Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Sở GD & ĐT Sơn La

Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Sở GD & ĐT Sơn La

Câu 1: Có một ô tô chạy trên đường. Trong các mô tả sau câu nào không đúng:

A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.

B. Ô tô đứng yên so nới mặt đường.

C. Ô tô đứng yên so với người lái xe.

D. Ô tô chuyển động so với cây mọc bên đường.

Câu 2: Trong các đơn vị dưới đây đơn vị nào là đơn vị vận tốc

A. km/h B. km.h C. m.s D. m.h

Câu 3: Một xe ô tô chạy từ thị trấn huyện Yên Châu lên thành phố Sơn La thì

A. Xe ô tô đó chuyển động đều.

B. Xe ô tô đó chuyển động không đều.

C. Xe ô tô đó chuyển động thẳng nhanh dần đều.

D. Xe ô tô đó chuyển động thẳng chậm dần đều.

Câu 4: Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.

B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần đều.

D. Vật đang chuyển động vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều.

 

doc 11 trang thuongle 3820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Sở GD & ĐT Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT SƠN LA
TRƯỜNG PTDT NT THCS & THPT
HUYỆN YÊN CHÂU
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ LỚP 8
Năm học 2018 - 2019
(Thời gian: 45’ không kể thời gian giao đề)
MA TRẬN 
Nội dung
Các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TL
TN
TL
TN
TL
TN
1.Chuyển động cơ học, quán tính
 Nhận biết được: 
 - Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Vật chuyển động là vật có sự thay đội vị trí so với vật mốc theo thời gian.
- Vật chuyển động đều, chuyển động không đều.
- Hiện tượng quán tính trong thực tế.
 - vật đứng yên khi không có sự thay đổi vị trí so với vật mốc theo thời gian. 
- Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều.
Số câu
Số điểm
 Tỉ lệ %
1
1
10
4
1
10
5
2
20
2. Lực cơ
 Nhận biết được: 
- Khái niệm về hai lực cân bằng.
- Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đúng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
- Hiểu được: Lực ma sát trượt sinh ra khi có một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
 Lực ma sát lăn sinh ra khi có một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
 Nhận biết và giải thích được khi nào lực ma sát có lợi, khi nào lực ma sát có hại trong thực tế. 
 Nêu được cách khắc phục cụ thể tác hại của lực ma sát trong từng trường hợp.
Số câu
Số điểm
 Tỉ lệ %
4
1
10
1
1
10
5
2
 20
3. Áp suất, 
Lực đẩy FA , 
sự nổi,
công cơ học.
 Nhận biết được: 
- Áp lực là gì, áp suất là gì.
- Thế nào là công cơ học, nhận biết được trường hợp nào có công cơ học, trường hợp nào không có công cơ học.
- Biết cách làm thay đổi áp suất trog thực tế
- Ap suất chất lỏng gây ra với vật nhúng chìm trong nó, khi càng xuống sâu dưới đáy cột chất lỏng thì áp suất chất lỏng gây ra với vật càng lớn.
- Độ lớn lực đẩy 
Ac - si - mét bằng độ lớn phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong chất lỏng.
 Giải thích được Vật nhúng trong chất lỏng nhịu tác dụng của lực đẩy Ác-Si-Mét.
 Nắm được Độ lớn của lực đẩy Ác-Si-Mét tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng không phụ thuộc vào trọng lượng của vật mà phụ thuộc vào thể tích của vật chiếm chỗ trong chất lỏng. Vật nào chiếm chỗ nhiều (lớn) hơn trong chất lỏng thì chịu T/D của lực đẩy Ác-Si-Mét lớn hơn và ngược lại.
Giải thích được: 
- Hiện tượng làm tăng, giảm áp lực và diện tích bị ép trong đời sống thực tế.
- Hiện tượng vật nổi, vật chìm trong chất lỏng.
 Vận dụng được CT: 
để giải bài tập về áp suất
CT:
A = F.S
=> A = P.h
để giải BT về công của lực.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
4
1
10
2
2
20
2
3
30
8
6
60
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %
13
4
40
3 
5
 30
2
3
 30
18 
10 
100 
	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ - LỚP 8
NĂM HỌC: 2019 - 2020
ĐỀ SỐ 1
( Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25đ
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Có một ô tô chạy trên đường. Trong các mô tả sau câu nào không đúng:
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.
B. Ô tô đứng yên so nới mặt đường.
C. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
D. Ô tô chuyển động so với cây mọc bên đường.
Câu 2: Trong các đơn vị dưới đây đơn vị nào là đơn vị vận tốc
A. km/h B. km.h C. m.s D. m.h 
Câu 3: Một xe ô tô chạy từ thị trấn huyện Yên Châu lên thành phố Sơn La thì
A. Xe ô tô đó chuyển động đều. 
B. Xe ô tô đó chuyển động không đều.
C. Xe ô tô đó chuyển động thẳng nhanh dần đều.
D. Xe ô tô đó chuyển động thẳng chậm dần đều.
Câu 4: Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần đều.
D. Vật đang chuyển động vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều. 
Câu 5: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị ngã chúi về phía trước chứng tỏ:
A. Xe ô tô đột ngột giảm vận tốc. B. Xe ô tô đột ngột tăng vận tốc.
C. Xe ô tô đột ngột rẽ trái. D. Xe ô tô đột ngột rẽ phải. 
Câu 6: Trong các cách sau thì cách nào làm giảm lực ma sát
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhẵn giữa hai mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 7: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào áp lực do người gây ra với mặt sàn lớn nhất
A. Người đứng thẳng bằng cả hai chân. B. Người đứng thẳng co một chân.
C. Người ngồi trên mặt sàn. D. Người nằm trên mặt sàn.
Câu 8: Người thợ lặn phải mặc áo lặn to nặng khi lặn sâu xuống biển để:
A. Dễ chìm xuống đáy biển khi lặn. 
B. Chống lại cái lạnh do nước ở đáy biển gây ra với cơ thể người thợ lặn.
C. Tránh được nguy hiểm từ các loài vật dưới biển.
D. Chống lại áp suất rất lớn của nước biển gây ra với cơ thể người thợ lặn.
Câu 9: Càng lên cao thì áp suất không khí:
A. Càng tăng. B. Càng giảm.
C. Không thay đổi. D. Có thể tăng cũng có thể giảm.
Câu 10: Độ lớn của lực đẩy Ác - si - mét phụ thuộc vào yếu tố:
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và vật.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật.
D. Trọng lượng của vật và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 11: Vật sẽ nổi dần lên mặt nước khi:
A. Lực đẩy Ac - Si - Mét tác dụng vào vật nhỏ hơn trọng lượng của vật: (FA < PVật )
B. Lực đẩy Ac - Si - Mét tác dụng vào vật bằng trọng lượng của vật: (FA = PVật )
C. Lực đẩy Ac - Si - Mét tác dụng vào vật lớn hơn trọng lượng của vật: (FA > PVật )
D. Có lực đẩy Ác - Si - Mét tác dụng vào vật nhúng trong chất lỏng.
Câu 12: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào không có công cơ học:
A. Máy xúc đang làm việc. 
B. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
C. Máy khoan giếng đang làm việc. 
D. Người giáo viên đang ngồi soạn bài.
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: Nêu điều kiện để vật sinh ra lực ma sát trượt, lực ma sát lăn ? 
Câu 2: (1 điểm)
 Thả một vật bằng đồng và một vật bằng nhôm có thể tích bằng nhau vào một bể nước. Vật nào chịu tác dụng của lực đẩy Ác - Si - Mét lớn hơn? Tại sao?
Câu 3 (1 điểm)
 Giải thích tại sao nhông, xích xe đạp lại bị mòn dần? trường hợp này thì lực ma sát có lợi hay có hại. Làm thế nào để khắc phục và hạn chế sự bào mòn đó?
Câu 4 (1 điểm) 
 Giải thích tại sao con tàu rất to, rất nặng lại nổi trên mặt nước còn hòn bi sắt nhỏ, nhẹ hơn rất nhiều lần lại chìm?
Câu 5 (2 điểm) 
 Thả một vật nặng có trọng lượng 30 Niu tơn rơi thẳng đứng ở độ cao 10m xuống mặt đất. Tính công của trọng lực tác dụng lên vật nặng đó?
Câu 6 (1 điểm) 
Một bể nước có khối lượng 200kg đặt trên mặt đất, diện tích đáy bể tiếp súc với mặt đất là 2m2. Tính áp suất của đáy bể tác dụng lên mặt đất?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ LỚP 8
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020
Đề số 1.
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
B
B
A
D
A
C
B
D
B
B
C
D
II. Phần tự luận (7 điểm)
BĐ
Đáp án
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,75
0,5đ
1,5đ
Câu 1: 
 - Lực ma sát trượt sinh ra khi có một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
