Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2012-2013

Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2012-2013

Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu:

 Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời,hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”

 Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi.

Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đã đồng ý.

Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.

.

Câu 2 : (2 điểm) Có ý kiến cho rằng : "Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ( Ngữ văn 8, tập 2 )tràn đầy cảm xúc lãng mạn".Em hãy cho biết cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào ?

Câu 3: (5 điểm)

Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao viết:

 “ Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng

, buồn đau, ích kỉ che lấp mất ”

 Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: Lão Hạc,ông giáo, vợ ông giáo ,Binh Tư trong tác phẩm “Lão Hạc” ,em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

 

doc 72 trang thuongle 6811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN H.S.G LỚP 8 -Đề 1
NĂM HỌC : 2012-2013
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian : 120 phút(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1 : (3 điểm) 
Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu: 
 Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời,hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!” 
 Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. 
Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đã đồng ý. 
Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi. 
.
Câu 2 : (2 điểm) Có ý kiến cho rằng : "Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ( Ngữ văn 8, tập 2 )tràn đầy cảm xúc lãng mạn".Em hãy cho biết cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào ?
Câu 3: (5 điểm)
Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao viết:
 “ Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng
, buồn đau, ích kỉ che lấp mất ”
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: Lão Hạc,ông giáo, vợ ông giáo ,Binh Tư trong tác phẩm “Lão Hạc” ,em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - Đề 2
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm) 
Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
Câu 2: (2,0 điểm)
Cho đoạn văn:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.
(Trích Lão Hạc, Nam Cao)
a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó.
b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó.
Câu 3: (2,0 điểm)
Tóm tắt phần trích Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 dòng. 
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 - Đề 3
Câu 1: (4 điểm)
 Nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết:
 “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
 Giấy đỏ buồn không thắm;
 Mực đọng trong nghiên sầu...”
 (Ông đồ)
a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ?
b. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?
c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của chúng ?
	Câu 2: (4 điểm)
Cảm nhận của em về sức mạnh của nghệ thuật hội họa trong “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Ô hen ri.
Câu 3: (12 điểm) 
Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa con người với con người.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 -Đề 4
Câu 1: (2 điểm)
Viết đoạn văn có độ dài từ 20 đến 25 dòng trình bày ý kiến của em về câu hỏi sau:
Có thật cần đến đoạn kết truyện như của tác giả An-đéc-xen (đoạn trích “Cô bé bán diêm”) không? Nếu kết thúc ở câu “Họ đã về chầu thượng đế” thì có làm giảm cái hay của truyện không? Vì sao?
Câu 4: (4 điểm)
	Cảm nhận về nhân vật tên cai lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập một- NXBGD-2011).
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI - Đề 5
 Câu 1:( 2đ) Vận dụng các kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái 
 hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau: 
 Áo đỏ em đi giữa phố đông
 Cây xanh như cũng ánh theo hồng
 Em đi lửa cháy trong bao mắt
 Anh đứng thành tro,em biết không?
 (Vũ Quần Phương – Áo đỏ)
Câu 2:( 2đ) Vì sao bức tranh “ Chiếc lá cuối cùng ” của cụ Bơ- men trong truyện ngắn cùng tên của O Hen- ri là kiệt tác nghệ thuật?
 Câu 3( 6đ) Khi trở về, người con trai lão Hạc đã được nghe ông giáo kể về cuộc sống của cha và những tâm nguyện của ông trước khi chết. Em hãy tưởng tượng mình là con trai lão Hạc để kể lại tâm trạng khi trở về quê và bày tỏ tình cảm của mình với người cha. 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI - Đề 6
 Câu 1: (6 điểm)
 a. Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn trong đoạn trích sau:
 “Xe chạy, chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [ ].”
 (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
 b. Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào?
 “Ruộng rẫy là chiến trường,
 Cuốc cày là vũ khí,
 Nhà nông là chiến sĩ,
 Hậu phương thi đua với tiền phương.”
 (Hồ Chí Minh)
 c. Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.
 Câu 2: (14 điểm)
 Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
 Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An – đéc – xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Đề 7
CÂU 1: (1 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau :
– Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ông đồ già
– Năm nay đào lại nở,
 Không thấy ông đồ xưa.	
 Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ?
Câu 2: (2.0điểm). Ngoài việc dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có thể được dùng với những mục đích gì? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 3: (2.0điểm). Có ý kiến cho rằng bài thơ Nhớ rừng - Ngữ văn 8, tập 2- tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Em hiểu thế nào là lãng mạn? Cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ Nhớ rừng như thế nào?
Câu 4: (5.0điểm) Người ấy (bạn, thầy, người thân...) sỗng mãi trong lòng tôi.
(Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên)
 	ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Đề 8
 	 Môn Ngữ văn - Lớp 8 Năm học 2008-2009
	 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
Thí sinh không phải chép lại đề vào Tờ giấy thi !
Câu 1 ( 5 điểm). Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?
Câu 2 ( 2 điểm). Thêm dấu thích hợp cho các trường hợp sau đây :
a) Cả nước hành quân theo xe đại bác
Đồng chí thương binh
Tưởng nghe có bước chân mình
Bước của bàn chân đã mất.
	(Chính Hữu)
b)	Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ .
Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
	 (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
c)	Tớ đang có một âm mưu này, Trang ạ. Rất thú vị nhé ! 
 (Trần Hoài Dương)
Câu 3 (3 điểm). Cho đoạn văn sau :
“Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế, thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn ; mất thời không thế, thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi. Nay các người không rõ thời thế, chỉ giả dối quen thân há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binh được”.
	 (Nguyễn Trãi)
Có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày diễn dịch. Lại có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày quy nạp. Và cũng có ý kiến cho rằng đây là đoạn được kết cấu theo kiểu trình bày tổng- phân – hợp.
Ý kiến của em thế nào ? Hãy lí giải.
Câu 4 (10 điểm). Kỉ niệm sâu sắc về một người bạn đã cùng học (cùng chơi) với em.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
M«n: ng÷ V¨n 8 -Đề 9
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1.0 điểm) 
Chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
'' Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chéo vội vã vượt trường giang
 Cánh buồn to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
 (Sách Ngữ văn 8, tập 2)
a. Đoạn thơ trên trích ở bài thơ nào?
 Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?
b. Nếu viết:''Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.'' tổ hợp từ trên đã thành câu chưa? Vì sao?
c. Tìm 2 từ cùng trường nghĩa với từ:
 ''Rướn'' trong câu thơ ''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
 So sánh sắc thái nghĩa của từ '' Rướn'' với các từ đó.
d. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào?
 Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó.
Câu 2: (1.0 điểm)
a. Tóm tắt truyện ngắn '' Lão Hạc'' của nhà văn Nam Cao trong khoảng 10 câu.
b. Trình bày cảm nhận của em về cái chết của nhân vật Lão Hạc trong truyện đó.
Câu 3: ( 8 điểm)
	“ Đoạn văn Trong lòng mẹ, trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.”
	 (Ngữ văn 8, tập một)
Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
M«n: ng÷ V¨n 8 -Đề 10
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1.0 điểm)
	"Giờ chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.
Các...các...các...
Một con bồ các kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh. (Duy Khán, Lao xao)
	Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a.Tìm các từ láy tượng hình và từ láy tượng thanh trong đoạn văn.
b.Xác định và phân tích tác dụng, hiệu quả thẩm mĩ của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.	
Câu 2: (1.0 điểm)
	Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
	 “ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” 
	 (Tế Hanh, Quê hương)
Câu 3: ( 8 điểm)
	“ Đoạn văn Trong lòng mẹ, trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.”
	 (Ngữ văn 8, tập một)
Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 –đĐề 11
CÂU 1: ( 6 điểm)
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...”
( Quê Hương - Tế Hanh)
CÂU 2: ( 14 điểm)
 Chứng minh tình cảm yêu nước của nhân dân ta thể hiện qua ba áng văn : “ Chiếu rời đô” ( Lý Công Uẩn), “ Hịch tướng sĩ” ( Trần Quốc Tuấn) và “ Nước Đại Việt ta” ( Trích “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi).
Đề thi học sinh giỏi ĐỀ 12
Môn: Ngữ văn – Lớp 8. 
Câu 1: (2,5điểm). Lối ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu sau có hiệu quả nghệ thụât như thế nào?
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
(Quê hương - Ngữ văn 8, tập 2)
