Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đinh Châu

Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đinh Châu

Câu 1: Xác định tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ? (1đ)

Câu 2: Từ “ô kìa” ở đoạn tích trên thuộc từ loại nào? Nó dùng để làm gì ? (1đ)

Câu 3: Đoạn (3) và đoạn (4) được liên kết với nhau bằng phương tiện liên kết nào? Nêu quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó. (1đ)

Câu 4: Vì sao nói: “Chiếc lá của cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác?” (1đ)

Câu 5: Trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản Chiếc lá cuối cùng (1đ)

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 đ)

 Kể lại một việc tốt hoặc lỗi lầm mà em đã mắc phải

 

docx 5 trang thuongle 4331
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đinh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ NĂM HỌC 2020-2021
TRƯỜNG THCS ĐINH CHÂU Môn: Ngữ Văn – Lớp 8
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIÊU VĂN BẢN (5đ)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu sau
(1) Sáng hôm sau, Xiu tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ thì thấy Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống.
(2) “Kéo nó lên, em muốn nhìn”, cô thều thào ra lệnh.
(3) Xiu làm theo một cách chán nản.
(4) Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai muôi bộ.
 (Sách Ngữ Văn 8- Tập 1)
Câu 1: Xác định tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ? (1đ) 
Câu 2: Từ “ô kìa” ở đoạn tích trên thuộc từ loại nào? Nó dùng để làm gì ? (1đ)
Câu 3: Đoạn (3) và đoạn (4) được liên kết với nhau bằng phương tiện liên kết nào? Nêu quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó. (1đ) 
Câu 4: Vì sao nói: “Chiếc lá của cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác?” (1đ)
Câu 5: Trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản Chiếc lá cuối cùng (1đ)
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 đ)
	Kể lại một việc tốt hoặc lỗi lầm mà em đã mắc phải
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1
Tác giả: O. Hen-ri
0.5đ
Phương thức biêu đạt chính: tự sự
0.5đ
Câu 2
Từ “Ô kìa”là thán từ
0.5 đ
Nó dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
0.5đ
Câu 3
Đoạn (3) và(4) liên kết với nhau bằng từ: Nhưng
0.5 đ
Biểu thị quan hệ ý nghĩa: Đối lập/ tương phản
0.5 đ
Câu 4
Học sinh nêu được các ý sau:
Chiếc lá vẽ rất thật
Chiếc lá được vẽ bằng tình yêu thương bao la và sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men
Chiếc lá đã đem lại tâm trạng hồi sinh và cứu sống Giôn xi
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
Câu 5
Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách nhưng đảm bảo một trong các ý sau đây:
- Truyện đã ca ngợi tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ.
- Tình yêu cuộc sống sẽ giúp con người chiến thắng mọi bệnh tật.
- Nghệ thuật chân chính được tạo ra từ tình yêu thương con người, vì con người
1đ
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 3
Kể lại một lỗi lầm mà em đã mắc phải
5đ
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự, miêu tả kết hợp với yếu tố biểu cảm, học sinh kể lại một lỗi lầm của bản thân
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
Mở bài: Giới thiệu lỗi lầm của bản thân
1,00
Thân bài: Kể diễn biến chuyện (vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm cho câu chuyện sinh động hấp dẫn)
3,00
Kết bài: Nêu bài học rút ra, lời hứa hẹn
1,00
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.
PHÒNG GDĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ IINĂM HỌC 2020-2021
TRƯỜNG THCS ĐINH CHÂU Môn: Ngữ Văn – Lớp 8
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC - HIÊU VĂN BẢN (5đ)
“Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình khinh thường mệnh trời không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở đây khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” 
 (Sách Ngữ Văn 8- Tập 2)
Câu 1 (1.0 đ) 
 Xác định tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? 
Câu 2 (1.0 đ)
Căn cứ vào mục đích nói, câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn đó. 
Câu 3 (1.0 đ)
Câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” là câu phủ đinh. Đúng hay sai? Vì sao?
Câu 4 (1.0 đ)
Nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 5 (1.0 đ)
 Việc phê phán hai nhà Đinh, Lê không chịu dời đô như trên theo em có hợp lí không? Vì sao?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 đ)
	Thuyêt minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em mà em biết.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1
Tác giả: Lí Công Uẩn
0.5đ
Phương thức biêu đạt chính: nghị luận
0.5đ
Câu 2
Câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” thuộc kiểu câu trần thuật.
0.5 đ
Kiểu hành động nói: bộc lộ cảm xúc
0.5đ
Câu 3
Đúng là câu phủ định
0.5 đ
Vì có chứa tư ngữ phủ định: không
0.5 đ
Câu 4
Học sinh nêu được các ý sau:
- Phê phán hai triều Đinh, Lê cứ đóng yên đô ở vùng núi Hoa Lư
- Hậu quả của việc không dời đô đó
0.5 đ
0.5 đ
Câu 5
Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách nhưng đảm bảo một trong các ý sau đây:
- Việc phê phán hai nhà Đinh, Lê còn mang tính chủ quan, không hợp lí.
Giải thích : Vì hai nhà Đinh, Lê thế và lực chưa đủ mạnh nên vẫn dựa vào địa hình vùng núi hiểm trở chưa thể dời ra vùng đồng bằng trung tâm của đát nước.
0.5 đ
0.5 đ
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 3
Kể lại một lỗi lầm mà em đã mắc phải
5đ
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh, phương pháp phù hợp,
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu bài văn thuyết minh học sinh trình bày những hiểu biết của mình về danh lam thắng cảnh ở địa phương
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh
1,00
Thân bài: Lần lượt thuyết minh các đặc điểm của danh lam tháng cảnh như: vị trí địa li, tên gọi, kiến trúc, 
3,00
Kết bài: Khẳng định giá trị của danh lam tháng cảnh đó.
1,00
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021_tr.docx