Đề ôn tập thi học kì I Toán Lớp 8 - Năm học 2005-2006

Đề ôn tập thi học kì I Toán Lớp 8 - Năm học 2005-2006

Cu 3 : Những hằng đẳng thức đáng nhớ :

1) (a+b)2 = a2 + 2ab + b2

2) (a- b)2 = a2 - 2ab + b2

3) (a – b)(a+ b) = a2 – b2

4) (a+b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3

5) (a–b)3 = a3 – 3a2b + 3ab2 – b3

6) a3 + b3 = (a + b) (a2 – ab + b2 )

7) a3 – b3 = (a – b) (a2 + ab + b2 )

? Những đẳng thức cần nhớ thêm :

- Hằng đẳng thức đẹp : (a – b )2 = ( b – a)2

 (a – b) 3 = – ( b – a )3

Câu 4 : Quy tắc chia đơn thức A cho đơn thức B ( trường hợp A chia hết cho B ) ta làm như sau :

- Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B

- Chia luỹ thừa của từng biến trong A cho luỹ thừa của cùng biến đó trong B

- Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau

Câu 5 : Quy tắc chia đa thức A cho đơn thức B :

 Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B ( trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B ) ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả lại với nhau

Câu 6 : Định nghĩa phân thức đại số : , phân thức bằng nhau

 

