Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

E. ĐỀ KIỂM TRA

I. PHẦN ĐỌC-HIỂU (5.0 ĐIỂM)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

“ Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

 Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường ”.

 ( Ngữ Văn 8 – Tập 1)

 

doc 5 trang Phương Dung 01/06/2022 6753
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT DUY XUYÊNKIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THCS .. Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.
- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 
- Hình thức: Tự luận 
- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường
C. THIẾT LẬP MA TRẬN
Cấp độ
Lĩnh vực
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng
Vận dụng
 cao
1.Phần Đọc- hiểu:
Ngữ liệu: Một phần trích từ văn bản đã học. 
-Nhận biết tên văn bản, tác giả, PTBĐ của phần trích. 
-Nhận biết, phân loại, nêu được chức năng các từ vựng/ từ loại.
- Hiểu được nội dung chính của đoạn trích. 
- Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân từ vấn đề liên quan đến đoạn trích.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %:
Số câu: 3
Số điểm: 3
TL: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 1
TL: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
TL: 10%
5
 5.0
50%
2. Phần Làm văn:
 Viết bài văn tự sự (kết hợp miêu tả và biểu cảm).
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %:
Số câu: 1
Số điểm: 5.0
TL: 50%
 1
5.0
50%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 3
TL: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 10
TL: 10
Số câu: 1
Số điểm: 10
TL: 10% 
Số câu: 1 Số điểm: 5.0 TL: 50%
 6
10
100%
D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
 Cấp độ
Lĩnh vực
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng
 cao
1.Phần Đọc- hiểu:
Ngữ liệu: Một phần trích từ văn bản đã học: Trong lòng mẹ ( Nguyên Hồng)
-Đoạn trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt của phần trích là gì?
-Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ ‘các bộ phận cơ thể con người”?
- Phát hiện tình thái từ trong câu văn và cho biết chức năng của nó? “- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà”.
- Nêu nội dung chính của đoạn trích?
- Trong thực tế, nếu chứng kiến cảnh những em bé bị ngược đãi, bị bỏ rơi hoặc mồ côi, sống thiếu tình thương của cha mẹ, em sẽ làm gì?
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %:
Số câu: 3
Số điểm: 3
TL: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 1
TL: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
TL: 10%
5
 5.0
50%
2. Phần Tạo lập văn bản
Hãy kể lại cuộc gặp gỡ với người thân xa cách lâu ngày.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %:
Số câu: 1
Số điểm: 5.0
TL: 50%
 1
5.0
50%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 3
TL: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 10
TL: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 10
TL: 10% 
Số câu: 1 Số điểm: 5.0 TL: 50%
 6
10
100%
E. ĐỀ KIỂM TRA 
I. PHẦN ĐỌC-HIỂU (5.0 ĐIỂM)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“ Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: 
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
 Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường ”.
 ( Ngữ Văn 8 – Tập 1)
Câu 1(1.0 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định các phương thức biểu đạt có trong đoạn trích trên?
Câu 2(1.0 điểm): Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người” trong câu văn sau: “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.”
Câu 3(1.0 điểm): Chỉ ratình thái từ trong câu sau và cho biết chức năng của nó: 
 “Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà”.
Câu 4( 1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 5( 1.0 điểm):Trong thực tế, nếu chứng kiến cảnh những em bé bị ngược đãi, bị bỏ rơi hoặc mồ côi, sống thiếu tình thương của cha mẹ, em sẽ làm gì? 
PHẦNII: TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) 
Hãy kể lại cuộc gặp gỡ với người thân xa cách lâu ngày. 
G. HƯỚNG DẪN CHẤM 
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định.
II. Đáp án và thang điểm
PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
- Văn bản : Trong lòng mẹ
0.25
- Tác giả: Nguyên Hồng
0.25
 Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
(Nếu HS nêu: Tự sự, miêu tả (hoặc: Tự sự, biểu cảm) thì vẫn được 0,5 đ. HS nêu miêu tả và biểu cảm thì cho 0.25 điểm)
0.5
2
Trường từ vựng chỉ “ các bộ phận của cơ thể con người”: gương mặt, da, gò má, mắt. (Mỗi từ đúng ghi 0.25 điểm)
1.0
3
Hai tình thái từ: đi - dùng để cầu khiến
0.5
mà - dùng để biểu thị sắc thái tình cảm
0.5
4
Nội dung đoạn trích: Kể về giây phút cậu bé Hồng gặp lại mẹ trong niềm hạnh phúc tột độ.
1.0
5
Trình bày nhận thức và hành động của bản thân khi chứng kiến cảnh những em bé bị ngược đãi, bị bỏ rơi hoặc mồ côi, sống thiếu tình thương của cha mẹ.
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể đưa ra những phương án sau:
- Giải thích để người ngược đãi, bỏ rơi trẻ em hiểu đó là việc làm vi phạm quyền trẻ em và tất cả các em đều thiệt thòi trong cuộc sống.
- Báo cho mọi người xung quanh, chính quyền địa phương cùng biết để có biện pháp giúp đỡ các em.
- Chia sẻ về vật chất, tinh thần đối với những trường hợp không may mắn như trên.
- Mức 1: Học sinh trả lời được 3 phương án trên 
1.0
- Mức 2: Học sinh trả lời được 2 phương án trên
0.75
- Mức 3: Học sinh trả lời được 1 phương án trên
0.5
- Mức 4: Học sinh không có câu trả lời hoặc trả lời không phù hợp với yêu cầu của đề. 
* Lưu ý: Cần tôn trọng những suy nghĩ sáng tạo của HS, suy nghĩ tích cực và hợp lí thì vẫn ghi điểm cho HS
 0.0
 PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm)
Tiêu chí đánh giá
Điểm
1. Yêu cầu chung
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự.
- Nắm phương pháp làm bài tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Bài viết phải có bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu cụ thể
5.0
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự:
Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết giới thiệu đối tượng được kể; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều câu văn liên kết chặt chẽ với nhau kể lại được cuộc gặp lại một người thân lâu ngày xa cách; phần kết bài: bày tỏ được tình cảm suy nghĩ về việc gặp lại người thân.
0.5
b. Xác định đúng đối tượng kể chuyện: gặp lại một người thân lâu ngày xa cách.
0.5
c) Triển khai hợp lí nội dung trình tự bài văn tự sự theo các định hướng sau:
Mở bài: Giới thiệu chung về người được gặp và cuộc gặp gỡ.
0.5
Thân bài:
- Từ xa thấy người thân như thế nào? (vóc người, dáng đi)
- Lại gần thì thấy ra sao? Kể hành động của mình với người thân. Tả chi tiết về khuôn mặt, nụ cười, màu da, quần áo 
- Những biểu hiện tình cảm của em và người thân sau khi gặp nhau (vui mừng, xúc động thể hiện qua hành động, lời nói, cử chỉ)
2.0
Kết bài: Bày tỏ được tình cảm xúc động vui mừng khi gặp lại người thân.
0.5
3. Sáng tạo: Cócáchdiễnđạtmớimẻ,trôi chảy, lôi cuốn, hấp dẫn. 
0.5
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.5
 Duyệt của PHT	 Duyệt của tổ CM	 Giáo viên ra đề

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_202.doc