Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Địa lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu

Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Địa lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu

Câu I (6.0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

 1. So sánh sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam.

 2. Phân tích biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa qua các thành phần tự nhiên: thổ nhưỡng, sinh vật của nước ta.

Câu II (4.5 điểm):

 1. Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm

Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng 1 (0 C) Nhiệt độ trung bình tháng 7(0 C) Nhiệt độ trung bình năm (0 C)

Hà Nội 16.4 28.9 23.5

Huế 19.7 29.4 25.1

TP Hồ Chí Minh 25.8 27.1 27.1

 Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam.

 2. Chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa khí hậu vùng biển và đất liền nước ta.

 

doc 4 trang thuongle 4650
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Địa lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 8
NĂM HỌC 2018- 2019
Môn: Địa lý ( Thời gian làm bài: 120 phút)
...................................................................
Câu I (6.0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
	1. So sánh sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam.
	2. Phân tích biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa qua các thành phần tự nhiên: thổ nhưỡng, sinh vật của nước ta.
Câu II (4.5 điểm):
	1. Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm 
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình tháng 1 (0 C)
Nhiệt độ trung bình tháng 7(0 C)
Nhiệt độ trung bình năm (0 C)
Hà Nội
16.4
28.9
23.5
Huế
19.7
29.4
25.1
TP Hồ Chí Minh
25.8
27.1
27.1
	Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam.
	2. Chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa khí hậu vùng biển và đất liền nước ta.
Câu III (5.0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy trình bày:
1. Đặc điểm sông ngòi các vùng ở Việt Nam.
	2. Nêu các biện pháp phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long.
Câu IV (4.5 điểm): Cho bảng số liệu: Hiện trạng rừng Việt Nam qua các năm
Năm
Tổng diện tích rừng (triệu ha)
Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha)
Diện tích rừng trồng (triệu ha)
Độ che phủ
(%)
1943
14.3
14.3
-
43.8
1985
9.8
9.3
0.5
30
2005
12.7
10.2
2.5
36.7
2017
14.4
10.2
4.2
43.6
a. Vẽ biểu đồ ( cột và đường) thể hiện tình hình biến động rừng nước ta qua thời gian trên. 
b. Nhận xét sự biến động về diện tích và độ che phủ rừng của nước ta qua các năm trên và giải thích. 
.......................................................Hết.............................................................
Lưu ý học sinh được sử dụng Atlat trong quá trình làm bài.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÝ 8 
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
1
Sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam:
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam
Phạm vi
Từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
Từ phía nam dãy Bạch Mã đến khoảng vĩ tuyến 110 B
Đặc điểm
Về độ cao
Thấp hơn, địa hình núi trung bình trên dưới 100m
Cao hơn, đứng thứ 2 sau vùng núi Tây Bắc
Về hướng
Hướng Tây bắc-đông nam.
Chủ yếu là hướng vòng cung
Cấu trúc
Gồm 3 dãy núi chính chạy song song và so le nhau hướng tây bắc –đông nam( Trường Sơn Bắc, dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã).
Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan và các bán bình nguyên xen đồi. Phía đông là khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. Phía tây là các cao nguyên ba dan với độ cao không giống nhau và các bán bình nguyên xem đồi.
0.5
0.5
0.5
1.0
2
 Phân tích biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa qua các thành phần tự nhiên: thổ nhưỡng, sinh vật của nước ta.
* Thổ nhưỡng: Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta, đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm:
- Trong điều kiện nhiệt ẩm cao quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh nên tạo một lớp đất dày.
- Mưa nhiều, rửa trôi các chất ba zơ dễ hóa tan ( Ca2+, Mg2+, K+) làm cho đất chua.
-Đồng thời có sự tích tụ oxit sắt, nhôm nên đất có màu đỏ vàng, vì thế gọi là đất feralit đỏ vàng.