Câu 2: (1,5điểm). Ngoài việc dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có thể được dùng với những mục đích gì? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 3: (2điểm). Có ý kiến cho rằng bài thơ Nhớ rừng - Ngữ văn 8, tập 2- tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Em hiểu thế nào là lãng mạn? Cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ Nhớ rừng như thế nào?
Câu 4: (4điểm) Người ấy (bạn, thầy, người thân...) sỗng mãi trong lòng tôi.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỀ 13
 Đọc bài ca dao sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới :
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Câu1. ( 1,25 điểm) 
Bài ca dao trên đã lược bỏ một số dấu câu cần thiết .Em hãy chép lại bài ca dao, điền các dấu câu bị lược bỏ và cho biết công dụng của các dấu câu đó.
Câu 2. (1,25 điểm)
 	a.Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm mấy câu ?
 	b. Hãy phân tích ngữ pháp và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép ? Nếu là câu ghép, em hãy chỉ rõ quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép đó.
Câu 3. ( 2 điểm) 
Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao trên.
Câu 4. ( 5,5 điểm)
Bài ca dao được viết theo thể thơ nào? Hãy viết bài văn thuyết minh về thể thơ đó.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỀ 14
MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 1: (2,0đ )
Tìm thán từ trong các câu sau và cho biết chúng được dùng làm gì?
a, Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
( tắt đèn – Ngô Tất Tố )
b, khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.Xin ông trông lại!
( tắt đèn – Ngô Tất Tố )
c, Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. chà! ánh sáng kì dị làm sao!
( Cô bé bán diêm – An – dec – xen )
d, Ha ha! Một lưỡi gươm!
( Sự tích Hồ Gươm )
Câu 2: ( 2,5đ )
	Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 dòng nêu lên cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ ( trong hồi kí những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng )
Câu 3: ( 5,5đ )
Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỀ 15
Môn : NGỮ VĂN 8
Câu 1 (5 điểm) Văn bản
	a. Chép lại bản phiên âm bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh 
	b. Hoàn cảnh sáng tác? 
	c. Nội dung chính của bài thơ? 
	d. Em hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.
Cõu 2 ( 3 điểm) Tiếng Việt
	Tục ngữ phương Tây có câu:” Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khúc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối.
Và dại khờ là những lũ người câm.
Trên đường đi như những bóng âm thầm.
Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng. 
 ( Liờn hiệp lại)
	Theo em , mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
Cõu 3 ( 12 điểm) Tập làm văn
Văn bản ” Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa, đồng thời thể hiện tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.
	Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản ấy , hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
	 	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỀ 16
 	 Môn: Ngữ văn Lớp 8
Câu 1 : (4 điểm) 
Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau:
 	“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang 
	 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
	 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
	(Quê hương - Tế Hanh)
Câu 2 : (6 điểm)
Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945.
Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
§Ò thi häc sinh giái ĐỀ 17 
Môn: Ngữ Văn 8
	Câu 1 : Hãy điền dấu câu thích hợp vào dấu ( ) trong đoạn văn sau : 
	Thấy lão nằn nì mãi ( ) tôi đành nhận vậy ( ) lúc lão ra về ( ) tôi còn hỏi ( ) ( ) có đồng nào ( ) cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thi cụ lấy gì mà ăn ( ) 
	Lão cười nhạt bảo ( ) 
	( ) Được ạ ( ) tôi đã liệu đâu vào đấy ( ) thế nào rồi cũng xong ( ). Luôn mấy hôm ( ) tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai ( ) Rồi thì khoai cũng hết ( ) Bắt đầu từ đấy ( ) lã chế tạo được món gì ( ) ăn món ấy ( ). Hôm thì lão ăn củ chuối ( ) hôm thì lão ăn sung luộc ( ) hôm thì ăn rau má ( ) với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai ( ) bữa ốc ( ) tôi nói chuyện lão với vợ tôi ( ) Thị gạt ngay ( ) 
	( ) cho lão chết ( ) . Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ( ) lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ ( ). Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão ( ) chính con mình cũng đói ( ) 
	Câu 2 : Tệ nạn xã hội “ Nghiện hút thuốc lá”
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỀ 18
 Môn: Ngữ văn 
Câu 1: (5,0 điểm)
Với câu chủ đề sau:
Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa chất cổ điển và nét hiện đại.
 Em hãy viết một đoạn văn có từ 7 đến 10 câu (theo kiểu diễn dịch, có một câu nghi vấn) để triển khai chủ đề trên.
Câu 2: (15,0 điểm)
Trong tác phẩm “Lão Hạc” Nam Cao viết:
“ Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất ”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: lão Hạc, ông Giáo, Vợ ông Giáo, Binh Tư, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỀ 19
 	 Môn: Ngữ văn 8
Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu
Câu 2: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố có sử dụng câu ghép, câu cầu khiến.
Câu 3: Phân tích đoạn trích sau trong bài “Hịch tướng sĩ ” của Trần Quốc Tuấn:
 “ Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sĩ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà vơ bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
 Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
 	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỀ 20
	Môn ngữ văn –Lớp 8
 Câu 1:
Giá trị của việc sử dụng từ tượng hình,tượng thanh trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”của Bà huyện Thanh Quan.Ngữ văn 7-Tập I.
 Câu 2:Sức mạnh của nghệ thuật hội hoạ trong “Chiếc lá cuối cùng” của O hen ri.
 Câu 3: Phân tích bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
 §Ò thi häc sinh giái ĐỀ 21
Môn ngữ văn –Lớp 8
Câu 1: (4,0 điểm).
	Viết một đoạn văn ngắn phân tích cái hay, cái đẹp của hai dòng thơ sau:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
 ("Quê hương" - Tế Hanh).
Câu 2: (6,0 điểm).
	Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỀ 22
	Môn ngữ văn –Lớp 8
Câu 1: (1,5 điểm).
	Chiếc lá thường xuân (trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" - O. Hen-ri) mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét có phải là một kiệt tác không? Vì sao?
Câu 2: (2,5 điểm).
	Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:
"Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu
Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ"
 	 ("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như).
Câu 2: (6,0 điểm).
	Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng nhân dịp Tết năm 1946, Bác Hồ viết:
	"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội."
	Em hiểu như thế nào về câu nói trên?
 	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỀ 23
	Môn ngữ văn –Lớp 8
 Phần I (6 điểm) 
Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu: 
Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần 
nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời,hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!” 
Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. 
Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. 
Một ông già thông thái đó dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đó đồng ý. 
Kết cục tài sản đó được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi. 
Phần II (14 điểm) 
Trong văn học hiện đại nước ta, có không ít các nhà văn đó thể hiện thành công việc miêu tả tình mẫu tử, nhưng có lẽ chưa có nhà văn nào đó diễn tả tình mẹ con một cách chân thật và sâu sắc thấm thía như dưới ngòi bút Nguyên Hồng. Đằng sau những dòng chữ, những câu văn là những “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”(Thạch Lam). 
Qua trích đoạn Trong lòng mẹ ( Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
	 	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỀ 24
	Môn ngữ văn –Lớp 8
Câu 1( 4điểm)
	Phân tích giá trị tu từ so sánh trong khổ thơ sau:
 Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
 	 Nước gương trong soi tóc những hàng tre
 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
 Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Câu 2: (4điểm)
	Trong bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy (1949), Bác Hồ viết:
	Dòng sông lặng ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo.
	Em hiểu và cảm nhận hai câu thơ trên như thế nào cho đúng.	
Cõu 3 : (12 điểm)
	Trong buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 vừa qua, em nhận chỉ định thay mặt các bạn học sinh đọc lời chào mừng các thầy cô giáo. Em đó chuẩn bị bài viết như thế nào để thể hiện được nhận thức đúng đắn của mỡnh về ngày 20 – 11, về vị trớ vai trũ, cụng lao của thầy cụ giỏo và bày tỏ lũng biết ơn của mỡnh với thầy cụ qua những việc làm cụ thể, thiết thực.
	( chỳ ý : Trong bài viết khụng được nêu tên trường, lớp, tên thầy cô giáo cụ thể)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI - ĐỀ 25
Môn: Ngữ văn 8
Câu 1: (2đ)
	Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ” (trong thơ có tranh), em cảm nhân điều đó như thế nào qua đoạn thơ sau đây:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang son ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
 (Nhớ rừng – Thế Lữ)
Câu 2: (2 điểm)
	Viết một đoạn văn (theo cách quy nạp) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp độc đáo nghệ thuật của hai câu thơ sau:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
 (Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3: (6 đ)
	Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ” và “Nước Đại Việt ta”.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI - ĐỀ 26
 Môn : Ngữ văn 8
Cõu 1 (1 điểm):	
Đọc đoạn trích dưới đây (chú ý các từ in đậm), theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
(...) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.(...) 
 (Trích “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai, tr.57)
Cõu 2 (3 điểm): 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, 
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trớch “Nhớ rừng” của Thế Lữ, Ngữ văn 8, tập hai, tr.4)
Cõu 3 (6 điểm): 
Chuẩn bị cho buổi hội thảo văn học của trường, em hãy viết một bài văn về đề tài: Văn học và tình thương./.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI- ĐỀ 27
