Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 1.1 đến câu 1.4).

“Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”

 

doc 29 trang Phương Dung 30/05/2022 4192
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- LỚP 8
Số tờ: ..
Số phách: 
 Môn : Ngữ văn 
 Năm học : 2019- 2020
 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm) 
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 1.1 đến câu 1.4).
“Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”
 (Ngữ văn 8, Tập một)
1.1 (0,25 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Lão Hạc (Nam Cao) B. Tôi đi học (Thanh Tịnh)
C. Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) D. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) 
1.2 (0,25 điểm): Xác định thể loại của đoạn trích văn bản trên?
 	A. Thơ	B. Hồi kí 
 	C. Truyện ngắn	D. Tiểu thuyết
1.3 (0,25 điểm): Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn: Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. 
A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
B. Hàm ý mỉa mai người nhà lí trưởng
C. Nêu rõ chức vụ của người nhà lí trưởng
D. Đánh dấu tên gọi của người nhà lí trưởng
1.4 (0,25 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 
A. Tự sự	B. Thuyết minh
C. Miêu tả 	 	D. Nghị luận 
1.5 (2,0 điểm): Từ đoạn trích trên
a. Khái quát nội dung chính của đoạn trích (bằng 1 đến 2 câu văn).
b. Qua đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về thái độ, hành động của con người trước cái xấu, cái ác.
	Câu 2 (1,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 2.1 đến câu 2.2).
	“...Đền Thượng thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai nơi hợp lưu giữa sông Nậm Thi và sông Hồng chảy vào đất Việt. Đền được lập nên để thờ Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo), người đã có công ba lần đánh thắng quân Nguyên... Di tích lịch sử văn hoá Đền Thượng gắn liền với cảnh quan thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc, nơi con đường huyết mạch trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - quốc phòng mà còn có một ý nghĩa là cột mốc đặc biệt về văn hoá, lịch sử dân tộc, khẳng định lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của người Việt Nam ở biên giới...”
 	 (Trích Lễ hội Đền Thượng, nét hấp dẫn du lịch - văn hoá đầu xuân tỉnh Lào Cai)
2.1. (0,25 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? 
	A. Tự sự	B. Miêu tả	C. Biểu cảm	D. Thuyết minh
2.2. (0,25 điểm): Câu văn “Đền Thượng thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai nơi hợp lưu giữa sông Nậm Thi và sông Hồng chảy vào đất Việt.” thuộc kiểu câu gì? 
 A. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến
Câu trần thuật D. Câu cảm thán
2.3. (0,5 điểm): Đền Thượng là một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Là một học sinh em cần làm gì để góp phần bảo tồn di tích này? 
PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 3. Thuyết minh về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
_______________________HẾT___________________________
TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- LỚP 8
Số tờ: ..
Số phách: 
 Môn : Ngữ văn 
 Năm học : 2019- 2020
 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
ĐỀ SỐ 2
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm) 
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 1.1 đến câu 1.4).
“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi: 
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không ? 
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến ”
 (Ngữ văn 8, Tập một)
 1.1 (0,25 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Lão Hạc (Nam Cao) B. Tôi đi học (Thanh Tịnh)
C. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) D.Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) 
1.2 (0,25 điểm): Xác định thể loại của đoạn trích văn bản trên?
 	A. Thơ	B. Tiểu thuyết 
 	C. Truyện ngắn	D. Hồi kí
1.3 (0,25 điểm): Chỉ ra công dụng của dấu hai chấm trong các câu sau? 
 “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi: 	
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không ?”
A. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp 
B. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại
C. Hàm ý dò hỏi, mỉa mai bé Hồng
D. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích
 1.4 (0,25 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 
A. Tự sự	B. Thuyết minh
C. Miêu tả 	 	D. Nghị luận 
1.5 (2,0 điểm): Từ đoạn trích trên
a. Khái quát nội dung chính của đoạn trích (bằng 1 đến 2 câu văn).
b. Qua đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) nêu suy nghĩa của em về ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người.
Câu 2. (1,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 2.1 đến câu 2.2). 
