Bộ đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 8

Bộ đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 8

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. Câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc. chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

Câu 3. Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì?

II. Phần làm văn

Câu 4:

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng

150 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19.

Câu 5:

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn nghiện game của giới trẻ hiện nay.

 

docx 21 trang thuongle 12902
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỌC – HIỂU NGỮ VĂN 8 – NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH
MỤC LỤC
ĐỀ
NGỮ LIỆU
TRANG
Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020
4
Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới
7
Theo Trần Hồng Thắng
10
Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009
12
Thăm cõi Bác xưa – Tố Hữu
15
Quê hương – Đỗ Trung Quân
17
Nguồn Internet
21
Theo Từ điển văn học
23
“Nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh
Theo Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn
27
Qùa tặng cuộc sống
29
Trích “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” - Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010
31
Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004
36
Cổ tích về sự ra đời của người mẹ
39
Trích “Quà tặng cuộc sống”
43
Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa
46
Trích bài phát biểu của Vũ Quần Phương
49
Nguồn Internet
53
Trích Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân
56
“Hoa hồng tặng mẹ” – Qùa tặng cuộc sống
60
“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh
61
“Lục bát về cha"- Thích Nhuận Hạnh
65
Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân
68
Nguồn Internet
72
Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc
75
Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007
77
26.
Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương
80
27.
Kiệt tác của tình thương - Phạm Nguyễn Phương Dung
82
28.
Trích “Con có biết” - Nhã Nam tuyển chọn
83
29.
Cầm Thị Đào, “Khép”, Văn học và tuổi trẻ-số 5/2004, trang 49
85
BỘ ĐỌC – HIỂU NGỮ VĂN 8 – NGỮ LIỆU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MỤC LỤC
STT
VĂN BẢN
ĐỀ
TRANG
HỌC KÌ I
Tôi đi học
1, 2, 3, 4
88
Trong lòng mẹ
5, 6, 7, 8, 9A,B
95
Tức nước vỡ bò
10, 11, 12, 13, 14, 15
102
Lão Hạc
16, 17, 18, 19
111
Cô bé bán diêm
20, 21, 22
117
Chiếc lá cuối cùng
23, 24
121
Ôn dịch thuốc lá
25, 16, 27
125
Hai cây phong
28, 29, 30, 31, 32
129
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
33, 34
138
Đập đã ở Côn Lôn
35, 36
141
Vào nhà ngục quảng đông cảm tác
37
144
HỌC KÌ II
Nhớ rừng
1, 2, 3, 4, 5
147
Quê hương
6, 7, 8, 9, 10
152
Khi con tu hú
11, 12, 13
160
Ngắm trăng
14, 15
165
Tức cảnh Bác Pó
16, 17
169
Đi đường
18, 19
172
Chiếu dời đô
20, 21, 22
175
Hịch tướng sĩ
23, 24, 25
179
Nước Đại Việt ta
26, 27, 28
184
Bàn luận về phép học
29, 30, 31
187
Thuế máu 
32, 33, 34
193
Đi bộ ngao du
35, 36, 37
197
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
38, 39
201
ĐỀ SỐ 1
Phần I: Đọc hiểu 
 Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 
 Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.
Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.
Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.
 (Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 
Câu 2. Câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? 
Câu 3. Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì?
II. Phần làm văn 
Câu 4:
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng
150 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19. 
Câu 5:
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn nghiện game của giới trẻ hiện nay.
 *******************Hết**********************
GỢI Ý
Câu
Hướng dẫn chấm
I. Phần đọc - hiểu
1
 Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận
2
Xét kiểu câu theo phân chia mục đích nói, câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” thuộc kiểu câu trần thuật
3
Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh: 
- Cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin
- Tập luyện thể thao. 
- Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều
Phần Tập làm văn
4
Trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19. 
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Viết được một đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí theo yêu cầu. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Dung lượng đoạn văn: khoảng 150 chữ
2. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh đảm bảo được các nội dung cơ bản sau:
1. Mở đoạn
Giới thiệu được vấn đề nghị luận: tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19. 
2. Phát triển đoạn
a.Giải thích: 
Tương thân tương ái: là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người.
b.Bàn luận, chứng minh: 
- Khẳng định: Tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Biểu hiện: Yêu thương, đùm bọc, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt trong đợt dịch bệnh Covid 19.
- Vai trò 
+ Phát huy bản sắc tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ của ông cha ta từ xưa đến nay. Việc làm này xuất phát từ trái tim (dẫn chứng)
+ Khi quan tâm giúp đỡ người khác sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc bởi đã chia sẻ giúp họ vượt qua được khó khăn.
+ Người nhận được sự giúp đỡ cũng nhận được tình thương của người xung quanh, 
c. Mở rộng, phản biện:
- Một số người thờ ơ, vô cảm, ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân. 
- Có những người ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác
3. Kết đoạn 
- Cần nhận thức đúng đắn về tinh thần tương thân tương ái.
- Phát huy tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
II. Tạo lập văn bản 
Nội dung
*Mở bài: 
Giới thiệu hiện tượng nghiện game, một vấn đề đang được xã hội quan tâm hiện nay.
* Thân bài: 
- Thực trạng: 
+ Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giải trí ngày càng cao, chính vì thế mà game online ngày càng phổ biến
+ Các quán internet lúc nào cũng chật người.
+ Tình trạng nghĩ học ở học sinh sinh viên ngày càng nhiều.
- Nguyên nhân: 
+ Là trò chơi hấp dẫn, phù hợp với tâm lí giới trẻ.
+ Nhưng nguyên nhân chính là do người chơi không tự làm chủ, điều khiển được bản thân mình để sa đà vào game đến mức không thể dứt ra được.
+ GĐ chưa quản lí chặt chẽ con em mình, chưa quan tâm đúng cách, nhà trường chưa tạo được nhiều sân chơi cho học sinh, áp lực học tập nhiều.
+ Nhà nước chưa quản lý chặt chẽ hệ thống mạng internet.
- Hậu quả: 
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: khoa học đã chứng minh, nếu chúng ta tiếp xúc với máy tính nhiều sẽ rất ảnh hưởng đến cơ thể như: hại mắt, tổn thương đến hệ thần kinh, .
+ Khi chơi game thì dành ít thời gian học tập, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả của chúng ta bị giảm sút.
+ Chơi game còn ảnh hưởng tới lối sống đạo đức, tác phong.
+ Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các tệ nạn xã hội như trộm cướp, móc túi 
 - Giải pháp: 
+ Nhà nước cần có các biện pháp đối với các nhà sản xuất game, chỉ sản xuất những game bổ ích, nghiêm cấm các game bạo lực
+ Phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc con cái mình hơn
+ Nhà trường cần có biện pháp kỉ luật mạnh đối với trường hợp nghỉ học để chơi game
+ Tự bản thân mỗi học sinh cần phải có ý thức trong công việc và học tập
+ Tố cáo những học sinh vi phạm.
- Bài học nhận thức: Nhận thức được rằng chơi game online là không tốt nhưng biết tận dụng sẽ là trò chơi bổ ích giảm stress. Thấy được mặt trái của game cũng như hậu quả của việc nghiện game. Không sa đà để nghiện game 
* Kết bài:
- Khẳng định nghiện game sẽ mang lại nhiều hậu quả cho cá nhân, gia đình và xã hội .
 .........Hết.............
ĐỀ 2:
PHẦN I. Đọc hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Một người hỏi nhà hiền triết:
(2) Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?
(3) Nhà hiền triết trả lời:
(4) Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.
(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? 
b. Xác định các kiểu câu phân chia theo mục đích nói cho các câu trên. 
c. Xác định cách thực hiện hành động nói của các câu trên? 
d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 8 câu) nói lên bài học rút ra từ câu chuyện trên? 
PHẦN II. Làm văn 
Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay ở trường THCS.
 Hết 
GỢI Ý
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU
1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: tự sự.
2
Xác định các kiểu câu phân chia theo mục đích nói cho các câu trên.
- Câu (1): Trần thuật.
- Câu (2): Nghi vấn.
- Câu (3): Trần thuật.
- Câu (4): Cầu khiến.
3
Xác định cách thực hiện hành động nói của các câu trên?
Cách thực hiện hành động nói của các câu trên:
- Câu (2): Hỏi.
- Câu (4): Khuyên bảo.
4
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 8 câu) nói lên bài học rút ra từ câu chuyện trên?
- Về kĩ năng:
+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Đoạn văn có lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.
- Về kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện và trình bày ý kiến một cách thuyết phục. Có thể tham khảo một số ý sau:
+ Ý nghĩa: Truyện giáo dục con người về thái độ sống đúng đắn qua các tình huống giả định mà con người thường gặp: cho và nhận, làm ơn và được giúp đỡ. Lời nói của nhà hiền triết có hai ý: nhắc nhở về sự biết ơn, nhận điều tốt từ người khác không thể không ghi nhớ; nhắc nhở khi làm ơn, làm điều tốt cho người khác thì phải trong sáng, vô tư, không vụ lợi.
+ Bàn bạc: Truyện nói rất chính xác bản chất của lòng biết ơn và làm điều tốt.
+ Bài học nhận thức và hành động: hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; sẵn sàng giúp đỡ người không may và sống với thái độ biết ơn.
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN
Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay ở trường THCS.
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn nạn học đường ở trường THCS.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
- Làm cho gia đình họ bị đau thương.
- Làm cho xã hội bất ổn.
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện.
- Mọi người chê trách.
- Mất hết tương lai, sự nghiệp.
5. Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
6. Liên hệ với bản thân
- Đây là một vấn nạn nhức nhối ở học đường, em sẽ tránh xa và tuyên truyền bài trừ tệ nạn ra khỏi môi trường giáo dục.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
- Đây là một hành vi không tốt.
- Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.
ĐỀ 3:
Câu 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
 Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 
b. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? 
c. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ? 
d. Đặt tiêu đề cho văn bản trên. 
e. Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 3 – 5 dòng. 
Câu 2: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm).
 Hết 
GỢI Ý
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU
1
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự.
2
Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? 
- Cậu bé trong văn bản đã có hành động: khắc tên mình trên cây si già.
- Hành động đó hoàn toàn sai trái. Vị cậu đang trực tiếp phá hoại tài sản thiên nhiên.
3
Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ? 
Tên cậu là gì nhỉ?
- Kiểu câu: câu nghi vấn.
- Chức năng: dùng để hỏi.
4
Đặt tiêu đề cho văn bản trên. 
- Tiêu đề: Cậu bé và cây si già; Điều không mong muốn 
5
Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 3 – 5 dòng. 
- Về kiến thức: Từ hành động của cậu bé trong truyện, suy nghĩ và trình bày ý kiến về thói vô cảm của học sinh. Có thể tham khảo một số ý sau:
+ Ý nghĩa: Hành động của cậu bé là biểu hiện vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay: chỉ quan tâm đến niềm vui của mình và mặc kệ nỗi đau của người khác. Lời nói của cây si nhắc nhở chúng ta bài học đừng nên bắt người khác nhận lấy sự đau đớn mà họ không muốn để chỉ làm mình được hạnh phúc.
+ Bàn bạc: Thói vô cảm của học sinh đang để lại rất nhiều hệ lụy cho môi trường học đường và xã hội.
+ Bài học nhận thức và hành động: Hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; luôn nghĩ đến cảm xúc của người khác trước khi làm bất cứ việc gì; đặt mình vào vị trí của người khác 
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN
Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm).
I. Mở bài: 
- Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: lời dạy “Học đi đôi với hành”
II. Thân bài
1. Giải thích
a. Học là gì?
- Học là lĩnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp, .
- Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
- Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.
- Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc sống, .
- Những người không có kiến thức sẽ khó tồn tại trong xã hội.
b. Hành là gì?
- Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.
- Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
- Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
c. Tại sao học phải đi đôi với hành?
- Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian.
- Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao.
2. Lợi ích
- Hiệu quả trong học tập.
- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.
- Học sẽ không bị nhàm chán.
3. Phê phán lối học sai lầm
- Học chuộng hình thức
- Học cầu danh lợi
- Học theo xu hướng
- Học vì ép buộc
4. Bình luận
- Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn
- Nêu cách học của mình
- Thường xuyên vận dụng cách học này
- Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này
5. Liên hệ bản thân
- Bản thân sẽ thay đổi cách học theo hướng “học đi đôi với hành” để trau dồi bản thân và rèn luyện cho mình ngày một tiến bộ hơn.
III. Kết bài: 
- Nêu cảm nghĩ của e về “học đi đôi với hành”.
- Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.
BỘ ĐỌC – HIỂU NGỮ VĂN 8 – NGỮ LIỆU TRONG CHƯƠNG TRÌNH
VĂN BẢN «TÔI ĐI HỌC»
ĐỀ 1A:
Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi mãi Đế diễn tả dòng cảm nghĩ này, một nhà văn viết : "Hằng năm cứ vào cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đấy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học ” (Trích Ngữ văn 8, tập một— NXB Giáo dục, 2016)
1 Những câu văn trên được rút ra từ văn bản nào? Tác giả là ai?
2 Câu: "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nếu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó trong việc biểu đạt nội dung.
3. Phần trích trên sử dụng nhiều trường từ vựng, hãy tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy.
4. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, em đã học một văn bản có cùng chủ để với truyện ngắn trên. Hãy ghi rõ tên văn bản và tác giả của văn bản ấy.
GỢI Ý
Tôi đi học-Thanh Tịnh.
- Phép so sánh: Hình ảnh cành hoa tươi biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa tinh tuý, cái đáng yêu, đáng nâng nui của tạo hoá ban cho con người. Dùng hình ảnh cành hoa tươi tác giải nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên thật đẹp đẽ, đáng yêu, đáng nâng niu vô cùng.
- Phép nhân hoá: Hoa mỉm cười diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập rạo rực và cả một tương lai đẹp đẽ đang chờ phía trước. Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng ''tôi'' với bao tràn ngập hy vọng về tương lai.
Học sinh tìm và đặt tên cho trường từ vựng trong đoạn trích. VD: trường từ vựng “thiên nhiên” lá, mây, hoa tươi, bầu trời ; trường từ vựng “cảm xúc” náo nức, mơn man, rụt rè, tưng bừng, rộn rã 
Cổng trường mở ra-Lý Lan
ĐỀ 1B:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”
 (Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản.
Câu 2: Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” gợi cho em cảm xúc gì?
Câu 3: Từ ngữ liệu trên, hãy viết bài văn kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân em.
GỢI Ý
Câu
Nội dung
1
Đoạn văn trích trong văn bản Tôi đi học
Tác giả Thanh Tịnh
2
Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” gợi trong lòng em cảm xúc mơn man, náo nức về ngày đầu tiên đi học, một kỉ niềm không bao giờ em quên trong suốt cuộc đời.
3
Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp 1 theo trình tự thời gian
Buổi tối trước ngày đi học đầu tiên
Bố mẹ cùng em sửa soạn lại đồ đạc: dụng cụ học tập, quần áo đồng phục.
 Em cứ đứng trước gương, ngắm ngía lại bộ đồng phục, vừa háo hức, vừa bồn chồn lo lắng.
 Em đi ngủ sớm, nhưng nằm mãi mà không thể nào ngủ được.
Trong lòng gợn lên bao nhiêu suy nghĩ “Các bạn có thân thiện không?”, “Cô giáo có hiền không?”, “Liệu mình có làm tốt ở trường không?”
 Mẹ ôm em vào lòng dỗ dành, thủ thỉ kể cho em nghe về ngày đầu tiên đi học của mẹ. Cái thời mà đời sống vật chất còn thiếu thốn, đồ dùng toàn dùng lại của anh chị nhưng ai cũng thấy rất vui và ý thức được rằng mình phải phấn đấu học hành chăm chỉ để không phụ công ơn dưỡng dục của cha mẹ.
 Một lúc sau, em ngủ thiếp đi và chìm trong những giấc mơ đẹp.
Buổi sáng đầu tiên đi học
Mẹ đèo em đi đến trường.
 Hôm đó là một ngày mùa thu đẹp trời.
Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Những đám mây trắng xốp lững lờ trôi.
Nắng tinh khôi, nhảy nhót trên những vòm lá xanh còn ướt đẫm sương đêm.
Gió heo mây hây hẩy thổi làm tâm hồn cũng bớt xáo động.
 Vài chú chim chuyền cành, hót líu lo.
 Lá vàng rụng đầy cả một góc phố.
 Hai bên đường, các anh chị học sinh đi lại tấp nập. Gương mặt ai cũng vui cười rạng rỡ vì được gặp lại thầy cô, bạn bè, mái trường mến yêu.
 Con đường này tuy đã đi nhiều lần nhưng lần này lại thấy khác vì em đã là học sinh lớp một.
Khi đến trường
 Sân trường đông vui nhộn nhịp.
 Các anh chị lớn đang vui đùa. Cô giáo trong tà áo dài thướt tha đang đi trên sân trường
 Các bạn mới nhập học giống em thì rụt rè, e sợ. Họ sớm chia tay ba mẹ để bước vào buổi học đầu tiên.
 Tiếng trống chào cờ vang lên giòn giã. Sau đó học sinh xếp hàng vào lớp.
Nhận lớp mới, em nhận ra những gương mặt quen thuộc, những người bạn học cùng em lớp mẫu giáo.
 Cô giáo rất xinh và hiền. Em cũng nhanh chóng kết thân với một vài người bạn mới.
 Ra về, mẹ đón em ở cổng trường, hôn lên má em âu yếm
ĐỀ 2: 
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật.
Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.
Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:
Bài tập viết : Tôi đi học !
Câu 1 : Tìm những tính từ miêu tả cảnh vật và con người có trong đoạn trích trên.
Câu 2: Hãy chỉ ra trường từ vựng chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 3: Giải nghĩa cụm từ “kỷ niệm cũ”, “cảnh thật” ở đoạn trích trên.
Câu 4: Theo tác giả, buổi học đâu tiên có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mỗi con người?
GỢI Ý
1