Môn ngữ văn 8 
Câu 1. (2.0điểm) Em hãy chủ động tham gia cuộc thoại với chủ đề “ chuyện đáng buồn xảy ra trong một giờ học”.
Câu 2. (2.0 điểm) Hãy viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm : “ Chiếu dời đô” phản ánh ý chí độc lập , tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt .
Câu 3. (6.0 điểm) Hãy trình bày cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ qua các bài thơ trích trong “ Nhật kí trong tù” mà em đó được học trong chương trình ngữ văn lớp 8.
	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI- ĐỀ 28
Môn ngữ văn 8 
 Câu 1 (2.0điểm): Xác định từ tượng hÌnh, từ tượng thanh và phân tích nghệ thuật sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời non nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
( Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
 Câu 2 (2.0điểm): Cho câu chủ đề sau: Truyện “Cô bé bán diêm”đó thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh” Em hãy viết thành một đoạn văn (khoảng 8 dòng) theo lối diễn dịch . 
Câu 3 (6.0 điểm): Tình cảnh của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI- ĐỀ 29
Câu1( 2điểm): Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
" Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?..."
( Trích " Chinh phụ ngâm khúc" - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm )
Câu 2(8điểm): 
Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ ” ( Ngô Tất Tố ), “ Lão Hạc ” ( Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI- ĐỀ 30
Câu 1:(2 điểm): Hãy phân tích biên pháp tu từ trong đoạn trích sau?
“Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
 Người đi rừng núi trông theo bóng Người”
 (Tố Hữu-Việt Bắc)
Câu 2:(2 điểm): Hiện nay có một số học sinh học tập qua loa, đối phó, khụng học thật sự. Em hãy viết bài văn phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
Câu 3:(6 điểm): Chân dung Hồ Chí Minh qua: “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”, “Đi đường”- (Ngữ văn 8-tập 2)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI- ĐỀ 31
Môn : Ngữ văn 8
Câu 1 ( 2 điểm )
 Có một câu chuyện như sau :
 Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình, đã ghé vào thăm trường.Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn: 
Thưa thầy, thầy còn nhớ em không ? Em là 
 Người thầy giáo già hoảng hốt ;
Thưa ngài, ngài là thống tướng 
Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ ở sự giáo dục của thầy ngày nào.
Hai nhân vật đã tham gia hội thoại với những vai xã hội nào ?
Cả hai nhân vật đều cắt lời người đối thoại. Như thế có bất lịch sự không ? Tại sao ?
Hãy nhận xét về tính cách của vị tướng trong câu chuyện.
Câu 2 ( 2 điểm )
 Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau :
 “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 ( Quê hương – Tế Hanh )
Câu 3 ( 6 điểm ) 
 Nhận xét về hai bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu), có ý kiến cho rằng : 
“ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”.
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI- ĐỀ 32
MÔN : NGỮ VĂN - .
Câu 1 (5 điểm) Văn bản
a. Chép lại bản phiên âm bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh 
b. Hoàn cảnh sáng tác? 
c. Nội dung chính của bài thơ? 
d. Em hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.
Câu 2 ( 3 điểm) Tiếng Việt
Tục ngữ phương Tây có câu:” Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối.
Và dại khờ là những lũ người câm.
Trên đường đi như những bóng âm thầm.
Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng. 
( Liên hiệp lại)
Theo em , mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
Câu 3 ( 12 điểm) Tập làm văn
Văn bản ” Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa , đồng thời thể hiện tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.
Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản ấy , hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI- ĐỀ 33
Môn thi: Ngữ văn 8
Câu 1 (3,0 điểm):
Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của những câu sau đây:
a) Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
b) Ngày mai, nhất định nó sẽ đến..
c) Sao ta lại không dành lấy một phút mà suy nghĩ về chính mình?
Câu 2 (3,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn chỉ rõ cái hay của đoạn văn sau:
“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khúc.”
( Lão Hạc – Nam Cao)
Câu 3 (4,0 điểm):
Trong mộng tưởng, em bé bán diêm (trong “Cô bé bán diêm” – An-đec-xen) đó được gặp bà, bà cầm lấy tay em rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi. Hãy viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm kể lại câu chuyện đó.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI- ĐỀ 34
 câu 1( 3 điểm)
	Trong bài thơ “Nước vối quê hương” của nhà thơ Nguyễn Trọng Định có đoạn viết:
“Đêm rừng già đi nghe mưa rơi
Một mảnh áo tơi che chẳng kín người 
Nước chảy qua môi hớp từng ngụm nhỏ
Bỗng nhớ mẹ ngồi bên ấm giỏ
Nước vối đặc nồng 
 ngọt ngào chuyện cũ 
Ôi nhớ sao ,
Mảnh vườn quê hương ta đó 
Cây vối già bạc phếch nắng mưa
Mỗi nhánh mốc gầy đều in dấu tuổi thơ
Tháng năm tới cành chỉ còn thấy nụ 
Nụ chín vàng mẹ lấy vào dấm ủ
Hạ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2012_2013.doc