	Về phía tây thị trấn SaPa là dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn mùa vào buổi sáng sớm sương giăng mờ mịt. Nơi đây có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 mét rất thích hợp cho những người thích môn leo núi và là khu vực của nhiều loại động, thực vật quý hiếm như cây hoàng liên, thông dầu v.v. Có 37 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Sa Pa, một địa danh nguyên sơ với làng bản các dân tộc ít người như H’Mông, Dao, Tày, Xá Phó với Thác Bạc, cổng Trời, cầu Mây, hang Gió, núi Hàm Rồng xứng đáng là một nơi dành cho những ai yêu thiên nhiên, muốn tìm hiểu phong tục tập quán của người dân miền núi.
 (Tổng quan về du lịch Sapa - Lào Cai)
2.1. (0, 25 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
	A. Tự sự B. Biểu cảm C. Thuyết minh D. Nghị luận
2.2. (0, 25 điểm): Câu văn“Về phía tây thị trấn Sapa là dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn mùa vào buổi sáng sớm sương giăng mù mịt” thuộc kiểu câu gì? 
 A. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến
Câu trần thuật D. Câu cảm thán
2.3. (0,5 điểm): Sa Pa - Lào Cai là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Lào Cai nói riêng và của cả nước nói chung. Là một học sinh em cần làm gì để góp phần bảo tồn cảnh đẹp này? 
PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 3. Thuyết minh về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
_______________________HẾT___________________________
TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- LỚP 8
Số tờ: ..
Số phách: 
 Môn : Ngữ văn 
 Năm học : 2019- 2020
 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) 
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 1.1 đến câu 1.4).
“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi: 
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không ? 
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến ”
 (Ngữ văn 8, Tập một)
 1.1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Lão Hạc (Nam Cao) B. Tôi đi học (Thanh Tịnh)
C. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) D.Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) 
1.2 (0,5 điểm): Xác định thể loại của đoạn trích văn bản trên?
 	A. Thơ	B. Tiểu thuyết 
 	C. Truyện ngắn	D. Hồi kí
1.3 (0,5 điểm): Chỉ ra công dụng của dấu hai chấm trong các câu sau? 
 “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi: 	
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không ?”
A. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp 
B. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại
C. Hàm ý dò hỏi, mỉa mai bé Hồng
D. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích
 1.4 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 
A. Tự sự	B. Thuyết minh
C. Miêu tả 	 	D. Nghị luận 
1.5 (1,0 điểm): 
 Khái quát nội dung chính của đoạn trích (bằng 1 đến 2 câu văn).
Câu 2. (2,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái trước các câu trả lời đúng ( từ câu 2.1 đến câu 2.2).
	Về phía tây thị trấn SaPa là dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn mùa vào buổi sáng sớm sương giăng mờ mịt. Nơi đây có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 mét rất thích hợp cho những người thích môn leo núi và là khu vực của nhiều loại động, thực vật quý hiếm như cây hoàng liên, thông dầu v.v. Có 37 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Sa Pa, một địa danh nguyên sơ với làng bản các dân tộc ít người như H’Mông, Dao, Tày, Xá Phó với Thác Bạc, cổng Trời, cầu Mây, hang Gió, núi Hàm Rồng xứng đáng là một nơi dành cho những ai yêu thiên nhiên, muốn tìm hiểu phong tục tập quán của người dân miền núi.
 (Tổng quan về du lịch Sapa - Lào Cai)
2.1. (0,5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
	A. Tự sự B. Biểu cảm C. Thuyết minh D. Nghị luận
2.2. (0,5 điểm): Câu văn“Về phía tây thị trấn Sapa là dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn mùa vào buổi sáng sớm sương giăng mù mịt” thuộc kiểu câu gì? 
 A. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến
Câu trần thuật D. Câu cảm thán
2.3. (1,0 điểm): Sa Pa - Lào Cai là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Lào Cai nói riêng và của cả nước nói chung. Là một học sinh em cần làm gì để góp phần bảo tồn cảnh đẹp này? 