doc 12 trang thuongle 3961
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập thi học kì I Toán Lớp 8 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I – LỚP 8
Năm học : 2005 – 2006
A/ LÝ THUYẾT :
I/ ĐẠI SỐ : 
Câu 1 : Quy tắc nhân đơn thức với đa thức :
Muốn nhân một đơn thức với một đa thức , ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau 
Câu 2 : Quy tắc nhân đa thức với đa thức :
	Muốn nhân một đa thức với một đa thức ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau 
Câu 3 : Những hằng đẳng thức đáng nhớ :
(a+b)2 = a2 + 2ab + b2 
(a- b)2 = a2 - 2ab + b2 
(a – b)(a+ b) = a2 – b2
(a+b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 
(a–b)3 = a3 – 3a2b + 3ab2 – b3 
a3 + b3 = (a + b) (a2 – ab + b2 )
a3 – b3 = (a – b) (a2 + ab + b2 )
v Những đẳng thức cần nhớ thêm : 
Hằng đẳng thức đẹp : (a – b )2 = ( b – a)2
 (a – b) 3 = – ( b – a )3
Câu 4 : Quy tắc chia đơn thức A cho đơn thức B ( trường hợp A chia hết cho B ) ta làm như sau : 
Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B
Chia luỹ thừa của từng biến trong A cho luỹ thừa của cùng biến đó trong B 
Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau 
Câu 5 : Quy tắc chia đa thức A cho đơn thức B :
	Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B ( trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B ) ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả lại với nhau 
Câu 6 : Định nghĩa phân thức đại số : , phân thức bằng nhau 
Định nghĩa : Phân thức đại số là một biểu thức có dạng , trong đó A , B là những đa thức và B là đa thức khác 0. A được gọi là tử , B được gọi là mẫu 
Phân thức bằng nhau : Hai phân thức và gọi là bằng nhau nếu A.D = B.C
Câu 7 : Tính chất cơ bản của phân thức – Quy tắc đổi dấu : 
	v Tính chất :
Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác 0 thì được một phân thức bằng phân thức đã cho (M là đa thức khác không )
Nếu ta chia cả tử và mẫu của một phân thức cho nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho (N là nhân tử chung )
v Quy tắc đổi dấu : Nếu đổi dấu cả tử lẫn mẫu của một phân thức thì được một phân thức bằng phân thức đã cho 
Câu 8 : Quy tắc rút gọn phân thức : 
	Muốn rút gọn một phân thức ta có thể : 
Phân tích tử và mẫu thành nhân tử , để tìm nhân tử chung 
Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung 
Câu 9 : Quy tắc tìm mẫu thức chung – Quy đồng mẫu 
Quy tắc tìm mẫu thức chung : Muốn tìm mẫu thức chung có thể làm như sau 
Phân tích mẫu của các phân thức thành nhân tử 
Tìm BCNN của các nhân tử bằng số 
Xét các nhân tử chung và riêng mỗi nhân tử lấy với số mũ lớn nhất 
Lập tích các kết quả vừa tìm 
Quy tắc quy đồng mẫu :Muốn quy đồng mẫu nhiều phân thức ta làm như sau : 
Phân tích các mẫu thành nhân tử rồi tìm mẫu thức chung 
Tìm nhân tử phụ của mỗi phân thức ( Lấy mẫu thức chung chia cho từng mẫu thức) 
Nhân cả tử lẫn mẫu với nhân tử phụ tương ứng 
Câu 10 : Quy tắc cộng phân thức : 
	v Cùng mẫu : Muốn cùng các phân thức cùng mẫu ta cộng tử với nhau và giữ nguyên mẫu thức 
	v Khác mẫu : Muốn cộng các phân thức khác mẫu ta quy đồng mẫu thức rồi cộng các phân thức có cùng mẫu thức vừa tìm 
Câu 11: Quy tắc trừ phân thức : 
Số đối : ;
Quy tắc trừ : Muốn trừ phân thức cho phân thức , ta cộng với phân thức đối của 
- = + 
Câu 12 : Quy tắc nhân phân thức ; Muốn nhân hai phân thức , ta nhân các tử với nhau , các mẫu thức với nhau : .=
Câu 13 : Quy tắc chia phân thức 
	Muốn chia phân thức cho phân thức khác không ta nhân với phân thức nghịch đảo của phân thức ;	:= . với ¹ 0
Câu 14 : Giả sử là một phân thức của biến x . Hãy nêu điều kiện của biến để giá trị của phân thức được xác định . Điều kiện là B(x) ¹ 0
II/ HÌnh học : 
Câu 1 : Định nghĩa tứ giác , tứ giác lồi , tổng các góc của tứ giác 
