Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu

Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu

Câu 2(6,0 điểm): Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau:

“ Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”

 (Trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”)

Câu 3 (10,0 điểm):

Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.

Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A- mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó.

 

docx 4 trang thuongle 3450
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 7
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn – (Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1(4.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Tấm lòng son lênh đênh không bến bờ
“Bảy nổi ba chìm” giữa cuộc đời thừa thiếu
Rong ruổi nước non khát khao neo đậu
Phép nhiệm màu nào định đoạt được tình yêu ?”
 (Trích “Tìm tên văn bản viết về người phụ nữ” – Nguyễn Thị Ngọc(1), 
 Văn học và Tuổi trẻ, tháng 3 năm 2018, số 401)
a. Những câu thơ trên nói về tác phẩm nào? của ai? (1,0 điểm)
b. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)
c. Xác định từ láy có trong đoạn thơ? (0,5 điểm)
d. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ? giải thích thành ngữ ấy? (1,0 điểm)
e. Đoạn thơ thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với người phụ nữ? (1,0 điểm)
Câu 2(6,0 điểm): Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau:
“ Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
 (Trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”)
Câu 3 (10,0 điểm):
Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.
Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A- mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó.
((1) Nguyễn Thị Ngọc – Chuyên viên Phòng GD&ĐT Diễn Châu, tác giả của nhiều bài thơ, văn trên “ Văn học và Tuổi trẻ” – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo.)
-----------------------------------------Hết---------------------------------------
Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: .SBD 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 7
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn – (Thời gian làm bài 120 phút)
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. Yêu cầu chung
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kỹ năng làm văn tốt; bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tromg sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp,..,
2. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; phát hiện, cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm. Chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong Hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
3. Tổng điển của toàn bài là 20,0 điểm, cho điểm lẻ đến 0,25. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc, thống nhất định ra các thang điểm chi tiết.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1(4,0 điểm):
a. Những câu thơ trên nói về tác phẩm: “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương (1,0 điểm)
b. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm (0,5 điểm)
c. Xác định từ láy có trong đoạn thơ: lênh đênh, rong ruổi (0,5 điểm)
d. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ: “Bảy nổi ba chìm” (0,25 điểm)
- Giải thích thành ngữ: “Bảy nổi ba chìm” (0,75 điểm)
 “Bảy nổi ba chìm” là thành ngữ chỉ cuộc đời con người gian nan, lận đận, vất vả, gian truân, lúc lên lúc xuống, khi sướng khi khổ, và những điều này đan xen nhau một cách triền miên, dai dẳng, ý nói con người đó phiêu dạt, vất vả long đong.
Cũng giống như hình ảnh một vật, hoặc một đám bèo bập bềnh trôi nổi trên mặt nước, không cố định, chìm lổi lênh đênh.
e. Đoạn thơ thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với người phụ nữ (1,0 điểm)
Đoạn thơ thể hiện lòng yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp, phẩm chất trong sáng, sắt son, của người phụ nữ và sự đồng cảm, xót thương cho số phận chìm nổi của họ.
Câu 2(6,0 điểm):
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Viết được bài văn nghị luận có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo bố cục ba phần. Ngôn ngữ chính xác, thuyết phục, làm sáng tỏ luận điểm; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp (1,0 điểm)
b. Yêu cầu về kiến thức:
 Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, sau đây là một số gợi ý mang tính chất định hướng:
- Giải thích khái niệm đề bài (1,0 điểm)
+ Giống tố: chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xẩy ra dữ dội
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, thử thách, gian nan, 
- Giải thích, chứng minh vấn đề: (2,0 điểm)
Có thể triển khai các ý: 
+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường rèn luyện con người
- Khẳng định, bàn bạc mở rộng vấn đề (2,0 điểm)
+ Câu nói trên là tiếng nói của một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng
+ Câu nói trên thể hiện một quan điểm nhân sinh tích cực: Sống khống sợ gian nan, thử thách; phải có nghị lực và bản lĩnh.
 	+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong cuộc sống cũng như trong học tập bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải là con đường bằng phẳng mà đầy chông gai; mỗi lần vấp ngã không được chán nản, bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. 
Câu 3 (10,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng (1,0 điểm)
	- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
	- Biết vận dụng kĩ năng biểu cảm kết hợp với một số yếu tố khác như: tự sự, nghị luận. 
	- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b. Yêu cầu về kiến thức(9,0 điểm)
 Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn biểu cảm kết hợp với các yếu tố tự sự, nghị luận, học sinh trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung những dòng thư của bố gửi cho En-ri-cô.
	Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Đóng vai En-ri-cô giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bức thư và tâm trạng khi đọc được những dòng thư đó. (2,0 điểm)
- Nhập vai En-ri-cô để trình bày những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh từ những dòng thư đó: (5,0 điểm)
+ “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố.
+ Nhận thức được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
+ Hiểu được tấm lòng của người bố.
+ Thấy được lỗi lầm của mình khi “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.
+ Suy nghĩ về việc khắc phục lỗi lầm.
- Nêu ấn tượng và điều cảm nhận được từ những dòng thư của bố (2,0 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_2.docx