Đề kiểm tra Cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường Trung học Cơ sở Quảng Chính (Có đáp án)

Đề kiểm tra Cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường Trung học Cơ sở Quảng Chính (Có đáp án)

A. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 ĐIỂM)

 Câu 1: (1,5 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

. " Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng . Ta khó mà ở cho vừa ý họ."

 a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

 b. Xác định ngôi kể trong đoạn văn trên?

 c.Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu?

Câu 2: (1,5 điểm)

 Trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ” trích trong tiểu thuyết “ Tắt đèn”của tác giả Ngô Tất Tố ( Ngữ Văn 8 kì I), Chị Dậu đã quyết định vùng lến chiến đấu chống lại cai lệ và người nhà Lí trưởng để bảo vệ chồng mình. Nếu em là chị Dậu em có xử sự như vậy hay không? Lí giải cho cách giải quyết tình huống của mình?

B. PHẦN LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

 Câu 1: (2,0 điểm)

 Viết đoạn văn ngắn (từ 5-8 câu) kể về một việc làm tốt mà em được biết hoặc chứng kiến. Trong đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, dấu ngoặc kép ( gạch chân, chỉ rõ).

 Câu 2: (5 ,0 điểm)

Thuyết minh về một đồ dùng trong cuộc sống hàng ngày mà em gắn bó.

 