PHẦN II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Câu 3. Viết đoạn văn ( 10 đến 12 câu) giới thiệu về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
 _______________________HẾT___________________________
TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH 
 HD CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2019-2020
Môn: Ngữ văn 8
 (Đáp án - thang điểm gồm có 02 trang)
Đề 1,2
Câu
Đề 1
Điểm
Đề 2
PHẦN I: Đọc - hiểu ( 4,0 điểm)
1
(3đ)
1.1: C
1.2: D
 1.3: B
 1.4: A
0,25
0,25
0,25
0,25
1.1: C
1.2: D
1.3: B
1.4: A
1.5
 a. Nội dung của đoạn trích:
Nội dung chính của đoạn trích: Sự phản kháng, chống trả quyết liệt của chị Dậu trước hành động thô bạo, tàn nhẫn của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. (HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng cần hợp lí; có thể trình bày dưới dạng câu văn, gạch đầu dòng). . 
b. Mức đầy đủ:(1,5 điểm)
Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau :
*Về hình thức: Đảm bảo bố cục một một đoạn văn; diễn đạt lưu loát, trình bày sạch sẽ; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
*Về nội dung: 
HS có thể diễn đạt theo một số ý cơ bản sau:
- Giới thiệu vấn đề: Có người đã nói: “Lùi bước cho cái xấu cũng là một tội ác”. 
- Hiện trạng: Khái quát thái độ và hành động của mọi người trước cái sấu và cái ác trong XH hiện nay
- Bình luận : Không được im lặng, thỏa hiệp và làm ngơ trước cái xấu. Cái xấu, cái ác chỉ mạnh khi nó thấy cái tốt dường như đồng tình với nó.
+ Phải dũng cảm đối mặt, dám lên án, đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
+ Đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu đồng nghĩa với việc bảo vệ cái đẹp, cái thiện; góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
(HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng cần hợp lí)
* Mức chưa đầy đủ: ( 0,25 – 1,25 điểm) Trả lời còn thiếu một hoặc một số ý trong các ý trên.
* Không tính điểm: Không làm hoặc làm sai. 
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1.5
a. Nội dung của đoạn trích: 
Nội dung chính của đoạn trích: Sự kìm nén cảm xúc, nỗi buồn tủi và tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ trước những lời mỉa mai, dò xét cay nghiệt của bà cô. (HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng cần hợp lí; có thể trình bày dưới dạng câu văn, gạch đầu dòng). 
b. * Mức đầy đủ:(1,5 điểm)
Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau :
* Về hình thức: Đảm bảo bố cục một đoạn văn; diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch sẽ; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Về nội dung: 
HS có thể diễn đạt theo một số ý cơ bản sau:
- Giới thiệu : Ai cũng có một gia đình...
- Giải thích: Gia đình là mái ấm, là nơi ta được sinh ra, được sống và trưởng thành trong tình yêu thương, chở che, đùm bọc. 
- Bình luận : Gia đình là tình cảm huyết thống,là nơi ta được đón nhận tình yêu thương, đùm bọc.(d/c)
+ Có những mảnh đời bất hạnh thiếu vắng gia đình, nhưng cũng có những con người có gia đình mà không biết trân trọng (d/c)
+ Hãy trân trọng, gìn giữ để gia đình luôn hạnh phúc.
( HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng cần hợp lí) 
* Mức chưa đầy đủ: ( 0,25 – 1,25 điểm) Trả lời còn thiếu một hoặc một số ý trong các ý trên
* Không tính điểm: Không làm hoặc làm sai. 
2
(1đ)
2.1 - D
2.2 - B
2.3 HS nêu được thái độ với di tích lịch sử Đền Thượng: tự hào, tôn vinh, bảo vệ và giữ gìn bằng những việc làm, hành động cụ thể...(có thể diễn đạt khác )
0,25
0,25
0,5
2.1 - C
2.2 - B
2.3:HS nêu được thái độ với danh lam thắng cảnh Sa Pa: tự hào, tôn vinh, bảo vệ và giữ gìn bằng những việc làm, hành động cụ thể...(có thể diễn đạt khác)
PHẦN II: Làm văn ( 6,0 điểm)
3
(6đ)
1. Yêu cầu về hình thức: HS xác định được:
- Học sinh có kỹ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. Bố cục bài viết đầy đủ rõ ràng, diễn đạt trong sáng, hấp dẫn, tri thức về đối tượng chính xác, trình bày khoa học.
- Bài viết không sai lỗi chính tả, dùng từ, tạo câu.
2. Yêu cầu về nội dung:
a.Mở bài: Giới thiệu chung về đồ dùng học tập.
b.Thân bài: Giới thiệu, thuyết minh cụ thể, chi tiết về đồ dùng học tâp mà bản thân yêu thích nhất
- Nguồn gốc, xuất xứ (ở đâu ? Từ bao giờ ?)