 - Lực ma sát lăn sinh ra khi có một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Câu 2: 
 - Cả hai vật đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác - Si - Mét như nhau. 
 - Vì hai vật này chiếm chỗ trong chất lỏng bằng nhau (thể tích của chúng bằng nhau) nên nó chịu tác dụng của lực đẩy Ác - Si - Mét bằng nhau. 
 Độ lớn của lực đẩy Ác - Si - Mét không phụ thuộc vào trọng lượng của vật, mà nó chỉ phụ thuộc vào trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 3: 
 - Khi chuyển động mặt tiếp xúc giữa nhông và xích xe đạp gây ra lực ma sát lăn và ma sát trượt làm bào mòn cả nhông và xích của xe đạp. Trường hợp này thì lực ma sát có hại.
 - Khắc phục bằng cách tra dầu nhớt, mỡ...(Chất bôi trơn) vào nhông xích xe đạp để làm giản lực ma sát giữa chúng làm giảm sự bào mòn để tăng tuổi thọ cho nhông xích xe đạp.
Câu 4: 
 - Con tàu to nhưng rỗng do đó nó chịu tác dụng của lực đẩy Ác - Si - Mét lớn hơn trọng lượng của của tàu (Nghĩa là: FA > Ptầu) nên con tầu sẽ nổi.
 - Hòn bi sắt chịu tác dụng lực đẩy Ác - Si - Mét nhỏ hơn trọng lượng của nó. (Nghĩa là: FA < Psắt) do đó hòn bi sắt sẽ bị chìm. 
Câu 5: 
 Tóm tắt
 P = 30N
 h = 10m
 A = ?
 Bài giải
Công của trọng lực là: 
Áp dụng công thức: A = F . S = P . h
Thay vào công thức: A = P . h = 30 . 10 = 300 (J)
 Đáp số: 300 (J)
Câu 6:
 Tóm tắt
 m = 200 kg. Từ công thức: P = 10m => P = 10.200 = 2000N
 S = 2 m2
 P = ?
Bài giải
 Áp suất của đáy bể tác dụng lên mặt đất là:
ADCT: P = => P 
Đáp số: 
BGH duyệt
Tổ CM duyệt
Giáo viên ra đề
Lê Thị Hưng
Hoàng Thị Hằng
Nguyễn Hữu Thuần
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ LỚP 8
NĂM HỌC: 2019 - 2020
ĐỀ SỐ 2
( Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25đ
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong các đơn vị dưới đây đơn vị nào là đơn vị vận tốc
A. km/h B. km.h C. m.s D. s/m 
Câu 2: Một xe ô tô chạy từ thị trấn huyện Yên Châu lên thành phố Sơn La thì
A. Xe ô tô đó chuyển động đều. 
B. Xe ô tô đó chuyển động không đều.
C. Xe ô tô đó chuyển động nhanh dần đều.
D. Xe ô tô đó chuyển động chậm dần đều.
Câu 3: Có một ô tô chạy trên đường. Trong các mô tả sau câu nào không đúng:
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.
B. Ô tô đứng yên so nới mặt đường.
C. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
D. Ô tô chuyển động so với cây mọc bên đường.
Câu 4: Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động.
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần đều.
D. Vật đang chuyển động vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều. 
Câu 5: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy bị ngã chúi về phía trước chứng tỏ:
A. Xe ô tô đột ngột giảm vận tốc. B. Xe ô tô đột ngột tăng vận tốc.
C. Xe ô tô đột ngột rẽ trái. D. Xe ô tô đột ngột rẽ phải. 
Câu 6: Trong các cách sau thì cách nào làm giảm lực ma sát
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhẵn giữa hai mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 7: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào áp lực do người gây ra với mặt sàn lớn nhất
A. Người đứng thẳng bằng cả hai chân. B. Người đứng thẳng co một chân.
C. Người ngồi trên mặt sàn. D. Người nằm trên mặt sàn.
Câu 8: Người thợ lặn phải mặc áo to nặng khi lặn sâu xuống biển để:
A. Dễ chìm xuống đáy biển khi lặn. 
B. Chống lai cái lạnh do nước ở đáy biển gây ra với cơ thể người thợ lặn.
C. Tránh được nguy hiểm từ các loài vật dưới biển.
D. Chống lại áp suất rất lớn của nước biển gây ra với cơ thể người thợ lặn.
Câu 9: Càng lên cao thì áp suất không khí:
A. Càng tăng. B. Càng giảm.
C. Không thay đổi. D. Có thể tăng cũng có thể giảm.
Câu 10: Độ lớn của lực đẩy Ác - si - mét phụ thuộc vào yếu tố:
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và vật.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật.
D. Trọng lượng của vật và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 11: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào không có công cơ học:
A. Máy xúc đang làm việc. 
B. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
C. Máy khoan giếng đang làm việc. 
D. Người giáo viên đang ngồi soạn bài.
Câu 12: Vật sẽ nổi dần lên mặt nước khi:
A. Lực đẩy Ac - Si - Mét tác dụng vào vật nhỏ hơn trọng lượng của vật: (FA < PVật )
B. Lực đẩy Ac - Si - Mét tác dụng vào vật bằng trọng lượng của vật: (FA = PVật )
C. Lực đẩy Ac - Si - Mét tác dụng vào vật lớn hơn trọng lượng của vật: (FA > PVật )
D. Có lực đẩy Ác - Si - Mét tác dụng vào vật nhúng trong chất lỏng.
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (1 điểm) 
a. Thế nào là chuyển động cơ học ? cho ví dụ ?
b. Tại sao nói chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối ? cho ví dụ ?
Câu 2: (1 điểm)
 Thả đồng thời một vật bằng đồng và một vật bằng nhôm có thể tích bằng nhau vào một bể nước. Vật nào chịu tác dụng của lực đẩy Ác - Si - Mét lớn hơn? Tại sao?
 Câu 3 Giải thích tại sao nhông, xích xe đạp lại bị mòn dần? trường hợp này thì lực ma sát có lợi hay có hại. Làm thế nào để khắc phục và hạn chế sự bào mòn đó?
Câu 4 (1 điểm) 
Giải thích tại sao con tàu rất to, rất nặng lại nổi trên mặt nước còn hòn bi sắt nhỏ, nhẹ hơn rất nhiều lần lại chìm?
Câu 5 (1 điểm) 
Một quả dừa có trọng lượng 20 Niu tơn rơi từ trên cây xuống với độ cao 5m. Tính công của trọng lực tác dụng lên quả dừa?
Câu 6 (2 điểm) 
Một bể nước có khối lượng 200kg đặt trên mặt đất, diện tích đáy bể tiếp súc với mặt đất là 2m2. Tính áp suất của bể nước tác dụng lên mặt đất?
	HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ SỐ 2 MÔN VẬT LÝ LỚP 8
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
A
B
B
D
A
C
B
D
B
B
D
C
II. Phần tự luận (7 điểm)
BĐ
Đáp án
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ
1,5đ
Câu 1:
 a. Sự thay đổi vị trí của của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. 
 - VD: Ô tô chuyển động so với cây cối bên đường
 b. Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối vì so với vật mốc này thì được gọi là chuyển động nhưng so với vật mốc khác lại được gọi là đứng yên
 - VD: Người lái xe ô tô so với mặt đường thì gọi là chuyển động nhưng so với ô tô được gọi là đứng yên.
Câu 2: 
 - Cả hai vật đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác - Si - Mét như nhau. 
 - Vì hai vật này chiếm chỗ trong chất lỏng bằng nhau (thể tích của chúng bằng nhau) nên nó chịu tác dụng của lực đẩy Ác - Si - Mét bằng nhau. 
 Độ lớn của lực đẩy Ác - Si - Mét không phụ thuộc vào trọng lượng của vật, mà nó phụ thuộc vào thể tích của vật chiếm chỗ trong chất lỏng, vật nào chiếm chỗ trong chất lỏng nhiều hơn thì vật đó chịu tác dụng của lực đẩy Ác - Si - Mét lớn hơn. 
Câu 3: 
 - Khi chuyển động mặt tiếp xúc giữa nhông và xích xe đạp gây ra lực ma sát lăn và ma sát trượt làm bào mòn cả nhông và xích của xe đạp. Trường hợp này thì lực ma sát có hại.
 - Khắc phục bằng cách tra dầu nhớt, mỡ...(Chất bôi trơn) vào nhông xích xe đạp để làm giản lực ma sát giữa chúng làm giảm sự bào mòn để tăng tuổi thọ cho nhông xích xe đạp.
Câu 4: 
 - Con tàu to nhưng rỗng nó chiếm thể tích rất lớn trong chất lỏng, do đó nó chịu tác dụng của lực đẩy Ác - Si - Mét lớn hơn trọng lượng của của tàu (Nghĩa là: FA > Ptầu) nên con tầu sẽ nổi.
 - Hòn bi sắt đặc nó chiếm thể tích trong chất lỏng rất ít do đó bi sắt chịu tác dụng lực đẩy Ác - Si - Mét nhỏ hơn trọng lượng của bi sắt. (Nghĩa là: FA < Psắt) do đó hòn bi sắt sẽ bị chìm. 
Câu 5: 
 Tóm tắt
 P = 20N
 h = 5m
 A = ?
 Bài giải
Công của trọng lực là: 
Áp dụng công thức: A = F.S = P.h 
Thay vào công thức A = P.h = 20.5 = 100 (J)
 Đáp số: 100 (J)
Câu 6:
 Tóm tắt
 m = 200 kg. Từ công thức: P = 10m => P = 10 . 200 = 2000N
 S = 2 m2
 P = ?
Bài giải
 Áp suất của bể nước tác dụng lên mặt đất là:
ADCT: P = => P 
Đáp số: 
BGH duyệt
Tổ CM duyệt
Giáo viên ra đề
Lê Thị Hưng
Hoàng Thị Hằng
Nguyễn Hữu Thuần

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_vat_li_lop_8_nam_hoc_2018_2019_so_gd_dt.doc