doc 5 trang thucuc 5761
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường Trung học Cơ sở Quảng Chính (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I- NGỮ VĂN 8
Mức độ
Tên 
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.Văn học
- Truyện ngắn hiện đại
Nhận biết tên tác giả, tác phẩm và thể loại.
Nhập vai, giải quyết tình huống lão Hạc quyết định tự tử và giải thích cho cách giải quyết tình huống của bản thân
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15 %
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ:15 %
Số câu: 2
Số điểm: 30
Tỷ lệ: 30 %
2. Tiếng việt
- Từ tượng hình,từ tượng thanh.
- Dấu câu
-Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Nhận diện công dụng của dấu ngoặc kép.
Vận dụng viết đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, dấu câu.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 2.0
Tỷ lệ: 20 %
Số câu:1
Số điểm: 2.0
Tỷ lệ: 20 %
3. Tập làm văn
- Văn thuyết minh
Viết hoàn chỉnh một bài văn thuyết minh 
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu:1
Số điểm:5,0
Tỷ lệ: 50 %
Số câu: 1
Số điểm:5,0
Tỷ lệ: 50 %
TS câu
Tổng điểm
Tỷ lệ %
Số câu: 1 
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15 %
Số câu: 1
Số điểm:1,5
Tỷ lệ: 15 %
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
Tỷ lệ: 50 %
Số câu: 4
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100 %
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI HÀ
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
TRƯỜNG THCS QUẢNG CHÍNH
MÔN: NGỮ VĂN 8
ĐỀ BÀI
A. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 ĐIỂM)
	Câu 1: (1,5 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
... " Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng . Ta khó mà ở cho vừa ý họ..."
 a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
 b. Xác định ngôi kể trong đoạn văn trên?
 c.Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu? 
Câu 2: (1,5 điểm)
	Trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ” trích trong tiểu thuyết “ Tắt đèn”của tác giả Ngô Tất Tố ( Ngữ Văn 8 kì I), Chị Dậu đã quyết định vùng lến chiến đấu chống lại cai lệ và người nhà Lí trưởng để bảo vệ chồng mình. Nếu em là chị Dậu em có xử sự như vậy hay không? Lí giải cho cách giải quyết tình huống của mình?
B. PHẦN LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
	Câu 1: (2,0 điểm)
	Viết đoạn văn ngắn (từ 5-8 câu) kể về một việc làm tốt mà em được biết hoặc chứng kiến. Trong đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, dấu ngoặc kép ( gạch chân, chỉ rõ).
	Câu 2: (5 ,0 điểm)
Thuyết minh về một đồ dùng trong cuộc sống hàng ngày mà em gắn bó.
HƯỚNG DẪN CHẤM-ĐÁP ÁN
Phần
Đáp án
Biểu điểm
Đọc- hiểu
Câu 1: (1,5điểm)
Đoạn văn trên trích trong văn bản: Lão Hạc - Tác giả: Nam Cao( 0,5 điểm)
Ngôi kể : Ngôi thứ nhất(0,5 điểm)
Ông Giáo rất buồn vì lão Hạc không hiểu mình.(0,5 điểm)
Câu 2:(1,5 điểm)
* Yêu cầu:
- Học sinh lựa chọn được cách giải quyết của riêng mình.( 0,5 điểm)
- Học sinh giải thích hợp lý , trình bày sáng rõ và có tính thuyết phục cao cho cách giải quyết của mình.(1,0 điểm)
* Mức tối đa (1,5 điểm): 
- Học sinh trả lời đúng theo yêu cầu của câu hỏi, lí giải hợp lý, thuyết phục, trình bày sáng rõ.
* Mức chưa tối đa(0.25- 1,0 điểm):
 - Học sinh lựa chọn được cách giải quyết tình huống khi nhập vai lão Hạc, lí giải chưa có tính thuyết phục hoặc chưa lựa chọn được cách lí giải rõ ràng, trình bày gạch xóa, thiếu khoa học.
* Mức không tối đa(0 điểm): 
- Học sinh không làm bài hoặc không trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi.
1,5 điểm
1,5 điểm
Tập làm văn
Câu 1: 
* Yêu cầu:
- Nội dung: ( 1,5 điểm)
+ Kể được một việc làm tốt mà bản thân được biết và chức kiến.(0,5 điểm)
+ Có đầy đủ kết cấu( mở đầu – diễn biến – kết thúc) của việc làm tốt đó.(1,0 điểm)
- Hình thức: (0,5 điểm)
+ Viết được đoạn văn hoàn chỉnh.
+ Đoạn văn đảm bảo số câu văn theo yêu cầu( từ 5 đến 8 câu)
+ Đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, dấu hai chấm gạch chân và chỉ rõ.
+ Diễn đạt lưu loát, dùng từ chuẩn xác, đúng ngữ pháp, chính tả, đảm bảo tính liên kết câu trong đoạn văn 
- Mức rất đạt: ( 1,0- 2,0 điểm)
+ HS viết đoạn văn đáp ứng đúng yêu cầu đưa ra về nội dung và hình thức.
+ HS có thể mắc một số lỗi dùng từ, diễn đạt, thiếu tính liên kết trong đoạn văn 
- Mức đạt: ( 0,25- 0,75 điểm)
+ HS viết đoạn văn đảm bảo số câu nhưng mắc nhiều lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả .
+ HS viết được đoạn văn nhưng chưa chỉ rõ được từ tượng hình hoặc không sử dụng từ tượng hình trong đoạn văn.
+ HS viết không đảm bảo về số lượng câu văn trong đoạn văn 
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS không viết đoạn văn hoặc viết sai yêu cầu của đề bài
 2,0 điểm
Câu 2 :(5.0 điểm)
I. Nội dung(4 điểm)
* Yêu cầu về nội dung:
 + Kiểu bài: Văn thuyết minh 
 + Đối tượng thuyết minh: Đồ dùng trong cuộc sống hàng ngày (quạt, phích, bút...)
- Dàn ý cụ thể:
1. Mở bài 
* Mức rất đạt (0.5 điểm): làm rõ được 2 ý sau:
- Giới thiệu khái quát về đồ dùng định thuyết minh.
- Tầm quan trọng của vật dụng đó.
* Mức đạt (0.25 điểm) trả lời được một trong 2 ý trên.
* Mức không đạt (0 điểm): không làm bài hoặc không trả lời đúng 1 trong 2 ý trên.
2. Thân bài
* Mức rất đạt (2-3điểm): làm rõ được 3 ý sau:
- Xuất xứ: Cơ sở sản xuất, các công đoạn làm ra- đến tay người tiêu dùng.
- Cấu tạo: Vỏ, ruột ...(bên trong, bên ngoài...)
- Sử dụng: Khi sử dụng như thế nào...
- Bảo quản: Đựng trong hộp, không để va đập mạnh tránh vỡ...
* Mức đạt (0,5 -1,75 điểm) trả lời được 4 ý trên nhưng chưa cụ thể, sâu sắc.
* Mức không đạt (0 điểm): không làm bài hoặc không trả lời đúng 1 trong 4 ý trên.
3. Kết bài 
* Mức rất đạt(0.5 điểm): làm rõ được ý sau
 - Khẳng định lại vai trò của đồ dùng trong cuộc sống hàng ngày.
* Mức đạt (0.25 điểm) trả lời được ý trên nhưng chưa sâu sắc, tình cảm chưa rõ nét.
* Mức không đạt (0 điểm): không làm bài hoặc không trả lời đúng, lạc ý.
II. Hình thức: (1 điểm)
* Mức tối đa (1 điểm): làm rõ được ý sau
- Bố cục rõ ràng, cân đối, chặt chẽ, đầy đủ
- Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, dễ hiểu
- Chữ viết rõ ràng
- Có tiến bộ trong bài viết.
* Mức chưa tối đa (0.5 điểm)
 - Bố cục rõ ràng, cân đối, chặt chẽ, đầy đủ
- Còn mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả nhiều 
* Mức không tối đa(0 điểm): Không xác định đúng thể loại và yêu cầu của đề.
Giáo viên chấm bài linh hoạt, tùy thuộc vào đáp án của học sinh
5,0 điểm
Quảng Chính, ngày 16 tháng 12 năm 2020
HIỆU PHÓ CM
TỔ TRƯỞNG
GIÁO VIÊN
Lương Ngọc Thạo
Nguyễn Thị Thanh Nga
Lê Thị Hồng Uyên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_truong_trung_hoc.doc