- Quá trình feralit diễn ra mạnh nhất ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ nên đây là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. 
2.0
* Sinh vật:
- Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit
- Hệ sinh thái rừng đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm nước ta là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rông thường xanh.
-Trong giới sinh vật các loài nhiệt đới chiếm ưu thế ( thực vật họ đậu, đau tằm, chim thú nhiệt đới, ếch nhái, côn trùng...)
1.5
II
1
* Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam.
- Nhiệt độ trung bình năm nước ta cao và tăng dần từ Bắc vào Nam( DC).
-> Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến và trải dài trên nhiều vĩ độ, nên càng vào nam càng gần xích đạo nên nhận được lượng bức xạ lớn do góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn hơn.
1.0
- Nhiệt độ trung bình tháng 1 của các địa điểm có sự chênh lẹch rõ rệt, chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam ( DC)
-> Vì ở miền bắc ( từ dãy Bạch Mã trở ra) chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ hạ thấp (DC).
1.0
Nhiệt độ trung bình tháng 7 cũng có thay đổi từ Bắc vào Nam, nhưng rất ít, trung bình đều trên 250 C
-> Do trên cả nước đều chịu tác động của gió mùa tây nam nóng ẩm, riêng phía nam( TP Hồ Chí Minh) nhiệt độ thấp hơn các nơi khác do tháng 7 có mưa lớn.
1.0
2
 Những điểm khác nhau cơ bản giữa khí hậu vùng biển và đất liền nước ta
-Chế độ gió: gió trên biển mạnh hơn trên đất liền,tốc độ gió trung bình từ 5-6 m/s, cực đại đạt tới 50m/s.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ TB năm của nước biển tầng mặt trên 230 C,
ở biển mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn trên đất liền, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển ít hơn trên đất liền.
0.5
0.5
0.5
III
1
Đặc điểm sông ngòi các vùng ở Việt Nam.
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 9 hệ thống sông lớn chia làm 3 miền sông ngòi
0.5
- Sông ngòi Bắc Bộ
+ Gồm các hệ thống sông chính đó là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang- Kỳ Cùng
+ Chế độ nước thất thường: mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, đỉnh lũ tháng 8. Lũ lên nhanh, kéo dài.
Hệ thống sông dạng nan quạt, nhiều phù sa
1.0
- Sông ngòi Trung Bộ
+ Gồm nhiều sông nhỏ, ngắn, dốc. Các hệ thống sông lớn như sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba.
+ Chế độ nước: mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12, đỉnh lũ tháng 11. Lũ lên nhanh, đột ngột, rút nhanh
1.0
- Sông ngòi Nam Bộ
+Gồm hai hệ thống sông lớn là sông Cửu Long và sông Đồng Nai.
+ Chế độ nước khá điều hòa và chịu ảnh hưởng của thủy triều, mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, đỉnh lũ tháng 10.
1.0
2
Các biện pháp phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Đắp đê bao ngăn lũ, xây dựng các công trình thủy lợi thoát lũ.
- Nạo vét kênh, xây dựng các công trình thủy lợi thoát lũ ra biển tây.. - Chủ động sống chung với lũ bằng cách xây dựng nhà nổi, xây dựng làng ở vùng đất cao, sơ tán dân cư, chuẩn bị lương thực, thuốc men khi lũ về.
- Đẩy mạnh chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Công về vấn đề môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái ngập mặn...
1.5
IV
1
Vẽ biểu đồ cột chồng và đường : đảm bảo các yêu cầu( thiếu hoặc sai sót nhỏ trừ 0.25 điểm)
2.0
2
Nhận xét và giải thích
Nhận xét và giải thích
* Từ 1943 đến 2017 diện tích rừng, độ che phủ rừng còn nhiều biến động: 
- Từ 1943 đến 1985 Tổng diện tích rừng , rừng tự nhiên và độ che phủ có xu hướng giảm giảm mạnh ( DC)
- Từ 1985 đến 2017 diện tích rừng, độ che phủ có xu hướng tăng, nhưng riêng rừng tự nhiên và độ che phủ vẫn thấp hơn năm 1943..
- Diện tích rừng trồng có xu hướng tăng và tăng liên tục ( DC).
* Giải thích:
- Diện tích rừng giảm do khai thác chưa hợp lý, chiến tranh, nạn du canh, du cư và cháy rừng kéo dài
- Thời gian sau diện tích rừng tăng lên nhờ kết quả của chính sách bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, chính sách định canh, định cư của nước ta. Vì vậy độ che phủ tăng.
- Mặc dù diện tích rừng tăng trở lại nhưng chất lượng rừng giảm mạnh vì chủ yếu là rừng mọc lại.
Lưu ý các ý có dẫn chứng nhưng HS không đưa vào thì chỉ cho ½ số điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_dia_li_lop_8_nam_hoc_2018_20.doc