Định nghĩa tứ giác : Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB , BC , CD , DA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng 
Định nghĩa tứ giác lồi : Tứ giác lồi là tứ gáic luôn nằm trong một nữa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác 
Định lý tổng các góc của tứ giác : Tổng các góc của tứ giác bằng 3600
Câu 2 : Hình thang : 
a)Định nghĩa : Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song 
Nhận xét : 
Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau , hai cạnh đáy bằng nhau 
Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau 
Câu 3 : Hình thang cân :
Định nghĩa : Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau 
Tính chất : 
Trong Hình thang cân , hai cạnh bên bằng nhau 
Trong hình thang cân , hai đường chéo bằng nhau 
Dấu hiệu nhận biết : 
Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân 
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân 
Câu 4 : Hình bình hành :
Định nghĩa : Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song 
Tính chất : Trong hình bình hành : 
Các cạnh đối bằng nhau 
Các góc đối bằng nhau 
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường 
Dấu hiệu nhận biết :
Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành 
Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là HBH 
Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là HBH 
Tứ giác có các góc đối bằng nhau là HBH 
Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là HBH 
Câu 5 : Hình chữ nhật :
Định nghĩa : Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông 
HÌnh chữ nhật cũng là một hình thang cân , hình bình hành 
Tính chất : HCN có tất cả các tính chất của HBH , Hình thang cân 
Trong HCN ,hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường 
Dấu hiệu nhận biết : 
Tứ giác có ba góc vuông là HCN 
Hình thang cân có một góc vuông là HCN
HBH có một góc vuông là HCN
HBH có hai đường chéo bằng nhau là HCN
Câu 6 : Hình thoi :
Định nghĩa : Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau 
Tính chất : Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành 
Trong hình thoi : 
- Hai đường chéo vuông góc với nhau 
Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi 
Dấu hiệu nhận biết : 
Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau 
Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi 
Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi
Hình bình hành có một đường chéo là tia phân giác của một góc là hình thoi 
Câu 7 : Hình vuông :
Định nghĩa : Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau 
Tính chất : Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi 
Dấu hiệu nhận biết :
HÌnh chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông
Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông
Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác của một góc là hình vuông
Hình thoi có một góc vuông là hình vuông
Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông
Câu 8 : Định nghĩa , định lý – tính chất đường trung bình của tam giác 
Định nghĩa : Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối hai trung điểm hai cạnh tam giác 
Định lý ( Đường thẳng đi qua trung điểm ) : Đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba 
Tính chất : Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh thứ ấy 
Câu 9 :Định nghĩa , định lý – tính chất đường trung bình của hình thang 
Định nghĩa : Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên 
Định lý : Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai 
Tính chất : Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy 
Câu 10 : Định nghĩa hai điểm đối xứng qua đường thẳng – Qua một điểm :
Hai điểm được gọi là đối xứng nhau qua một đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng đó 
