Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 96, 97: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 96, 97: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Tiết 96,97 HỊCH TƯỚNG SĨ

 Trần Quốc Tuấn

 Môn Ngữ văn; lớp 8A

 Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược

- Nắm được nghệ thuật đặc sắc của văn chính luận Hịch tướng sĩ.

- Biết vận dụng bài học để viết bài văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lô gíc và tư duy hình tượng, giữa lí và tình cảm.

2. Về năng lực

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích văn nghị luận. Năng lực cảm thụ TP văn học nghị luận Trung đại.

 

docx 7 trang Phương Dung 30/05/2022 3401
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 96, 97: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: TH&THCS Tân Liên
Tổ : Văn- Sử- Địa
 Họ và tên giáo viên:
 Đinh Thị Hồng Thu
 Tiết 96,97 HỊCH TƯỚNG SĨ 
 Trần Quốc Tuấn
 Môn Ngữ văn; lớp 8A
 Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược
- Nắm được nghệ thuật đặc sắc của văn chính luận Hịch tướng sĩ.
- Biết vận dụng bài học để viết bài văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lô gíc và tư duy hình tượng, giữa lí và tình cảm.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho HS có năng đọc, phân tích văn nghị luận. Năng lực cảm thụ TP văn học nghị luận Trung đại.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc ở Bác Hồ
- Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm: Biết sẻ chia, biết ơn thế hệ đi trước bằng cách học thật giỏi, làm nhiều việc có ích.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học liệu: Kế hoạch dạy học, sgk, tài liệu 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS; Kích thích HS tìm hiểu về Hào khí đông A“- hào khí chiến đấu của dân tộc ta
b. Nội dung: HS lắng nghe theo dõi, thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
 Sau khi nghe bài hát, em hiểu gì về lịch sử của dân tộc ta? 
- GV dẫn vào bài: Hào khí đông A là khí thế chiến đấu hào hùng của một thời đại vàng son lịch sử thời Trần, là kết tinh sức mạnh của toàn dân tộc, là ngọn lửa tình thần yên nước .... Bài hịch đã có sức lay động hàng triệu con tim của các tướng sĩ...
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Trần Quốc Tuấn và văn bản Hịch tướng sĩ.
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV, nắm được tác giả tác phẩm.
c. Sản phẩm: Sản phẩm dự án, câu trả lời của HS.
d. Tiến trình thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu
1. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn?
2. Nêu những hiểu biết của em về văn bản “Hịch tướng sĩ”
3. Trình bày những hiểu biết của em về thể loại của văn bản?
4. Văn bản này thuôc kiểu văn bản nào mà em đã học? Vì sao em khẳng định như vậy?
- Hs: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
* Hình thức: 
 1. Tác giả:
- T Q Tuấn là người có phẩm chất cao đẹp, có tài năng văn vừ song toàn.
+ Đức : Biết đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân. Là người rộng lượng, mến chuộng người tài nên thu phục được nhiều tướng giỏi.
+ Tài : Là người có công lớn trong 3 lần đánh đuổi giặc nguyên mông, và được xem là linh hồn của 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.
+ Công : Được ban chức Tiết chế thống lĩnh các đạo quân. Là con người có nhân cách vĩ đại nhất của thời đại Sát thát bình nguyên.
2. Văn bản: 
- HCST: Khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai 
- Được viết bằng chữ Hán.
- Thể hịch
+ Hịch là thể văn chính luận trung đại. Do vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh, phong trào dùng hịch để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
+ Mục đích của hịch là khích lệ tinh thần, tình cảm của người nghe 
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả: 
- T.Q.Tuấn (1231? – 1300 )
- Tước Hưng Đạo Vương, là một danh tướng đời Trần có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên 1285 và 1288.
2. Văn bản
a. Hoàn cảnh xuất xứ, thể loại : 
 Khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai 
- Thể loại: Hịch 
b. Đọc, chú thích bố cục
Đ1: Từ đầu -> còn lưu tiếng tốt: Nêu giương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
 Đ2: Huống chi -> cũng vui 
lòng: Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
 Đ3: Các ngươi phỏng có được không: Nêu mối ân tình chủ tướng, phân tích phải trái làm rõ đúng sai.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu văn bản 
a. Mục tiêu:
- Thấy được tình thế của đất nước và lòng căm thù giặc của tác giả. 
- Cách lập luận của tác giả về mối ân tình chủ tướng, phân tích đúng - sai, phải- trái. Lời kêu gọi của Trần Quốc Tuấn với các tướng sĩ
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng bảng phụ, sản phẩm dự án, câu trả lời của HS.
d. Tiến trình thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu
 1. HS đọc đoạn văn 1 “ Huống chi ta cùng các ngươi tai vạ về sau” (Trang 57- sgk)
 2. HS đọc đoạn văn 2 “ Ta thường tới bữa ta cũng vui lòng”
 Thảo luận nhóm 1+2: Nhận xét nghệ thuật lập luận và sự ngang ngược, tội ác của giặc được lột tả như thế nào? 
