thiết tha, cháy bỏng . 
 Câu ghép:Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết.
Câu 1: Hs diễn đạt đúng hình thức của đoạn văn và bộc lộ được tình cảm của bố dành cho đứa con qua lời khuyên, mong muốn con mình biết chăm lo học tập trở thành người có ích ... và từ đó thấy trân trọng, biết ơn , yêu quý bố nhiều hơn.
Câu 2: Yêu cầu cần đạt:
Nhận diện được đúng kiểu bài TM về một đồ dùng quen thuộc.
Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của đồ dùng mà em yêu thích.
Thân bài: 
Trình bày lần lượt từng đặc điểm tiêu biểu của đối tượng:
- Nguồn gốc, xuất xứ.
- Nêu cấu tạo, chất liệu: Cụ thể, chi tiết.
- Phân loại : Có nhiều loại thì cách phân biệt như thế nào?
- Nguyên lí hoạt động.
- Cách sử dụng.
- Cách bảo quản.
- Cách chọn mua.
- Ưu điểm
- Hạn chế.
- vai trò , ý nghĩa của nó trong đời sống con người.
Kết bài: Nhấn mạnh, khẳng định tầm quan trọng của đối tượng trong hiện tại và tương lai.
Tình cảm của em đối với đồ dùng đó như thế nào?
Tạo lập bài văn hoàn chỉnh: Diễn đạt , trình bày nội dung rõ ràng chính xác, khách quan. Câu chữ viết đúng chính tả, ngữ pháp,mạch lạc, trình bày sạch sẽ.
GV tuỳ mức độ bài làm của học sinh để cho điểm.
0.5 điểm
0.5đ
1 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
2đ
0,5 đ
4 đ
0,5đ
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_202.docx