Hai điểm được gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu điểm O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó
Tính chất đối xứng của các hình : 
Hình thang cân : Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy là trục đối xứng của hình thang cân 
Hình bình hành : Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó 
Câu 11 : Định nghĩa khoảng cách giữa hai đường thẳng song song – tính chất những điểm cách đều một đường thẳng cho trước , tính chất những đường thẳng song song cách đều 
Định nghĩa : Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tuỳ ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia 
Tính chất : Các điểm cách đường thẳng b một khoảng bằng h nằm trên hai đường thẳng song song với b và cách b một khaỏng bằng h
Đường thẳng song song cách đều :
Nếu các đường thẳng song song cách đều cắt một đường thẳng thì chúng chắn trên đường thẳng đó các đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau 
Nếu các đường thẳng song song cắt một đường thẳng và chúng chắn trên đường thẳng đó các đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau thì chúng song song cách đều 
Câu 12: Tính chất trung tuyến trong tam giác vuông 
Trong tam giác vuông , đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền 
Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh đó thì tam giác ấy là tam giác vuông 
Câu 13: Định nghĩa đa giác lồi , đa giác đều 
Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của đa giác 
Định nghĩa đa giác đều : là đa giác có tất cả các cạnh và các góc bằng nhau
Câu 14: Các công thức tính diện tích của các hình : 
ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH HÌNH HỌC LỚP 7 
 1/ Tiên đề Eclide : Qua một điểm ở ngoài đường thẳng có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đó 
2/Các tính chất quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song :
Tính chất 1 : Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau 
Tính chất 2: Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng còn lại 
Tính chất 3: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau 
3/ Định lý về tổng ba góc trong tam giác . Định nghĩa tam giác vuông , Áp dụng vào tam giác vuông . 
 Định nghĩa góc ngoài tam giác . Định lý góc ngoài của tam giác 
Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 
Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông . Cạnh đôí diện với góc vuông là cạnh huyền , hai cạnh còn lại là hai cạnh góc vuông 
Trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau 
Góc ngoài của tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác ấy 
Mỗi góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó 
4/ Định nghĩa hai tam giác bằng nhau . Các trường hợp bằng nhau của tam giác 
Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau , các góc tương ứng bằng nhau 
Câu 5 : Định nghĩa và tính chất của tam giác cân : Phương pháp chứng minh một tam giác cân 
Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau 
Tính chất : 
v Định lý 1: 	* Trong một tam giác cân hai góc ở đáy bằng nhau 
* Trong một tam giác cân đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường trung
 tuyến , đường phân giác , đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó 
* Trong một tam giác cân , hai trung tuyến ứng với hai cạnh bên thì bằng nhau 
v Định lý 2 : Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân 
Phương pháp chứng minh tam giác là tam giác cân : 
Cách 1: Chứng minh tam giác có hai cạnh bằng nhau hoặc hai góc bằng nhau 
Cách 2 : Chứng minh một tam giác có hai trung tuyến bằng nhau 
Cách 3 : Chứng minh trong một tam giác nếu hai trong bốn đường ( Đường trung trực , trung tuyến , phân giác , đường cao cùng xuất phát từ đỉnh này ) trùng nhau thì tam giác đó là tam giác cân 