 Thảo luận nhóm 3+4 : Nhận xét về cách sử dụng ngôn từ trong đoạn văn và nỗi lòng chủ tướng?
- Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: thảo luận nhóm
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. Lập bảng thống kê 
- Các từ ngữ miêu tả hành động ngang ngược của kẻ thù: Đòi vàng bạc, vơ vét của cải..
- Thái độ của tác giả: Khinh bỉ, căm phẩn
- Thao tác lập luận: Chứng minh, bình luận
- Đặc điểm ngôn ngữ của đoạn: ẩn dụ, đối lâp
2. Lập bảng thống kê 
- Giọng điệu và thái độ của tác giả: Tột cùng lo lắng: mất ăn, mất ngủ; Tột cùng đau xót: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; Tột cùng căm uất: xả thịt lột da; Tột cùng hi sinh: dẫu trăm thân 
- Thao tác lập luận và tác dụng: Chứng minh lòng căm thù giặc của chủ tướng.
- Đặc điểm ngôn ngữ của đoạn trích: ẩn dụ, đối lâp.
* Báo cáo kết quả: trình bày kết quả
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Chuyển giao nhiệm vụ
Sủ dụng kĩ thuật dạy học dự án
Quan sát 3 đoạn văn
-“ Các ngươi ở cùng ta cũng chẳng kém gì?”
- “Nay các ngươi nhìn chủ được không?”
- “Nay ta bảo .phỏng có được không?”
1.Tìm những chi tiết cho thấy mối ân tình giữa chủ và tướng? cách dùng từ có gì đặc sắc?
2. Trần Quốc Tuấn chỉ ra những biểu hiện sai trái nào?
3. Hãy chỉ ra hành động nên làm của các tướng sĩ
- Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: tự nghiên cứu, làm việc ở nhà
- Giáo viên: hướng dẫn, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. Mối ân tình đồng cam cộng khổ, câu văn dài, biền ngẫu..
+ Không có mặc - cho áo
+ Không có ăn - cho cơm
+ Quan nhỏ - thăng chức
+ Lương ít - cấp bổng
+ Đi bộ	 - cho ngựa
+ Đi thuỷ	 - cho thuyền
2. Những biểu hiện sai trái:
- Chủ nhục không biết lo.
- Nước nhục không biết thẹn
- Nghe nhạc đãi yến
- Ăn chơi, hưởng lạc
- Chỉ lo làm giàu
=> Hậu quả Mất hết sinh lực, tâm trí đánh giặc.
3. Chỉ ra hành động nên làm: 
- Đề cao cảnh giác, rèn luyện cung tên, luyện tập võ nghệ.
- Kết quả: Thái ấp bền vững, bổng lộc, gia quyến êm ấm, tổ tiên được thờ cúng
* Báo cáo kết quả: trình bày sản phẩm
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu vấn đề
Quan sát 2 đoạn văn cuối: Tác giả đã đưa ra mệnh lệnh, chủ trương gì để khuyên răn tướng sĩ làm theo ?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Quan sát, lắng nghe, suy nghĩ
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. Mệnh lệnh 
2. Thái độ tác giả: 
+ Dứt khoát, cương quyết, tâm tình
+ Khích lệ, động viên ý chí chiến đấu
* Báo cáo kết quả: trả lời câu hỏi
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: cá nhân nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nêu gương sáng trong sử sách
2. Tình hình đất nước và nỗi lòng của tác giả
a. Tình hình đất nước
- Ngôn ngữ gợi tả, ẩn dụ, so sánh ,đối lập 
- Giặc láo xược, hống hách: đi lại nghênh ngang .
- Về chính trị: sĩ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ
- Về kinh tế: đòi ngọc lụa, thu vang bạc (tham lam)
-> Tình thế đất nước rất nguy kịch “ Ngàn cân treo sợi tóc”
b. Nỗi lòng của tác giả
- Động từ mạnh: “xả, lột, uống, nuốt”, liệt kê, so sánh 
- Lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn của Trần Hưng Đạo.
3. Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai
a. Mối ân tình giữa chủ và tướng.
- Đồng cam cộng khổ
+ Quan hệ chủ tướng: nghiêm khắc.
+ Quan hệ cùng cảnh ngộ: chân thành, tha thiết 
-> Nhắc nhở các tướng sĩ soi lại mình là cơ sở để chỉ ra những sai lầm
b. Phê phán những biểu hiện sai trái
- Quên hết danh dự, bổn phận sống cầu an, hưởng lạc, thờ ơ vô trách nhiệm.
- Hậu quả: Mất tâm trí đánh giặc-> nước mất nhà tan.
=> Mục đích: Phê phán các tướng sĩ, tác động vào lòng tự trọng để thức tỉnh trách nhiệm
c. Những hành động nên làm
- Phải lo xa, đề cao cảnh giác tăng cường luyện tập võ nghệ để chiến thắng kẻ thù.
4. Lời kêu gọi
- Học binh thư yếu lược
- Vạch ra 2 con đường:
 + Chính- tà
 + Sống chết
 + Vinh- nhục
->Lí luận sắc bén
 - Khích lệ, động viên ý chí chiến đấu
Nhiệm vụ 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của hịch
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: vở ghi HS.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
 Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của văn bản
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 * Báo cáo kết quả:
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL
Nghệ thuật: (sgk – trang 58)
Nội dung: 
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
* Ghi nhớ
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời bài tập 
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
 Bài hịch là một áng văn nghị luận sâu sắc. Hãy nêu luận điểm và các luận cứ bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời, Gv theo dõi
* Đánh giá kết quả: Hs khác bổ sung, Gv nhận xét. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
 Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc? 
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* Báo cáo kết quả: 
* Đánh giá kết quả: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_96_97_hich_tuong_si_tran_quoc_tua.docx