Tìm những tính từ miêu tả cảnh vật và con người có trong đoạn trích trên.
Những tính từ miêu tả cảnh vật và con người có trong đoạn trích trên: lạ, hay, xa lạ, quyến luyến, bất ngờ, rụt rè, thèm thuồng.
2
Hãy chỉ ra trường từ vựng chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Trường từ vựng chính được sử dụng trong đoạn trích trên: trường học
3
Giải nghĩa cụm từ “kỷ niệm cũ”, “cảnh thật” ở đoạn trích trên.
“Ki niệm cũ” được nhắc đến là kỉ niệm về những buổi rong chơi thời còn chưa đi học. “Cảnh thật” là việc tác giả tái hiện lại ở trên lớp học, nơi có thầy giáo và các bạn mới quen.
4
Theo tác giả, buổi học đâu tiên có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mỗi con người?
Đối với câu hỏi này, học sinh cần dựa vào nội dung của văn bản đưa ra để trình bày cảm nhận của mình, diễn đạt lại theo ý hiểu của bản thân về ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học. Việc cảm nhận vừa mang tính khách quan là những điều mà tác giả kê’ lại, vừa mang tính chủ quan là những tình cảm, cảm xúc thực tế của học sinh.
ĐỀ 3:
Phần I: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
Hằng năm cứ vào cuối thú, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mất cành hoa tươi mỉm cười giữa những bầu trời quan đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(Trích Tôi đi học – Thanh Tịnh – dẫn theo Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mất cành hoa tươi mỉm cười giữa những bầu trời quang đãng.
Câu 4: Đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở? Hãy cho biết biết điểm giống và khác nhau giữa các văn bản đó.
GỢI Ý:
1
Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Những kỉ niệm khơi nguồn cảm xúc ngày đầu tiên đi học.
2
Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn
- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
3
Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mất cành hoa tươi mỉm cười giữa những bầu trời quang đãng.
- Nhân hóa: cành hoa tươi mỉm cười
- Tác dụng:
 + Phép tu từ so sánh, nhân hoá: “như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” thế hiện thái độ ngỡ ngàng, choáng ngợp trước cuộc đời rộng lớn... Tuổi thơ bỡ ngỡ, rụt rè thuở nào vẫn còn vẹn nguyên trở về trong nỗi nhớ của tác giả.
4
Đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở? Hãy cho biết biết điểm giống và khác nhau giữa các văn bản đó.
- Cổng trường mở ra – Lí Lan
- So sánh:
+ Giống: Chủ đề ngày đầu tiên đi học
+ Khác:
./ Cổng trường mở ra: Cảm xúc, tâm trạng của người mẹ
./ Tôi đi học: Tâm trạng của nhân vật “tôi” – vai trò người học sinh
ĐỀ 4: 
Đọc lại văn bản Tôi đi học và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?
b. Từ nội dung trả lời cho câu hỏi mục(a), hãy phát biểu chủ đề của văn bản này
c. Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của văn bản Tôi đi học ở:
Nhan đề của văn bản
Quan hệ giữa các phần của văn bản
Các từ ngữ các câu thể hiện tâm trạng của nhân vật" tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên
d. Từ việc thực hiện các yêu cầu trên hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
Gợi ý:
1
Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?
Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc và trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là cảnh vật, tâm trạng cảm xúc của tác giả trên đường theo mẹ đến trường, khi ở trường, xếp hàng được gọi tên vào lớp và khi ngồi trong lớp học bài học đầu tiên. 
Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng, kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học. Nó bắt đầu từ cảm xúc náo nức của chính tác giả khi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình. Trong lòng tác giả như đang sống lại những tình cảm, tâm trạng tuổi ấu thơ của mình: tâm trạng hồi hộp, cảm thấy như mình lớn hẳn lên, cảm giác bỡ ngỡ vừa quen vừa lạ, đôi lúc sợ sệt, rụt rè.
2
Từ nội dung trả lời cho câu hỏi mục(a), hãy phát biểu chủ đề của văn bản này
Có thể phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học là: kể lại những sự việc trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.
3
Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của văn bản Tôi đi học ở:
Nhan đề của văn bản
Quan hệ giữa các phần của văn bản
Các từ ngữ các câu thể hiện tâm trạng của nhân vật" tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên
Nhận xét chung về:
Nhan đề: Tập chung làm rõ chủ đề văn bản
Quan hệ các từ giữa văn bản: sát chặt chẽ và liên kết với nhau
Các từ ngữ: Tập chung miêu tả nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường
4
Từ việc thực hiện các yêu cầu trên hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
Từ đó rút ra:
Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là văn bản tập trung biểu đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_8.docx