- Đặc điểm cấu tạo (bên ngoài, bên trong )
- Phân loại ( sự đa dạng về màu sắc, kiểu loại )
- Tác dụng ( tiện ích) hoặc hạn chế ( nhược điểm) nếu có
- Cách sử dụng, bảo quản 
- Thái độ của học sinh đối với đồ dùng
c. Kết bài: Vai trò của đồ dùng trong hoạt dộng học tập của học sinh.
0,5
0,5
1,5
1,0
0,5
1,0
0,5
0,5
* Lưu ý : Khuyến khích với những bài viết sáng tạo, hấp dẫn, thể hiện hiểu biết sâu rộng về đối tượng thuyết minh.
TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH
HD CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2019-2020
Môn: Ngữ văn 8
 (Đáp án - thang điểm gồm có 01 trang)
Đề 3
Phần/ câu
Đáp án
Biểu điểm
Phần I: đọc – hiểu ( 5,0 điểm)
Câu 1
(3 điểm)
1.1 - C
0,5
1. 2 - D
0,5
1.3 - B
0,5
1.4 - A
0,5
1.5: Nội dung của đoạn trích: 
Nội dung chính của đoạn trích: Sự kìm nén cảm xúc, nỗi buồn tủi và tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ trước những lời mỉa mai, dò xét cay nghiệt của bà cô. (HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng cần hợp lí; có thể trình bày dưới dạng câu văn, gạch đầu dòng). 
 1,0
Câu 2
( 2 điểm)
2.1 - C
2.2 - B
2.3: HS nêu được thái độ với danh lam thắng cảnh Sa Pa: tự hào, tôn vinh, bảo vệ và giữ gìn bằng những việc làm, hành động cụ thể...(có thể diễn đạt khác)
0,5
0,5
1,0
Phần II : Làm văn ( 5,0 điểm)
Câu 3
(5 điểm)
1. Hình thức: 
- Một đoạn văn thuyết minh ( 10 – 12 câu)
- Học sinh có kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. Bố cục đoạn văn đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, tri thức về đối tượng chính xác, không sai lỗi chính tả, dùng từ, tạo câu.
2. Nội dung
- Mở đoạn: Giới thiệu về đồ dùng học tập mình yêu thích.
- Thân đoạn: Giới thiệu, thuyết minh cụ thể, chi tiết về đồ dùng học tập
+ Nguồn gốc, xuất xứ (ở đâu ? Từ bao giờ ?)
+ Khái quát đặc điểm cấu tạo (bên ngoài, bên trong )
+ Phân loại ( sự đa dạng về màu sắc, kiểu loại )
+ Tác dụng ( tiện ích) hoặc hạn chế ( nhược điểm) nếu có
+ Cách sử dụng, bảo quản 
+ Thái độ của học sinh đối với đồ dùng
- Kết đoạn: Vai trò của đồ dùng đối với bản thân trong hoạt động học tập.
0,5
0,5
 1,0
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
NGƯỜI RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG DUYỆT LĐ NHÀ TRƯỜNG DUYỆT 
Đoàn Thị Tình Nghĩa Nguyễn Thị Kim Lan
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8
I. Phần đọc – hiểu
Câu 1 : Ôn các văn bản : Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng; Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.Các dấu câu : dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.
Câu 2 : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
	“...Đền Thượng thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai nơi hợp lưu giữa sông Nậm Thi và sông Hồng chảy vào đất Việt. Đền được lập nên để thờ Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo), người đã có công ba lần đánh thắng quân Nguyên... Di tích lịch sử văn hoá Đền Thượng gắn liền với cảnh quan thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc, nơi con đường huyết mạch trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - quốc phòng mà còn có một ý nghĩa là cột mốc đặc biệt về văn hoá, lịch sử dân tộc, khẳng định lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của người Việt Nam ở biên giới...”
 	 (Trích Lễ hội Đền Thượng, nét hấp dẫn du lịch - văn hoá đầu xuân tỉnh Lào Cai)
2.1. (0,25 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? 
	A. Tự sự	B. Miêu tả	C. Biểu cảm	D. Thuyết minh
2.2. (0,25 điểm) Câu văn “Đền Thượng thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai nơi hợp lưu giữa sông Nậm Thi và sông Hồng chảy vào đất Việt.” thuộc kiểu câu gì? (0,25 điểm)
 A. ânghi vấn C. Câu cầu khiến
Câu trần thuật D. Câu cảm thán
2.3. (0,5 điểm) Đền Thượng là một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Là một học sinh em cần làm gì để góp phần bảo tồn di tích này? 
Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 
	Về phía tây thị trấn SaPa là dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn mựa vào buổi sáng sớm sương giăng mờ mịt. Nơi đây có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 mét rất thích hợp cho những người thích môn leo núi và là khu vực của nhiều loại động, thực vật quý hiếm như cây hoàng liên, thông dầu v.v. Có 37 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Sa Pa, một địa danh nguyên sơ với làng bản các dân tộc ít người như H’Mông, Dao, Tày, Xá Phó với Thác Bạc, cổng Trời, cầu Mây, hang Gió, núi Hàm Rồng xứng đáng là một nơi dành cho những ai yêu thiên nhiên, muốn tìm hiểu phong tục tập quán của người dân miền núi.
 (Tổng quan về du lịch Sapa - Lào Cai)
3.1. (0, 25 điểm). Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
	A. Tự sự B. Biểu cảm C. Thuyết minh D. Nghị luận
3.2. (0, 25 điểm). Câu văn“Về phía tây thị trấn Sapa là dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn mùa vào buổi sáng sớm sương giăng mù mịt” thuộc kiểu câu gì? 
 A. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến
Câu trần thuật D. Câu cảm thán
3.3. (1,0 điểm) Sa Pa - Lào Cai là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Lào Cai nói riêng và của cả nước nói chung. Là một học sinh em cần làm gì để góp phần bảo tồn cảnh đẹp này? 
II. Phần làm văn
Đề 1: Thuyết minh về chiếc bút bi.
Đề 2 : Thuyết minh về chiếc cặp sách.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn 8
ĐỀ 1,2
Chủ đề
Mức độ
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
I. Đọc hiểu
- Văn bản HS đó được học trong chương trình Ngữ văn 8 kì I
C1.1- 1.4: Nhận biết thông tin đoạn trích, phương thức biểu đạt, nội dung chính, biện pháp nghệ thuật, công dụng của dấu câu.
C1.5: Hiểu chính xác nội dung đoạn văn
C1.5: Từ nội dung đoạn văn trình bày suy nghĩ về thái độ, hành động của con người trước cái xấu, cái ác ; ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người.
- Một văn bản ngoài chương trình. 
C2.1-2.3 : Nhận bết phương thức biểu đạt; kiểu câu sử dụng trong văn bản; rút ra bài học, trách nhiệm của bản thân từ nội dung văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
7,0
2,0
20
1,0
2,0
20
 8,0
 4,0
 40
II. Tạo lập văn bản
Văn tự sự
 Viết bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng: Thuyết minh về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1,0
6,0
 60
1,0
6,0
60
Tổng 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
7,0
2,0
20
1,0
2,0
20
1,0
6,0
60
9,0
10,0
100
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn 8
ĐỀ 3
Chủ đề
Mức độ
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
I. Đọc hiểu
- Văn bản HS đó được học trong chương trình Ngữ văn 8 kì I
C1.1- 1.4: Nhận biết thông tin đoạn trích, phương thức biểu đạt, nội dung chính, biện pháp nghệ thuật, công dụng của dấu câu.
C1.5: Hiểu chính xác nội dung đoạn văn
C1.5: Từ nội dung đoạn văn trình bày suy nghĩ về thái độ, hành động của con người trước cái xấu, cái ác ; ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người.
- Một văn bản ngoài chương trình. 
C2.1-2.3 : Nhận bết phương thức biểu đạt; kiểu câu sử dụng trong văn bản; rút ra bài học, trách nhiệm của bản thân từ nội dung văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
7,0
2,0
20
1,0
3,0
30
 8,0
 5,0
 50
II. Tạo lập văn bản
Văn tự sự
 Viết đoạn văn thuyết minh về một thứ đồ dùng: Giới thiệu về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1,0
5,0
 50
1,0
5,0
50
Tổng 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
7,0
2,0
20
1,0
3,0
 30
1,0
5,0
50
9,0
10,0
100
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ LÀO CAI
 TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Môn: Ngữ văn - Lớp 8
 Năm học: 2017- 2018
I. Đề số 01
Phần
Nội dung cần đạt
Điểm
I. Đọc - hiểu
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi
4,0
* Câu 1: 
Câu 1.1: C
Câu 1.2: D
Câu 1.3: B
Câu 1.4: A
Câu 1.5: 
a. Nội dung chính của đoạn trích: Sự phản kháng, chống trả quyết liệt của chị Dậu trước hành động thô bạo, tàn nhẫn của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. (HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng cần hợp lí; có thể trình bày dưới dạng câu văn, gạch đầu dòng). 