v Chú ý : Tam giác cân có một góc vuông gọi là tam giác vuông cân 
Câu 6 : Định nghĩa và tính chất của tam giác đều : 
Định nghĩa : Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau 
Hệ quả : Tam giác đều có đầy đủ các tính chất của tam giác cân 
v Trong một tam giác đều mỗi góc bằng 600
	v Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều 
	v Nếu một tam giác cân có một góc bằng 600 thì tam giác đó là tam giác đều 
	v Trong tam giác đều trọng tâm , trực tâm , điểm cách đều ba đỉnh , điểm nằm trong góc và cách 
đều ba cạnh trùng nhau 
Phương pháp chứng minh tam giác đều : 
 v Cách 1 : Chứng minh tam giác có 3 cạnh hoặc 3 góc bằng nhau 
v Cách 2 : Chứng minh tam giác cân có một góc bằng 600 
Câu 7 : Định lý Pitago :
	v Định lý 1 : Trong một tam giác vuông , bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông 
	v Định lý 2 : (đảo định lý Pitago ) : Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông 
	v Phương pháp chứng minh một tam giác là tam giác vuông : Chứng minh tam giác có một góc vuông hoặc Tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng bình phương của hai cạnh còn lại 
Câu 8 : Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông : 
	v Ngoài các trường hợp c-c-c ; c-g-c ; g-c-g như tam giác thường ta còn có thêm trường hợp : 
	Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giácvuông này bằng với cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông ấy bằng nhau ( Ta tạm gọi là trường hợp cạnh huyền và cạnh góc vuông ) 
	v Chú ý : Trong khi chứng minh tam giác vuông bằng nhau ta cần chỉ ra hai tam giác có góc nào vuông 
Câu 9 : Định lý về quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong một tam giác 
Định lý 1 : Trong một tam giác , góc đối diện với cạnh lớn hơn là lớn hơn 
Định lý 2 : Tromg một tam giác , cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn 
Nhận xét : Trong tam giác tù ( hoặc tam giác vuông ) góc tù ( hoặc góc vuông là góc lớn nhất ) nên cạnh đối diện với góc tù ( Hoặc góc vuông ) là cạnh lớn nhất 
Câu 10 : Định lý về quan hệ đường vuông , đường xiên 
Định lý 1 : Trong các đường xiên và đường vuông kẻ từ một điểm ở ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó , đường vuông góc là đường ngắn nhất 
Định lý 2 : Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó : 
Đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn 
Đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn 
Nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau và ngược lại , nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau 
Câu 11 : Bất đẳng thức tam giác 
Định lý : Trong một tam giác , tổng độ dài hai cạnh bất kỳ bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại 
Hệ quả : Trong một tam giác hiệu độ dài hai cạnh bất kỳ bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại 
Câu 12 : Đường trung tuyến của tam giác . Tính chất của ba đường trung tuyến trong tam giác 
Đường trung tuyến của tam giác là đoạn thẳng có một đầu là đỉnh một đầu là trung điểm của cạnh đối diện 
Tính chất ( Định lý ) Ba đường trung tuyến của tam giác cùng đi qua một điểm . Điểm đó gọi là trọng tâm của tam giác .
Trọng tâm cách mỗi đỉnh bằng độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh đó 
Câu 13 : Tính chất về phân giác của một góc , tính chất ba phân giác của tam giác 
Định lý 1 ( Định lý thuận ) Bất kỳ một điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó 
Định lý 2 ( định lý đảo ) : Bất kỳ một điểm cách đều hai cạnh của một góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó 
Nhận xét : Tập hợp những điểm nằm bên trong của góc và luôn cách đều hai cạnh của góc là tia phân giác của góc đó 
Định lý về ba đường phân giác của tam giác : Ba đường phân giác của tam giác cùng đi qua một điểm , điểm đó cách đều ba cạnh của tam giác đó .