b. Viết đoạn văn
*Về hình thức: Đảm bảo bố cục một một đoạn văn; diễn đạt lưu loát, trình bày sạch sẽ; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
*Về nội dung: 
HS có thể diễn đạt theo một số ý cơ bản sau:
- Có người đã nói: “Lùi bước cho cái xấu cũng là một tội ác”. Không được im lặng, thỏa hiệp và làm ngơ trước cái xấu. Cái xấu, cái ác chỉ mạnh khi nó thấy cái tốt dường như đồng tình với nó.
- Phải dũng cảm đối mặt, dám lên án, đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
- Đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu đồng nghĩa với việc bảo vệ cái đẹp, cái thiện; góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
(HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng cần hợp lí)
 * Câu 2:
Câu 2.1: D
Câu 2.2: A
Câu 2.3: D
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
1,0
0,25
0,5
0,25
II. Làm văn
 Hãy thuyết minh về một đồ dùng học tập mà em yêu thích
1. Yêu cầu về hình thức: HS xác định được:
- Kiểu bài: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Nội dung: đặc điểm, công dụng, vai trò của đồ dùng học tập.
- PP thuyết minh: nêu định nghĩa, giải thích, phân loại phân tích, so sánh, ví dụ...
- Học sinh có kỹ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. Bố cục bài viết đầy đủ rõ ràng, diễn đạt trong sáng, hấp dẫn, tri thức về đối tượng chính xác.
- Bài viết không sai lỗi chính tả, dùng từ, tạo câu.
- Khuyến khích những bài viết hấp dẫn, thể hiện hiểu biết sâu rộng về đối tượng thuyết minh.
2. Yêu cầu về nội dung:
a.Mở bài: Giới thiệu chung về đồ dùng học tập.
b.Thân bài: Giới thiệu, thuyết minh cụ thể, chi tiết về
- Nguồn gốc, xuất xứ (ở đâu ? Từ bao giờ ?)
- Đặc điểm cấu tạo (bên ngoài, bên trong, các bộ phận )
- Phân loại (sự đa dạng về màu sắc, kiểu loại )
- Tác dụng (tiện ích) hoặc hạn chế (nhược điểm) nếu có
- Cách sử dụng, bảo quản 
- Thái độ của học sinh đối với đồ dùng
c. Kết bài: Vai trò của đồ dùng trong hoạt dộng học tập của học sinh.
6,0
0,5
0,5
1,5
1,0
0,5
1,0
0,5
0,5
I. Đề số 02
Phần
Nội dung cần đạt
Điểm
I. Đọc - hiểu
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi
4,0
* Câu 1: 
Câu 1.1: C
Câu 1.2: D
Câu 1.3: B
Câu 1.4: A
Câu 1.5: 
a. Nội dung chính của đoạn trích: Sự kìm nén cảm xúc, nỗi buồn tủi và tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ trước những lời mỉa mai, dò xét cay nghiệt của bà cô. (HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng cần hợp lí; có thể trình bày dưới dạng câu văn, gạch đầu dòng). 
b. Viết đoạn văn
* Về hình thức: Đảm bảo bố cục một đoạn văn; diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch sẽ; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Về nội dung: 
HS có thể diễn đạt theo một số ý cơ bản sau:
- Gia đình là mái ấm, là nơi ta được sinh ra, được sống và trưởng thành trong tình yêu thương, chở che, đùm bọc.
- Gia đình là điểm tựa, là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi con người.
- Hãy trân trọng, gìn giữ để gia đình luôn hạnh phúc.
( HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng cần hợp lí) 
* Câu 2:
Câu 2.1: D
Câu 2.2: A
Câu 2.3: D
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
1,0
0,25
0,5
0,25
II. Làm văn
 Hãy thuyết minh về một đồ dùng học tập mà em yêu thích
1. Yêu cầu về hình thức: HS xác định được:
- Kiểu bài: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Nội dung: đặc điểm, công dụng, vai trò của đồ dùng học tập.