Câu 14 : Đường trung tuyến của tam giác . Tính chất ba trung tuyến của tam giác 
Đường trung tuyến của tam giác là đoạn thẳng có một đầu là đỉnh , một đầu là trung điểm của cạnh đối diện 
Tính chất : Ba đường trung tuyến của tam giác cùng đi qua một điểm , điểm đó cách đỉnh một khoảng bằng độ dài trung tuyến đi qua đỉnh đó 
v Giao điểm G của ba đường trung tuyến trong tam giác gọi là trọng tâm của tam giác 
Câu 15: Đường trung trực của đoạn thẳng . Tính chất của đường trung trực của đoạn thẳng . Tính chất ba đường trung trực của tam giác 
Định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng : Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm và vuông góc với đoạn thẳng đó 
Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng : 
v Định lý 1 : Bất kỳ một điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó 
v Định lý 2 : ( định lý đảo ) Bất kỳ một điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó 
v Nhận xét : Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó 
Tính chất ba trung trực của tam giác : Ba đường trung trực của tam giác cùng đi qua một điểm . Điểm này cách đều ba đỉnh của của tam giác đó 
Ta gọi điểm đó là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác 
Phương pháp chứng minh đường thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng ta chứng minh : 
v Cách 1 : Đường thẳng đó vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm 
v Cách 2 : Đường thẳng đó di qua hai điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng 
Câu 16 : Định nghĩa đường cao của tam giác . Tính chất ba đường cao 
Định nghĩa : Đường cao của tam giác là đoạn thẳng vuông góc hạ từ đỉnh xuống đường thẳng chứa cạnh đối diện 
Tính chất ba đường cao : Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm . Điểm này gọi là trực tâm của tam giác . Trực tâm của tam giác thường được ký hiệu là H 
Câu 1 : Ghép lại để có đẳng thức đúng :
Cột A 
Cột B 
1/ (X+1)2 
A/ 4X2 – 12X + 9
2/ (2X – 3)3 
B/ – X3 – 27 
3/ (2X – 3) (2X + 3) 
C/ X3 – 8 
4/ (X – 2 ) ( X2 + 2X + 4 ) 
D/ 8X3 – 36 X2 + 54X – 27
5/ (3 – 2X ) 2
E/ X2 + 2X + 1
6/ – ( X+ 3) ( X2 – 6X + 9) 
F/ 4X2 – 9
Câu 2 : Đa thức 5x3 + 10x2y + 5xy2được phân tích thành nhân tử là : 
5( x3 + 2x2y + xy2 ) 
x ( 5x2 + 10xy + 5y2 )
5x ( x2 + 2xy + y2)
5x ( x + y ) 2 
Câu 3 : Đa thức x4y – 3x3y2 + 3x2y3 – xy4 phân tích thành nhân tử là 
( x+ y ) ( x3 – y3)	
b) ( x – y) ( x – y )3
( x – y )3xy 	
d) ( x – y )3(x + y) 
Câu 4 : Đa thức x4 – y4 được phân tích thành nhân tử là :
( x2 – y2 )2 	
 ( x– y) ( x + y ) ( x2 – y2 ) 
( x– y) ( x + y ) ( x2 + y2 ) 	
( x– y) ( x + y ) ( x– y)2 
Câu 5 : Cho ( x – 1)2 –( x– 1 ) = 0 . Giá trị của x là : 
	a) 0	b) (–1) 	
c) 1 hoặc 2 	d) 0 hoặc 1
Câu 6 : Hãy điền vào chỗ trống các biểu thức thích hợp để được một hằng đẳng thức 
( 3x – 2 )2 = __________________________________
(4x – 3) ( 4x + 3 ) = _____________________________
16x2 + 24 x + 9 = ______________________________
( 2x – 1 ) ( 4x2 + 2x + 1) = __________________________
Câu 7 : Đơn thức (– 8x3y2z3t2) chia hết cho đơn thức nào ?
	a) (–2x3y2z3t2)	b) (–9x3yz2t3) 	
c) 4x4y2zt	d)2x3y3z3t3
Câu 8 : Biểu thức thích hợp điền vào chỗ trống ( ) : (x–3)( ) = x3 – 27 là : 
	a) x2 + 3 	b) x2 –3x + 9 	
c) x2 + 6x +9	d) x2 +3x + 9 
Câu 9: Giá trị của biểu thức (–5x3y2) : 10x2y 
tại x = 100 ; là : 
	a) (–5) 	b) 5 	c) 	d) 
Câu 10 : Kết quả của phép tính : 20052 – 20042 là : 
	a) 1	b) 2004	c) 2005	d) 4009
Câu 11: Điền chữ Đ( nếu đúng ) chữ S( nếu sai) vào ô vuông : 
	a) (a– b) (b –a) = (a–b)2 	c
b) –x2 + 6x – 9 = –(x–32 	c
c) –16x + 32 = –16(x+2)	c
d) –(x–5)2 = (5–x)2	c
Câu 12: Viết tất cả các hằng đẳng thức đáng nhớ đã học :
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
ĐỀ TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG II ĐẠI SỐ VIII