- PP thuyết minh: nêu định nghĩa, giải thích, phân loại phân tích, so sánh, ví dụ...
- Học sinh có kỹ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. Bố cục bài viết đầy đủ rõ ràng, diễn đạt trong sáng, hấp dẫn, tri thức về đối tượng chính xác.
- Bài viết không sai lỗi chính tả, dùng từ, tạo câu.
- Khuyến khích những bài viết hấp dẫn, thể hiện hiểu biết sâu rộng về đối tượng thuyết minh.
2. Yêu cầu về nội dung:
a.Mở bài: Giới thiệu chung về đồ dùng học tập.
b.Thân bài: Giới thiệu, thuyết minh cụ thể, chi tiết về
- Nguồn gốc, xuất xứ (ở đâu ? Từ bao giờ ?)
- Đặc điểm cấu tạo (bên ngoài, bên trong )
- Phân loại ( sự đa dạng về màu sắc, kiểu loại )
- Tác dụng ( tiện ích) hoặc hạn chế ( nhược điểm) nếu có
- Cách sử dụng, bảo quản 
- Thái độ của học sinh đối với đồ dùng
c. Kết bài: Vai trò của đồ dùng trong hoạt dộng học tập của học sinh.
6,0
0,5
0,5
1,5
1,0
0,5
1,0
0,5
0,5
Ngày soạn: 10/12/2018
 Ngày dạy: 18/12/2018 
 Tiết 68+69: KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá được HS trong việc nắm vững những kiến thức cơ bản về Văn bản văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn (trong chương trình HKI). Tích hợp nội dung kiểm tra đọc - hiểu với Tiếng Việt, Tập làm văn; phát hiện những hạn chế trong nhận thức, kỹ năng của học sinh để kịp thời điều chỉnh.
2. Kĩ năng:
- HS có kĩ năng làm bài độc lập, kĩ năng tạo lập văn bản theo yêu cầu và trình bày khoa học. 
- Qua bài kiểm tra HS tự đánh giá được sự hiểu biết của mình về mặt kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng làm bài trắc nghiệm, tự luận, kĩ năng tiếp cận đề, kĩ năng làm bài thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 3. Thái độ
- HS có ý thức tự giác trong kiểm tra, suy nghĩ độc lập, nghiêm túc làm bài kiểm tra. 
B. HÌNH THỨC 
- Hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan và kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút.
C. CHUẨN BỊ
1. GV: ma trận, đề, hướng dẫn chấm	
2. HS: ôn tập, giấy kiểm tra.
D. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Ổn định tổ chức: 1p
2. Phát đề: 1p
3. Thu bài: 1p
4. GV nhận xét giờ kiểm tra
5. Hướng dẫn học bài:
- Chuẩn bị nội dung cho HĐ trải nghiệm sáng tạo. 
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ LÀO CAI
 TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 Môn: Ngữ văn 8
Năm học: 2018- 2019
 Thời gian: 90 phút
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm) 
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”
 (Ngữ văn 8, Tập một)
Câu 1.1 (0,25 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A. Lão Hạc (Nam Cao) B. Tôi đi học (Thanh Tịnh)
C. Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) D. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) 
Câu 1.2 (0,25 điểm): Xác định thể loại của đoạn trích văn bản trên ?
 	A. Thơ	B. Hồi kí 
 	C. Truyện ngắn	D. Tiểu thuyết
Câu 1.3 (0,25 điểm): Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn: Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. 
A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp 
B. Hàm ý mỉa mai người nhà lí trưởng
C. Nêu rõ chức vụ của người nhà lí trưởng
D. Đánh dấu tên gọi của người nhà lí trưởng
Câu 1.4 (0,25 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ? 
A. Tự sự	B. Thuyết minh
C. Miêu tả 	 	D. Nghị luận 
Câu 1.5 (2,0 điểm): Từ đoạn trích trên
a. Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích ?
b. Qua đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về thái độ, hành động của con người trước cái xấu, cái ác.
Câu 2 (1,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 2.1 đến 2.3 bằng cách lựa chọn đáp án đúng.
	Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ... Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (Ngữ văn 8, tập I)
Câu 2.1 (0,25 điểm). Trong đoạn trích trên, người kể chuyện ở ngôi
A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba
Câu 2.2 (0,5 điểm). Trong những câu sau, những câu nào là câu ghép?
A. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. 
B. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng.
C. Binh Tư là một người lá

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020.doc