1/ Các đẳng thức nào sau đây là đúng
A. 
 B. 
 C. 	
 D. 
2/ P là đa thức nào để có 
P = x2+5x–2	
 P = 
P = 	
 P = 
3/ Đa thức P trong đẳng thức là :
A. P = B. P = 
C. D 
4/ Đa thức Q trong đẳng thức là
A. Q = x+y B. Q = 5
C. Q = D. 
5/ Đa thức Q trong đẳng thức là
A. Q = B. Q = 
C. Q = D. 
6/ Hai phân thức và đựơc biến đổi thành cặp phân thức có cùng mẫu thức là
 A . và 
B. và 
 C. và 
D. và 
7/ Hai phân thức và
 đựơc biến đổi thành cặp phân thức có cùng mẫu thức là :
A. và	
 B. và
 C. và
 D. và
8/. Phân thức rút gọn của phân thức là
A. B. 
 C. D. 
9/ Phân thức rút gọn của phân thức là :
 A. B. 
 C. D. 
10/ Rút gọn phân thức E = ta được :
 A. E = B. E = 	 
 C. E = D. A , B , C đều sai
11/ Rút gọn phân thức E = ta được :
A. E = B. E = 1
 C. E = D. E = 
12/ Đa thức là mẫu thức chung của hai phân thức nào :
A. và 	
 B. và 
C. và 	
D. và 
13/ Mẫu thức chung của các phân thức : 
 ; là :
	A. 	B. x3-1
	C. x3 + 1	 D. 1 – x3 
14/ : Điền vào chỗ trống ( ) các biểu thức trong các câu sau để được
hai biểu thức bằng nhau ( 2đ)
	a) 	 b) 
15/: Phân thức rút gọn của phân thức là : 
	a) 	b) 2	c) d)Một kết quả khác 
16/: Mẫu thức chung của phân thức và là : 
	a) (x+2 ) ( x – 2) 	b) x2 – 4 	d) Cả hai kết quả trên 
17/ Tổng hai phân thức : và là 
a/ 	b/ 	
c/ 	d/ 
18/Hai phân thức sau là hai phân thức đối nhau đúng hay sai .
Đánh dấu “x” vào ô thích hợp 
 Phân thức 
Đúng 
Sai 
Nhận xét 
1/ 
2/ 
3/ 
4/ 
19/ Điền vào chỗ trống (..) các phân thức thích hợp 
Phân thức nghịch đảo của phân thức ( với ) là 
Phân thức nghịch đảo của x( với x¹0) là 
20/ Câu nào đúng câu nào sai điền vào ô vuông chữ Đ hoặc S 
Số 0 và số 1 là những phân thức đại số c
Hai phân thức được gọi là đối nhau khi tích của chúng bằng 1 c
Nếu đổi dấu tử hoặc mẫu của một phân thức đại số thì ta được một 
phân thức bằng phân thức đã cho c
Với x¹ 0 thì giá trị của phân thức được xác định 
21/ Giá trị nào của x thì giá trị của phân thức sau được xác định 
a) x¹ ±1	b) x ¹ 	c) x ¹ 0 	d) x ¹ –1 và x ¹ 0
22/ Câu nào đúng câu nào sai điền vào ô vuông chữ Đ hoặc S 
a) c	
b) là hai phân thức đối nhau c	
c)Phân thức nghịch đảo của phân thức là ( với x¹2) c	
d) Giá trị của x để giá trị của phân thức xác định là x ¹0 c
II/ HÌNH HỌC 
ÔN TẬP CHƯƠNG I HÌNH HỌC 8
1/ Các số đo nào là số đo chỉ bốn góc của tứ giác 
a) 800 ; 900 ;1100;900	b)1200;1000 ;600;800
c) 750;750;400;1400	d) 600;700;800;900
2/ Bốn góc của một tứ giác có thể là : 
a) Cả bốn góc đều nhọn 	b) Cả bốn góc đều tù 
c) Cả bốn góc đều vuông 	d) Hai góc nhọn , hai góc tù 
3/ Hãy điền chữ Đ( nếu đúng ) ; chữ S (nếu sai) vào ô c
Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành c
Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình bình hành c
Hình thang có hia cạnh bên bằng nhau là hình bình hành c
Hình thang có hai góc ở đáy bằng nhau là hình bình hành c
4/ Hãy điền chữ Đ( nếu đúng ) ; chữ S (nếu sai) vào ô c
Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó c
Trọng tâm của tam giác là tâm đối xứng của tam giác đó c
Hai tứ giác đối xứng với nhau qua một điểm có chu vi bằng nhau c
Trung điểm của đoạn thẳng là tâm đối xứng của đoạn thẳng đóc
5/ Điền vào chỗ trống ( ) để được một câu trả lời đúng 
Các điểm cách đầu hai đầu đoạn thẳng AB có định thì nằm trên đường .
Các điểm cách đều điểm A cố định một khoảng k không đổi thì nằm trên đường 
Các điểm nằm trong góc xOy và cách đều hai cạnh của góc đó thì nằm trên đường 
Các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng không đổi h thì nằm trên 
6/ Hãy điền chữ Đ( nếu đúng ) ; chữ S (nếu sai) vào ô c
Hình thoi có một góc vuông là hình vuông c
Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường và hai đường chéo bằng nhau là hình vuôngc
Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuôngc
Tứ giác hai đường chéo vuông góc với nhau và mỗi đường chéo là phân giác một góc là hình vuông c
7/ Hình vuông có đường chéo là (cm) thì độ dài cạnh là 
a) 2cm	b) 1cm	c) cm	d)2cm 
8/ Điền vào chỗ trống( )
Tổng các góc của một tứ giác là ..
Tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau là ..
Đường trung bình của hình thang thì ..
Hình chữ nhật có hai đường chéo .. là hình vuông 
9/Hãy điền chữ Đ( nếu đúng ) ; chữ S (nếu sai) vào ô c
a) Hình bình hành là hình thang cân 	c
	b) Hình bình hành không phải là hình thang cân c
	c) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân c
10/: Một hình thang có đáy lớn là 3cm , đáy nhỏ ngắn hơn đáy lớn 0,2cm . Độ dài đường trung bình của hình thang là : 
	a) 2,8cm 	b) 2,7 cm 	
c) 2,9 cm 	d) Cả a, b, c đều sai 
11/Chọn câu sai :
Hình bình hành có tâm đối xứng là giao điểm hai đường chéo 
Hình thang cân có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo 
Hình tròn có tâm đối xứng chính là tâm của nó 	
12/Hai góc đáy của hình thang là 600 và 700, hai góc còn lại là:
a. 1000 và 1300	b. 1200 và 1100	
c. 900 và 1400	d. 1100 và 1000
13/ Hình thang có đáy lớn 3cm, đáy nhỏ ngắn hơn đáy lớn là: 0,4cm. Độ dài trường trung bình là:
a. 2,8cm	b. 2,7 cm	
c. 2,9 cm	d. Cả ba đều sai 
ÔN TẬP CHƯƠNG II HÌNH HỌC 8
1/ Tổng các góc trong của đa giác n cạnh là : 
 a/ n.1800 	 b/ (n–2).1800 	 
 c/ (n+2).1800 	 d/ (n–4).1800
2/ Số đo mỗi góc của đa giác đều n cạnh là :
 a/	b/ 
 c/	 d/	
3/ Cho đa giác đều có tổng các góc trong là 14400 . Số cạnh của đa giác này là :
 a/ 10 b/ 9 c/ 8 d/ một kết quả khác 
4/ Ghép để được công thức tính diện tích đúng
1
Hình chử nhật
A
S = a.h
1
2
Hình vuông
B
S = a.b
2
3
Tam giác vuông
C
S = 
3
4
Tam giác
D
S =
4
5
Hình thang
E
S = 
5
6
Hình bình hành
F
S = a2
6
7
Hình thoi
G
S = 
7
 Chú ý : ô trống để điền A , B , C .. cho phù hợp
5/ Hình thoi có độ dài hai đường chéo là 20cm và 30cm có diện tích là : 
a/ 100cm2 b/ 150cm2 c/ 160cm2 d/ 300cm2
6/ Cho hình thang cânXBCD hai đáy AB = 5cm , CD = 20cm độ dài cạnh bên là 13cm 
diện tích hình thang này là : 
 a/ 65cm b/ 75cm c/ 85cm d/ 95cm
7/ Một tam giác vuông có độ dài cạnh huyền là 20cm Hai canh góc vuông 
 tỉ lệ với 3 ; 4 diện tích tam giác vuông là : 
 a/ 48cm2 b/ 96cm2	 c/ 192cm2 d/ 384cm2
8/ để lát một căn phòng có nền hình chử nhật có kích thước 3m , 6m cần bao nhiêu viên gạch hình vuông có cạnh là 30 cm 
 a/ 200 viên b/ 300 viên c/ 400 viên d/ 600 viên
9/ Một hình thoi có độ dài một cạnh là 10cm và độ dài một đường chéo là 16cm
diện tích hình thoi là :
 a/ 64cm2 b/ 96cm2 c/ 24cm2 d/ 128cm2
10/ Một tam giác vuông có độ dài cạnh huyền là 40cm độ dài một cạnh góc vuông là 24cm Diện tích tam giác vuông là : 
 a/ 768cm2 b/ 192cm2 c/ 960cm2 d/ 384cm2
11/ Diện tích của tam giác thay đổi như thế nào nếu chiều dài tăng 3 lần và chiều rộng giảm 3 lần 
a/ Diện tích không thay đổi 	b/ diện tích tăng 3 lần 
c/ diện tích giảm 3 lần 	d/ cả a, b, c đều sai 
12/ Cho hình thoi có hai đường chéo là 8 cm và 12 cm . Một hình chữ nhật có các đỉnh là trung điểm của các cạnh hình thoi , diện tích HCN này là : 
a/10cm2 	 b/ 20cm2 c/ 24cm2 	d/ Một kết quả khác 
13/ Cho DABC biết diện tích của tam giác là 20cm2 và cạnh BC =8cm . TÍnh đường cao thuộc cạnh BC của tam giác .
 Chọn kết quả đúng :cm	
a/ cm 	b/ 5cm 	c/ 	d/ Một kết quả khác 
14/Cho DABC và trung tuyến AM . Kết quả nào là sai 
	a/ Diện tích DABC bằng diện tíchDAMC
	b/ Diện tích DAMB bằng diện tích DABC 
	c/ Diện tích DABC bằng diện tích DABM + diện tích DAMC 
	d/ Cả a,b,c đều sai 
@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
Trên đây chỉ là một số ít đề trắc nghiệm do nhóm các thầy cô giảng dạy bộ môn toán của trườn

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_thi_hoc_ki_i_toan_lop_8_nam_hoc_2005_2006.doc